OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn


Mời các em tham khảo nội dung bài giảng của Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức do ban biên tập HỌC247 biên soạn nhằm giúp các em tìm hiểu các kiến thức vận dụng hiện tượng cảm ứng của sinh vật trong thực tế qua các lĩnh cực như: học tập, đời sống, chăn nuôi, ....

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt

- Con người ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng chất dinh dưỡng,... ở các loài thực vật để có chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, làm giàn,... phù hợp với mỗi loài nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của con người.

- Ví dụ: Người ta làm trụ cho cây hồ tiêu dựa trên hiện tượng cảm ứng hướng tiếp xúc cho cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao.

Hình 34.1. Làm trụ bám cho cây hồ tiêu

- Người ta lợi dụng tập tính của các loài động vật gây hại cho cây trồng như bướm, bọ xít, châu chấu, chuột,... để tìm cách xua đuổi và tiêu diệt chúng, bảo vệ mùa màng.

Dùng bù nhìn đuổi chim hại cây trồng Dùng đèn bẫy côn trùng gây hại cây trồng

Hình 34.2. Một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt

1.2. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong chăn nuôi

- Dựa trên những hiểu biết về tập tính học được ở động vật, con người đã huấn luyện cho các vật nuôi trong nhà hình thành được những tập tính tốt như ăn, ngủ đúng giờ; đi vệ sinh đúng chỗ; nghe hiệu lệnh (tiếng kẻng, tiếng gọi, huýt sáo, tiếng vỗ tay,...).

- Ví dụ:

Vỗ tay gọi cá đến ăn

1.3. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập và đời sống

- Các thói quen tốt hay xấu ở người đều là những tập tính học được, được hình thành do lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình sống.

- Trong học tập, muốn nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài được lâu, cần thường xuyên ôn lại bài và làm bài tập nhiều lần. Tương tự, muốn hình thành những thói quen tốt như đi ngủ, thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật an toàn giao thông,... cần kiên trì lặp lại các hoạt động đó trong thời gian dài và tiếp tục duy trì sau đó. 

- Muốn loại bỏ những thói quen xấu như thức khuya, ngủ dậy muộn,... cần phải có quyết tâm từ bỏ chúng bằng cách thường xuyên thực hiện các việc làm và thói quen ngược lại.

Dừng xe khi đèn đỏ Tập thể dục buổi sáng

Hình 34.4. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong đời sống

Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật được con người ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt; xây dựng các thói quen tốt và nâng cao hiệu quả học tập cho con người.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dụng các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.

Hướng dẫn giải:

Để hình thành thói quen đọc sách, cần lặp đi lặp lại các bước sau:

- Bước 1: Chọn sách mình ưa thích.

- Bước 2: Chọn thời gian đọc phù hợp.

- Bước 3: Đọc hằng ngày vào thời gian đã chọn.

- Bước 4: Tự đánh giá thói quen đọc sách của cá nhân.

Bà tập 2: Khi nuôi gà, vịt nười nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy đến để ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Em hãy nêu cách thức hình thành tập tính trên cho vật nuôi.

Hướng dẫn giải:

Để hình thành tập tính nghe hiệu lệnh về ăn, người nuôi nên làm như sau:

- Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định (mỗi lần gọi bằng tiếng gọi giống nhau), khi vật nuôi đến thì cho ăn. Vào những ngày sau cũng gọi và cho ăn vào thời điểm đó và chỉ cho ăn sau khi gọi.

- Sau nhiều ngày được cho ăn chỉ khi được gọi bằng một âm thanh quen thuộc), vật nuôi sẽ có tập tính nghe tiếng gọi là chạy về ăn.

ADMICRO

Luyện tập Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn

- Trong học tập

- Chăn nuôi

- Trồng trọt

3.1. Trắc nghiệm Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 141 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục II trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục III trang 144 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 34.1 trang 78 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 34.2 trang 78 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 34.3 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 34.4 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 34.5 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF