OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng


Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng môn KHTN lớp 7 chương trình SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng

- Phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn bóng, chẳng hạn như mặt gương, mặt kim loại sáng bóng, ...

- Trường hợp mặt phản xạ là một mặt phẳng, nhẵn bóng thì ta gọi đó là gương phẳng. Hình ảnh của cảnh vật qua gương phẳng được gọi là ảnh tạo bởi gương phẳng.

Hình 16.1. Ảnh của cảnh vật qua mặt nước

- Cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng:

+ Gương phẳng (G): biểu diễn bằng một đoạn thẳng, phần gạch chéo là mặt sau của gương

+ Tia sáng tới SI: tia sáng chiếu tới mặt gương.

+ Tia sáng phản xạ IR: tia sáng phản xạ từ mặt gương.

+ Điểm tới I: giao điểm của tia sáng tới và mặt gương.

+ Pháp tuyến IN: đường thẳng vuông góc với mặt gương tại điểm tới I.

+ Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

+ Góc tới (i): góc giữa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

+ Góc phản xạ (i'): góc giữa tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới

1.2. Định luật phản xạ ánh sáng

- Thí nghiệm: Nghiên cứu hiện tượng phản xạ ánh sáng

+ Chuẩn bị: Bảng chia độ (có một nửa bên phải xoay được quanh trục thẳng đứng), nguồn sáng hẹp (đèn laser) có thể di chuyển được trên bảng chia độ, gương phẳng gắn trên giá đỡ.

Hình 16.3. a) Bố trí thí nghiệm; b) Quan sát tia sáng tới và tia sáng phản xạ khi nửa bên phải của bảng chia độ cùng mặt phẳng với nửa bên trái

+ Tiến hành thí nghiệm: 

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 16.3a.

Bước 2: Bật đèn và chiếu một tia sáng tới nằm trong mặt phẳng của bảng chia độ đến mặt phản xạ của gương phẳng. Quan sát tia sáng phản xạ.

Bước 3: Xoay nửa bên phải của bảng chia độ quanh trục thẳng đứng, để nó không cùng mặt phẳng với nửa kia của bảng chia độ. Quan sát xem còn nhìn thấy tia sáng phản xạ không.

Bước 4: Lặp lại thí nghiệm như bước 2 nhưng lần lượt thay đổi góc tới, đo góc phản xạ

- Định luật phản xạ ánh sáng: Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc phản xạ bằng góc tới: i' = i

1.3. Phản xạ và phản xạ khuếch tán

- Phản xạ là sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt nhẵn bóng (có thể nhìn thấy ảnh rõ nét của vật). 

- Phản xạ khuếch tán là sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp (không nhìn thấy ảnh rõ nét của vật).

Hình 16.5. Sự phản xạ trên: a) bề mặt phẳng nhẵn bóng; b) bề mặt gồ ghề

1. Hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp một bể mặt nhẵn bóng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

2. Định luật phản xạ ánh sáng: Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc phản xạ bằng góc tới: i' = i

3. Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt nhẵn bóng được gọi là phản xạ (còn gọi là phản xạ gương). Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp được gọi là phản xạ khuếch tán.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Hãy vẽ kí hiệu gương phẳng trong hình dưới đây, sao cho tia sáng xuất phát từ điểm A, đến gặp gương tại O rồi cho tia sáng phản xạ đi qua điểm B.

Hướng dẫn giải

Vẽ đường phân giác của góc giữa tia sáng tới và tia sáng phản xạ, sau đó vẽ mặt gương vuông góc với đường phân giác trên.

Bài 2: Chọn câu đúng?

A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.

B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.

C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.

D. Cả A, B, C.

Hướng dẫn giải

Theo định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới nghĩa là tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến cùng nằm trong một mặt phẳng ⇒ Đáp án A, B, C đều đúng ⇒ Chọn đáp án D.

ADMICRO

Luyện tập Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.

- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới.

- Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán.

3.1. Trắc nghiệm Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 82 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 82 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.1 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.2 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.3 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.4 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.5 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.6 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.7 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.8 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.9 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.10 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF