OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật


Nội dung bài giảng của Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật chương trình Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều do ban biên tập HỌC247 biên soạn nhằm giúp các em tìm hiểu các kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng, điều khiển sinh sản ở sinh vật. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật

Các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…) và yếu tố bên trong (đặc điểm loài, hormone sinh sản) có ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.

a. Các yếu tố môi trường

Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả,… ở thực vật và tỉ lệ giới tính, mức sinh sản ở động vật.

Ví dụ:

+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc: hoa cúc không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.

+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của rùa con: Ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.

Hình 34.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh sản ở một số sinh vật

Ánh sáng

- Cường độ, thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật.

+ Ở thực vật, có loài ra hoa ở điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài (thanh long, nhãn,..), có loài  ra hoa ở điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn (hoa cúc, hoa đào,…).

+ Ở động vật, nếu tăng thời gian chiếu sáng thì gà có thể đẻ hai quả trứng một ngày, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.

Nước

- Nước và độ ẩm trong không khí ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.

+ Thiếu nước làm cho cây ra ít nụ, ít hoa hoặc không ra hoa như măng cụt, cà chua. Có loại cây lại ra hoa nhiều trong điều kiện khô cằn như hoa giấy,…

+ Nước trong môi trường ảnh hưởng đến sự phát tán quả, hạt, bào tử của nhiều loài cây như rêu, dương xỉ, đước,…

+ Ở sâu non ăn lá lúa, cùng mức nhiệt độ là 25oC thì nếu độ ẩm cao (90%) thì tỉ lệ đẻ trứng là 100%. Và độ ẩm càng xuống thấp thì tỉ lệ đẻ trứng càng giảm.

Chất dinh dưỡng

- Chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật.

+ Ở thực vật, chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự ra hoa, tỉ lệ hoa thụ phấn.

Ví dụ: thiếu lân cây ra hoa muộn (xoài, táo, cúc,…), thiếu đạm thì hoa nhỏ (hoa cúc, hoa hồng,…), bón nhiều đạm cây chậm ra hoa, hạt lép (lúa,…)

+ Ở động vật, thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình mang thai ở chó, lợn, trâu, bò,…; thiếu vitamin A, E,… giảm năng suất đẻ trứng ở gà,…

b. Yếu tố bên trong

- Đặc điểm của loài ảnh hưởng đến độ tuổi sinh sản, số lần sinh sản ở sinh vật.

Ví dụ:

+ Ở thực vật, cà chua phải có đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì 1 năm mới bắt đầu ra hoa,…

+ Ở động vật, lợn cỏ A Lưới đẻ lần đầu khi 10 – 12 tháng tuổi, đẻ 1 – 2 lứa/ năm, 5 – 6 con 1 lứa. Trong khi đó, mèo đẻ lần đầu khi 5 – 9 tháng tuổi, đẻ 3 – 4 lứa/năm, khoảng 3 con/lứa.

- Hormone là yếu tố tham gia điều hoà sinh sản ở sinh vật.

+ Ở thực vật, hormone điều hoà sự ra hoa, kích thích và ức chế trổ hoa, đậu quả, chín và rụng quả.

+ Ở động vật hormone sinh dục tác động lên quá trình hình thành tinh trùng, trứng và các đặc điểm giới tính của động vật.

1.2. Điều khiển sinh sản ở sinh vật

a. Điều chỉnh yếu tố môi trường

- Có thể điều chỉnh các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng để điều khiển sự sinh sản ở sinh vật.

+ Ở thực vật, điều khiển thời gian ra hoa, số lượng hoa, khả năng đậu quả, sự chín của quả,…

Giảm lượng nước tưới để gây khô hạn làm cho cây quất ra hoa đồng loạt.

Phun phân bón lá cho cây cam trước nửa tháng làm quả chín sớm và chín đồng loạt.

Phun nước (nước ấm hoặc nước lạnh) để điều khiển cây đào ra hoa.

Thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long ra nhiều hoa hoặc ra hoa trái vụ.

+ Ở động vật, điều khiển số con, giới tính, tỉ lệ nở trứng,…

Thắp đèn kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ ngày.

Bổ sung chất khoáng (từ vỏ trứng, ốc, hến,...) để vịt tăng tỉ lệ đẻ trứng.

b. Sử dụng hormone nhân tạo

- Vai trò của hormone nhân tạo trong điều khiển sinh sản ở sinh vật:

+ Ở thực vật sử dụng các loại hormone khác nhau điều khiển sinh sản như: làm cho cây ra rễ nhanh khi giâm cành, chiết cành, làm cây ra hoa sớm, ra nhiều hoa (cây vải, nhãn,…) điều khiển tỉ lệ hoa đực, hoa cái (cây bầu, cây bí,..), làm tăng số quả, khối lượng quả (cây táo, lê, hồng,..), điều khiển ra hoa trái vụ, làm cây tạo quả không hạt,...

+ Ở động vật thì sử dụng các loại hormone điều khiển số lượng trứng, số con (kích thích sinh sản ở cá ba sa, ếch...), ở một số loài tiêm hormone để kích thích sự chín và rụng trứng để đẻ được nhiều con trong một lứa đẻ.

- Lưu ý khi sử dụng hormone nhân tạo: Khi sử dụng các chất kích thích điều khiển sinh sản ở cây trồng, vật nuôi cần đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật bao gồm các yếu tố bên ngoài (là các yếu tố môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ,...) và yếu tố bên trong (ví dụ: đặc điểm của loài, hormone sinh sản,...).

2. Quá trình sinh sản ở sinh vật được điều hoà chủ yếu bởi các hormone. Con người sử dụng hormone và các kĩ thuật nhân giống để điều khiển quá trình sinh sản ở thực vật như kích thích sự ra hoa sớm, tăng sự đậu quả, nhân nhanh giống cây,...; điều khiển sinh sản ở động vật theo hướng điều khiển số con, số trứng, giới tính.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở thực vật. Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải:

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh sản ở thực vật như: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, đặc điểm của loài, hormone sinh sản.

- Ví dụ:

+ Một số cây chỉ ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài của mùa xuân hoặc mùa hè như hành, cà rốt,… trong khi có cây lại ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn cuối mùa thu, đầu mùa đông như đậu tương, bông,…

+ Cải bắp, rau cải chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.

+ Sự ra hoa của nhiều loài cây bị giảm khi thiếu chất lân trong đất.

Bài tập 2: Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở động vật. Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở động vật như: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, đặc điểm của loài, hormone sinh sản.

- Ví dụ:

+ Cá chép chỉ đẻ trứng ở nhiệt độ lớn hơn 15oC.

+ Cá hồi thường đẻ trứng vào mùa thu. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh cường độ ánh sáng mùa xuân và hè giống mùa thu thì chúng vẫn có thể đẻ trứng.

+ Một số loài rùa ấp trứng có tỉ lệ con đực và con cái gần bằng nhau ở nhiệt độ 28,5oC; đa số là con đực nếu thấp hơn 25oC; đa số là con cái nếu trên 30oC.

Bài tập 3: Giải thích tại sao khi trồng thanh long, để kích thích ra hoa trái vụ, người ta thường thắp đèn vào ban đêm (từ 6 giờ đến 10 giờ trong một đêm, kéo dài khoảng 15 đến 20 đêm). Biết rằng, thanh long chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè.

Hướng dẫn giải:

Thanh long là cây ngày dài, chỉ ra hoa trong điều kiện ánh sáng kéo dài nên vào những thời gian ngày ngắn, thắp đèn để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày nhằm kích thích cho cây phân hoá để ra hoa và tạo quả trái vụ.

ADMICRO

Luyện tập Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể: Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 11 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 11 Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 156 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 156 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 156 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 4 trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 5 trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 6 trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 7 trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 158 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 8 trang 159 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 6 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 7 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 34.1 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 34.2 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 34.3 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 34.4 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 34.5 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 34.6 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 34.7 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 34 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF