OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 19: Từ trường


Nhằm giúp các em tìm hiểu các kiến thức về từ trường, từ phổ, đường sức từ, ... như: Từ trường là gì? Thế nào là từ phổ? Đường sức từ được hình thành ra sao? Trái Đất có từ trường không? Cùng HỌC247 giải đáp các thắc mắc này qua nội dung bài giảng của Bài 19: Từ trường trong chương 6: Từ của SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức dưới đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Từ trường

- Lực tác dụng của nam châm lên các vật liệu có từ tính và các nam châm khác gọi là lực từ

- Vật liệu có tính chất từ ở mọi vị trí xung quanh nam châm thì đều bị nam châm hút, xung quanh nam châm có từ trường.

- Từ trường tồn tại xung quanh nam châm và tồn tại trong không gian bao quanh day dẫn mang dòng điện.

- Năm 1820, nhà bác học người Áo Ơ-xtet (Osterd) đã làm một thí nghiệm chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường.

- Thí nghiệm được mô tả như Hình 19.1. Đặt kim nam châm sao cho trục của kim song song với dây dẫn. Khi đóng mạch điện, kim nam châm lệch khỏi vị trí ban đầu, chứng tỏ kim nam châm đã chịu tác dụng của lực từ, vùng không gian bao quanh dây dẫn mang dòng điện có từ trường.

Hình 19.1. Thí nghiệm Osterd

- Vùng không gian bao quanh nam châm hoặc dây dẫn mang dòng điện có từ trường.

- Kim nam châm tự do (kim nam châm thử) đặt trong từ trường thì chịu tác dụng định hướng của từ trường. Kim nam châm thử là dụng cụ để phát hiện sự tồn tại của một từ trường nào đó.

1.2. Từ phổ

- Hình ảnh từ phổ

Hình 19.2. Thí nghiệm từ phổ của nam châm

=> Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm gọi là từ phổ

- Đặc trưng của từ trường:

+ Vùng nào có các đường mạt sắt sắp xếp dày thì từ trường ở đó mạnh

+ Vùng nào có các đường mạt sắt sắp xếp thưa thì từ trường ở đó yếu.

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể tạo ra từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.

1.3. Đường sức từ

- Hình ảnh đường sức từ của nam châm thẳng:

Hình 19.4. Hình ảnh đường sức từ của nam châm thẳng

+ Kim nam châm đặt trong từ trường thì định hướng theo đường sức từ của từ trường

+ Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.

Các đường sức từ có chiều xác định. Ở ngoài nam châm chúng có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.

1.4. Từ trường Trái Đất

Hình 19.7. Mô phỏng từ trường Trái Đất

- Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu

=> Từ cực nằm ở Nam bán cầu gọi là Cực Bắc địa từ, từ cực nằm ở Bắc bán cầu gọi là Nam địa từ

Trái Đất là một nam châm khổng lồ có 2 cực địa từ không trùng với 2 cực địa lí

1.5. La bàn

a. Cấu tạo

- La bàn là dụng cụ được dùng để xác định hướng

- Cấu tạo:

Hình 19.8. La bàn tìm hướng

(1) Kim la bàn

(2) Vỏ la bàn

(3) Mặt la bàn

+ Kim nam châm được đặt trong một vỏ kim loại thường làm bằng nhôm hoặc nhựa có gắn cố định một mặt chia độ.

+ Mặt kính của la bàn giúp bảo vệ kim nam châm.

b. Cách sử dụng la bàn xác định hướng địa lí

Hình 19.9. Cách sử dụng la bàn

+ Bước 1: Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn.

+ Bước 2: Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng bắc trùng khít với vạch ghi chữ N trên la bàn.

+ Bước 3: Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hướng trước mặt) so với hướng bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định.

Cách sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Từ trường là gì?

Hướng dẫn giải:

Từ trường là không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó

Bài tập 2: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào có thể kiểm tra được pin có còn điện hay không?

Hướng dẫn giải:

Muốn xác định pin còn điện hay hết chỉ với các dụng cụ dây dẫn và kim nam châm ta làm như sau: Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện

Bài tập 3: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này gọi là gì?

Hướng dẫn giải:

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ

ADMICRO

Luyện tập Bài 19 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.

- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm

- Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một nam châm. 

- Dựa vào ảnh hoặc hình vẽ khẳng định được Trái Đất có từ trường.

- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. 

- Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.

3.1. Trắc nghiệm Bài 19 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 19 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 90 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục II trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động mục III trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục III trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động mục IV trang 93 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Em có thể trang 95 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 19.1 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 19.2 trang 50 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 19.3 trang 50 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 19.4 trang 50 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 19.5 trang 50 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 19.6 trang 50 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 19.7 trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 19.8 trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 19.9 trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 19 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF