OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật


Sinh sản ở sinh vật có hai dạng là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Ở bài 32 các em đã được tìm hiểu về sinh sản vô tính, nội dung bài giảng của Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu các kiến thức liên quan đến nội dung bài học như: Thế nào là sinh sản hữu tính? Sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật có sự khác nhau như thế nào? Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm sinh sản hữu tính

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp hai yếu tố đực và cái tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể mới.

- Trong sinh sản hữu tính, cơ thể mang đặc điểm của cả bố và mẹ

=> Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của sinh vật với sự thay đổi của môi trường sống.

- Sinh sản hữu tính thường gặp phổ biến ở các loài động vật, thực vật, một số loài nấm, nguyên sinh vật.

1.2. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

- Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

a. Cấu tạo hoa

- Các bộ phận của hoa gồm: cuống hoa, đế hoa, lá đài (đài hoa), cánh hoa (tràng hoa), nhị hoa (cơ quan sinh sản đực), nhuỵ hoa (cơ quan sinh sản cái). 

- Dựa vào sự xuất hiện của cơ quan sinh giao tử ở hoa mà hoa được phân thành 2 loại là hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

+ Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa

Ví dụ: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,...

Hình 33.1. Sơ đồ cấu tạo hoa lưỡng tính

+ Hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhuỵ trên một hoa

Ví dụ: hoa mướp, hoa bí, hoa ngô,...

Hình 33.2. Sơ đồ cấu tạo hoa đơn tính

b. Thụ phấn và thụ tinh

Thụ phấn

- Thụ phấn là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.

- Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn.

+ Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị của hoa cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.

+ Tự thụ phấn là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.

- Thụ phấn ở hoa được thực hiện nhờ gió (hoa bồ công anh, lúa, ngô,…), nhờ sâu bọ (hoa hướng dương, hoa hồng,…), nhờ nước (hoa rong mái chèo,…) hoặc thụ phấn nhân tạo (hoa bí, hoa bầu, mướp,…).

Hình 33.3. Các hình thức thụ phấn ở thực vật

Thụ tinh ở thực vật là quá trình kết hợp giữa giao từ đực (trong hạt phấn) với giao tử cái (trong bầu nhụy) hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, phôi hình thành nên cơ thể mới.

c. Quá trình lớn lên của quả

- Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt và bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.

- Hạt chứa phôi phát triển thành cơ thể mới.

Hình 33.4. Sự hình thành quả ở cây cà chua

1.3. Sinh sản hữu tính ở động vật

- Hệ sinh dục là cơ quan làm nhiệm vụ sinh sản ở động vật sinh sản hữu tính.

- Cấu trúc của hệ sinh dục phụ thuộc vào loài và giới tính của cá thể.

a. Các giai đoạn của quá trình sinh sản

- Sinh sản hữu tính ở động vật gồm ba quá trình nối tiếp nhau:

+ Hình thành tinh trùng và hình thành trứng

+ Thụ tinh tạo thành hợp tử

+ Hợp tử phát triển thành cơ thể mới

- Dựa vào vị trí phát triển của hợp tử, phân biệt động vật đẻ trứng và động vật đẻ con:

+ Ở động vật đẻ trứng (động vật không xương sống; hầu hết các loại cá, lưỡng cư, bò sát, chim): phôi thai không phát triển trong cơ thể mẹ mà phát triển trong trứng đã được thụ tinh

+ Ở động vật đẻ con (hầu hết các động vật có vú): phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ mẹ qua nhau thai.

Hình 33.5. Sơ đồ các giai đoạn sinh sản ở người

b. Vai trong và ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn

- Vai trò: Sinh sản hữu tính hình thành thế hệ con đa dạng về di truyền, dẫn đến tăng khả năng thích nghi của loài với môi trường sống.

- Ứng dụng trong thực tiễn của sinh sản hữu tính là tạo ra giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo và chọn lọc:

+ Lai tạo và chọn lọc những giống lúa, ngô cho năng suất cao.

+ Bò cho sữa với chất lượng tốt.

+ Lợn cho tỉ lệ nạc cao.

=> Nhờ ứng dụng sinh sản hữu tính trong trồng trọt và chăn nuôi, con người sản xuất được nhiều lương thực, thực phẩm.

1. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

2. Sinh sản hữu tính ở thực vật bao gồm quá trình hình thành hạt phấn, noãn, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả chứa hạt. Hạt chứa phôi phát triển thành cơ thể mới. Sinh sản hữu tính ở động vật bao gồm hình thành tinh trùng và hình thành trứng, thụ tinh, phát triển phôi thành cơ thể mới.

3. Sinh sản hữu tính hình thành thế hệ con đa dạng về di truyền, dẫn đến tăng khả năng thích nghi của loài với môi trường sống. Sinh sản hữu tính được ứng dụng nhiều trong thực tiễn để tạo các giống mới cho năng suất cao, đặc tính tốt.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Sinh sản hữu tính là gì?

Hướng dẫn giải:

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. 

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản điển hình ở thực vật có hoa và nhiều nhóm động vật. 

- Ví dụ: Cây ngô, cây lúa, con chó, con mèo, ...

Bài tập 2: Nêu vai trò và ứng dụng của sinh sản hữu tính.

Hướng dẫn giải:

- Vai trò: Sinh sản hữu tính hình thành thế hệ con đa dạng về di truyền, dẫn đến tăng khả năng thích nghi của loài với môi trường sống.

- Ứng dụng trong thực tiễn của sinh sản hữu tính là tạo ra giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo và chọn lọc:

+ Lai tạo và chọn lọc những giống lúa, ngô cho năng suất cao.

+ Bò cho sữa với chất lượng tốt.

+ Lợn cho tỉ lệ nạc cao.

Bài tập 3: Nêu vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật và đời sống con người.

Hướng dẫn giải:

- Đối với thực vật: Quả chứa, bảo vệ và giúp phát tán hạt. Khi chín, quả mềm đi, có màu sắc bắt mắt và vị ngọt thơm là những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát tán của hạt.

- Đối với con người: Quả nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý cần cho cơ thể con người (vitamin, khoáng chất, đường,…).

ADMICRO

Luyện tập Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật. Phân biệt được sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

- Dựa vào sơ đồ mô tả được quá trình sinh sản hữu tỉnh ở thực vật: 

+ Mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính, phân biệt hoá đơn tính và hoa lưỡng tính.

+ Mô tả được sự thụ phấn, thụ tinh và lớn lên của quả.

- Mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở động vật đẻ trứng và đẻ con).

- Nêu được vai trò và ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 11 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 11 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Thực hành trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 4 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 5 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 6 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 7 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 4 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 8 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 5 trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 4 trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 9 trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 5 trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 33.1 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 33.2 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 33.3 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 33.4 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 33.5 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 33.6 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 33.7 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 33.7 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 33.8 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF