OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng


Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng môn KHTN lớp 7 chương trình SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng

- Khi chiếu một chùm sáng vào gương thì chùm sáng bị hắt trở lại theo hướng khác.

- Đó là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

- Hiện tượng này còn xảy ra với các bề mặt nhẵn bóng khác.

- Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, người ta quy ước:

Hình 16.1. Biểu diễn hiện tượng phản xạ ánh sáng

+ G: gương phẳng (mặt phản xạ)

+ Tia tới SI: tia sáng chiếu vào gương

+ Tia phản xạ IR: tia sáng bị gương hắt trở lại

+ Điểm tới I: giao điểm của tia sáng tới và gương

+ Pháp tuyến IN tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I

+ Góc tới i: góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới

+ Góc phản xạ i': góc tạo bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới

+ Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

Khi ánh sáng truyền đến một bề mặt nhẵn bóng sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ.

1.2. Định luật phản xạ ánh sáng

a. Thí nghiệm

- Dụng cụ:

+ Gương phẳng

+ Bảng chia độ

+ Đèn chiếu

- Tiến hành thí nghiệm:

Hình 16.2. Thí nghiệm về hiện tượng phản xạ ánh sáng

+ Dùng đèn chiếu tia sáng tới mặt gương sao cho tia sáng đi là là trên mặt bảng chia độ

+ Thay đổi góc tới, đo và ghi lại góc phản xạ

- Kết quả:

b. Định luật phản xạ ánh sáng

- Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới;

- Góc phản xạ bằng góc tới.

- Định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

1.3. Phản xạ và phản xạ khuếch tán

- Tuỳ theo tính chất của bề mặt mà các vật phản xạ ánh sáng khác nhau.

- Khi mặt phản xạ nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo một hướng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ (còn gọi là phản xạ gương).

- Khi mặt phản xạ không nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo mọi hướng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ khuếch tán (còn gọi là tán xạ).

Khi có phản xạ, ta có thể nhìn thấy ảnh của vật

Khi có phản xạ khuếch tán, ta không nhìn thấy ảnh của vật

Phản xạ khuếch tán là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt không nhẵn, bị phản xạ theo mọi hướng.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Theo em trong hình bên, có những cách nào để làm cho ánh sáng từ đèn truyền tới gương hắt trở lại và chiếu vào điểm S trên bảng?

Hướng dẫn giải

- Cách 1: di chuyển đèn pin lên phía trên để làm thay đổi góc truyền ánh sáng tới gương.

- Cách 2: thay đổi vị trí của gương

Bài 2: Chọn câu đúng?

A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.

B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.

C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.

D. Cả A, B, C.

Hướng dẫn giải

Theo định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới nghĩa là tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến cùng nằm trong một mặt phẳng ⇒ Đáp án A, B, C đều đúng ⇒ Chọn đáp án D.

Bải 3: Bạn A đang đứng cách gương 1,6 m để soi gương. Do nhìn không rõ, A tiến lại gần gương một khoảng là 0,5 m. Tính khoảng cách từ A tới ảnh của A lúc đó.

Hướng dẫn giải

Khi A tiến lại gần gương một đoạn 0,5 m thì khoảng cách giữa A và gương là:

\(1,6 - 0,5 = 1,1m\)

Khoảng cách từ A tới ảnh của A là: \(1,1.2 = 2,2m\)

ADMICRO

Luyện tập Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới.

- Thực hiện được thử nghiệm rút ra định luật và phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.

- Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán.

3.1. Trắc nghiệm Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi trang 78 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 79 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 79 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 79 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 79 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 80 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 80 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.1 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.2 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.3 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.4 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.5 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.6 trang 46 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 16 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF