OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật


Sinh sản ở sinh vật có hai dạng là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Ở bài 39 các em đã được tìm hiểu về sinh sản vô tính nội dung bài giảng của Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu các kiến thức về sinh sản hữu tính như: Thế nào là sinh sản hữu tính? Sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật có sự khác nhau như thế nào? Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm sinh sản hữu tính

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. 

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản điển hình ở thực vật có hoa và nhiều nhóm động vật. 

- Một số thực vật sinh sản hữu tính

- Một số động vật sinh sản hữu tính

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

1.2. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

a. Cơ quan sinh sản

- Ở thực vật có hoa, hoa là cơ quan sinh sản, bộ phận sinh sản của hoa là nhị và nhuỵ. Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn chứa hạt phấn (mang giao tử đực). Nhuỵ hoa gồm đầu nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu nhuỵ; bầu nhuỵ chứa noãn mang giao tử cái. 

- Hoa có cả nhị và nhuỵ được gọi là hoa lưỡng tính, ví dụ: hoa li, hoa hồng, hoa đào,... Hoa chỉ mang nhị hoặc nhuỵ được gọi là hoa đơn tính, ví dụ: hoa mướp, hoa bí, hoa dưa chuột, hoa liễu, hoa dưa hấu,... Ngoài ra, hoa còn có nhiều bộ phận khác.

Sơ đồ cấu tạo của hoa

b. Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật

Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt.

- Tạo giao tử: Các giao tử đực hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhuỵ.

- Thụ phấn: Là quá trình di chuyển của hạt phấn đến đầu nhuỵ. Hiện tượng thụ phấn xảy ra nhờ gió, côn trùng hoặc tác động của con người.

- Thụ tinh: Hạt phấn sau khi đến đầu nhuỵ, nảy mầm thành ống phấn chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhuỵ vào bầu nhuỵ. Tại đây, giao tử đực tham gia quá trình thụ tinh với noãn cầu (giao tử cái) tạo thành hợp tử. Thực chất của thụ tinh là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái. 

- Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành. Mỗi noãn được thụ tình tạo thành một hạt. Bầu nhuỵ sinh trưởng dày lên, phát triển thành quả chứa hạt. Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.

Hình 40.3. Sơ đồ quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

Hoa là cơ quan sinh sản ở thực vật, gồm hai loại là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Sinh sản hữu tính ở thực vật bao gồm quá trình tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh, tạo hạt và quả.

1.3. Sinh sản hữu tính ở động vật 

Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau: hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thành cơ thể mới. 

- Hình thành giao tử: Tế bào trứng (giao tử cái) được hình thành và phát triển trong cơ quan sinh dục cái, tinh trùng (giao tử đực) được hình thành trong cơ quan sinh dục đực. 

- Thụ tinh: Là sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử. Ở một số động vật, quá trình thụ tinh diễn ra ở bên ngoài cơ thể cá thể cái, ví dụ như cá chép, ếch,... Ngược lại, nhiều loài khác có quá trình thụ tinh xảy ra trong cơ quan sinh dục của con cái như các loài thuộc lớp Chim, Thú (trong đó có con người).

- Phát triển phôi: Hợp tử phân chia, phát triển thành phôi. Phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ (đối với loài đẻ trứng) hoặc bên trong cơ thể mẹ (đối với loài đẻ con).

Hình 40.4. Sơ đồ sinh sản hữu tính ở một số loài động vật

Sinh sản hữu tính ở động vật bao gồm quá trình tạo trứng và tinh trùng, thụ tinh và phát triển phôi hình thành cơ thể mới. Ở động vật có hình thức thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, có loài đẻ trứng và loài đẻ con.

1.4. Vai trò và ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Sinh sản hữu tính tạo ra cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của loài trước môi trường sống luôn thay đổi.

- Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể con với nhiều đặc điểm khác nhau, đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho con giống. Con người đã tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới nhờ lai hữu tính.

- Trong chăn nuôi và trồng trọt, con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo ra thế hệ con mang đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người. Tiến hành lai giữa các cá thể mang đặc điểm tốt rồi chọn lọc ở thế hệ con để chọn ra những cá thể mang đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người. 

- Ví dụ, tiến hành cho hoa đực (bông cờ) của cây ngô tím có hạt ngọt, bắp to thụ phấn với hoa cái của cây ngô nếp ta hạt dẻo, màu trắng sẽ thu được các bắp ngô tím hạt dẻo, bắp to. 

Ngô nếp tím được tạo ra từ lai hữu tính

- Sự kết hợp giữa giống lợn thuần chủng Đại Bạch và giống lợn Ỉ Việt Nam trong sinh sản hữu tính đã tạo ra giống lợn lai Ỉ - Đại Bạch lớn nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tỉ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế. 

Lợn siêu thịt, lớn nhanh được tạo ra từ lai hữu tính

Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của sinh vật trước môi trường sống thay đổi. Sinh sản hữu tính cung cấp nguyên liệu cho chọn giống, con người đã ứng dụng để tạo giống mới hay cải tạo giống cũ trong trồng trọt và chăn nuôi.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?

Hướng dẫn giải:

- Điểm giống nhau:

+ Cá thể mới sẽ được tạo ra nhờ quá trình hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội (n) đực và giao tử đơn bội cái nhằm tạo ra một hợp tử lưỡng bội.

+ Trải qua 3 giai đoạn chính: hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi thai

+ Ngoài ra, sinh sản hữu tính ở cả động vật và thực vật đều có sự tổ hợp các vật chất di truyền

- Điểm khác nhau: Khi tìm hiểu sinh sản hữu tính là gì, các bạn sẽ nhận thấy điểm khác nhau rõ rệt giữa sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật qua những yếu tố sau:

+ Ở quá trình thụ tinh: Sinh sản hữu tính ở tế bào thực vật luôn luôn có quá trình thụ tinh kép còn ở động vật thì hầu như không có

+ Ở quá trình tạo giao tử

+ Ở quá trình hình thành và phát triển của hợp tử

Bài tập 2: Ý nghĩa và vai trò của sinh sản hữu tính là gì?

Hướng dẫn giải:

+ Sinh sản hữu tính giúp đảm bảo cho số lượng loài được sinh sản liên tục.

+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau khi môi trường sống luôn biến đổi.

+ Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.

+ Bên cạnh đó thì sinh sản hữu tính cũng giúp duy trì giống tốt cho loài.

Bài tập 3: Sinh sản hữu tính là gì?

Hướng dẫn giải:

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. 

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản điển hình ở thực vật có hoa và nhiều nhóm động vật. 

- Ví dụ: Cây ngô, cây lúa, con chó, con mèo, ...

ADMICRO

Luyện tập Bài 40 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật.

- Phân biệt được sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

- Mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính, phân biệt hoá đơn tính và hoa lưỡng tính.

- Mô tả được thụ phấn, thụ tinh và lớn lên của quả.

- Mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở động vật đẻ trứng và đẻ con).

- Nêu được vai trò và ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 40 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 40 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 40 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 40 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 164 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi trang 164 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi trang 166 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 40.1 trang 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 40.2 trang 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 40.3 trang 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 40.4 trang 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 40.5 trang 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 40.6 trang 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 40.7 trang 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 40.8 trang 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 40.9 trang 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 40 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF