OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật


Một trong những đặc điểm để phân biệt vật sống và không sống là quá trình sinh sản tạo thế hệ sau. Cùng HỌC247 tìm hiểu các kiến thức về sinh sản của sinh vật qua nội dung bài giảng của Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức. Nội dung bài giảng còn giúp các em tìm hiểu về quá trình sinh sản vô tính ở sinh vật. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sinh sản là gì?

- Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống. 

Sinh sản ở một số sinh vật

- Có 2 hình thức sinh sản ở sinh vật

+ Sinh sản vô tính

+ Sinh sản hữu tính

Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

1.2. Sinh sản vô tính

a. Khái niệm

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ. 

- Các vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, một số động vật và nhiều loài thực vật có hình thức sinh sản này.

b. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

- Thực vật có hai hình thức sinh sản vô tính là sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ (như rễ, thân, lá).

Sinh sản sinh dưỡng ở một số loài thực vật

c. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

* Nảy chồi

Nảy chồi là hình thức sinh sản trong đó "chồi" được mọc từ cơ thể mẹ, lớn dần và tách ra khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể mới hoặc vẫn dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn gồm nhiều cá thể.

Cơ thể con mọc chồi tách ra khỏi cơ thể mẹ ở thuỷ tức Cơ thể con mọc chồi không tách ra khỏi cơ thể mẹ ở san hô

* Phân mảnh 

Là hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng việt của cơ thể mẹ phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh.

Sinh sản bằng cách phân mảnh ở sao biển

* Trinh sản (trinh sinh)

- Trinh sản là hình thức sinh sản trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới. Hình thức sinh sản này gặp ở rệp cây, ong, kiến và một số thằn lằn.

- Ví dụ: Ở loài ong mật, loài ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực, trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành ong chúa và ong thợ

d. Vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính 

- Sinh sản vô tính có nhiều đóng góp trong đời sống và sản xuất của con người:

+ Duy trì được những tính trạng tốt ở sinh vật phục vụ cho con người

+ Tạo giống cây sạch bệnh

+ Khôi phục các giống cây quý hiếm đa dạng có nguy cơ tuyệt chủng hay bị thoái hoá

+ Nhân nhanh giống cây trồng, giúp hạ thấp giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế

Dưới đây là những ứng dụng của hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người tiến hành

- Giâm cành

+ Giâm cành là phương pháp cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm hoặc giá thể cho cành đó ra rễ và phát triển thành cây mới. 

Quy trình giâm cành

+ Giâm cành thường được áp dụng để nhân giống đối với một số cây như sắn, mía, các cây hoa (hoa hồng, hoa cúc,...) và cây ăn quả (dâu tằm, chanh,...)

- Chiết cành

+ Chiết cành là phương pháp làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi cắt đoạn cành mang rễ đó đem trồng thành cây mới. 

Quy trình chiết cành

+ Chiết cành thường được tiến hành để nhân giống các loài cây ăn quả lâu năm như hồng xiêm, cam,... Chiết cành và giâm cành giúp rút nhắn thời gian sinh trưởng của cây con, nhanh cho thu hoạch. 

- Ghép cây

+ Ghép cây là phương pháp dùng bộ phận sinh dưỡng của một cây như mắt, chồi hoặc cành rồi gắn vào cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển thành cây mang cành của các cây khác nhau (cùng loài hoặc khác loài).

+ Phương pháp này có thể kết hợp được những ưu điểm của cành/ mắt ghép và gốc ghép theo mong muốn của con người. Có thể sử dụng phương pháp ghép để ghép các cây khác nhau nhưng cùng loài như mít với mít, bơ với bơ, xoài với xoài hoặc đối với các cây cùng giống như cam với bưởi, chanh với bưởi, hoa quỳnh với thanh long,...

Quy trình ghép mắt

Quy trình ghép cành

* Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

+ Đây là phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô từ các phần của cơ thể thực vật như củ, lá, ngọn, bao phấn,... trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, ở điều kiện vô trùng để tạo thành cây con. 

Quy trình nuôi cấy tế bào và mô thực vật

+ Nuôi cấy tế bào và mô thực vật là phương pháp nhân giống vô tính hiệu quả nhất, tạo ra số lượng lớn các cây con đồng đều, sạch bệnh, giữ được đặc tính tốt của cây mẹ và hiệu quả kinh tế cao. Ở nước ta, nhiều giống hoa, cây thuốc và cây gỗ quý hiếm như hoa phong lan, sâm ngọc linh, trầm hương,... vốn khó nhân giống bằng phương pháp thông thường, nay đã được nhân lên với số lượng lớn nhờ nuôi cấy tế bào.

+ Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi trang bị hiện đại trình độ kĩ thuật cao.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ. Sinh sản sinh dưỡng gồm các hình thức sinh sản bằng rễ, thân, lá. Sinh sản vô tính ở động vật gồm nảy chồi, phân mảnh và trinh sản.

- Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trọng sản xuất và đời sống. Ứng dụng sinh sản vô tính trong giâm cành, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy tế bào và mô giúp nhân nhanh các giống cây con, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nêu khái niệm của sinh sản? Sinh sản gồm những dạng nào?

Hướng dẫn giải:

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- Có 2 hình thức sinh sản ở sinh vật

+ Sinh sản vô tính

+ Sinh sản hữu tính

Bài tập 2: Tại sao khi ghép cành phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép?

Hướng dẫn giải:

Phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để mô dẫn (mạch gỗ và mạch rây) của cành ghép và gốc ghép dễ nối liền với nhau, đảm bảo thông suốt cho dòng nước, chất dinh dưỡng đi từ gốc ghép đến cành ghép một cách dễ dàng.

Bài tập 3: Sinh sản vô tính có những đóng góp gì trong đời sống và sản xuất của con người?

Hướng dẫn giải:

Sinh sản vô tính có nhiều đóng góp trong đời sống và sản xuất của con người:

+ Duy trì được những tính trạng tốt ở sinh vật phục vụ cho con người

+ Tạo giống cây sạch bệnh

+ Khôi phục các giống cây quý hiếm đa dạng có nguy cơ tuyệt chủng hay bị thoái hoá

+ Nhân nhanh giống cây trồng, giúp hạ thấp giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế

ADMICRO

Luyện tập Bài 39 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.

- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật.

- Phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Trình bày được vai trò và các ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 39 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 39 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài
    • B. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài
    • C. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài
    • D. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài
    • A. 2 loại
    • B. 3 loại
    • C. 4 loại
    • D. 5 loại
    • A. Hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái
    • B. Hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái
    • C. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái
    • D. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 39 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 39 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục II.1 trang 159 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục II.2 trang 159 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động mục II.3 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động mục II.4 trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động mục II.4 trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 39.1 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 39.2 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 39.3 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 39.4 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 39.5 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 39.6 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 39.7 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 39.8 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 39.9 trang 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 39 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF