OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 22: Phân loại thế giới sống


Thông qua bài học này các em học sinh sẽ phân biệt được các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. Nhận biết được cách gọi tên sinh vật. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

Tìm hiểu về sự cần thiết phân loại thế giới sống

Thế giới sống vô cùng đa dạng và phức tạp, việc phân loại thế giới sống giúp chúng ta gọi đúng tên sinh vật, đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại, nhận ra sự đa dạng của sinh giới. Có thể dựa vào một số tiêu chí sau để phân loại sinh vật: đặc điểm tế bào (tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực), mức độ tổ chức cơ thể (cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào), môi trường sống (môi trường nước, môi trường cạn), kiểu dinh dưỡng (tự dưỡng, dị dưỡng), ...

Một số sinh vật trong tự nhiên

Hình 22.1. Một số sinh vật trong tự nhiên

Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc điểm cơ thể.

Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật vào hệ thống phân loại.

1.2. Các bậc phân loại sinh vật

Tìm hiểu về các bậc phân loại

Các bậc phân loại sinh vật

Hình 2.2. Các bậc phân loại sinh vật

Phân loại loài Gấu đen châu mỹ

Hình 22.3. Phân loại loài Gấu đen châu mỹ

Trong nguyên tắc phân loại, các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn được sắp xếp theo trật tự:

Loài chi/ giống →  họ → bộ →  lớp →  ngành giới.

Trong đó, loài là bậc phân loại cơ bản, bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cung bậc càng ít.

Cách gọi tên sinh vật:

Tên phổ thông là cách gọi phổ biến của loài có trong danh lục tra cứu.

Tên khoa học là cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chi/ giống và tên loài.

Tên địa phương là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.

1.3. Các giới sinh vật

Tìm hiểu về năm giới sinh vật

Sơ đồ hệ thống năm giới sinh vật (Theo Whittaker, 1969)

Hình 22.5. Sơ đồ hệ thống năm giới sinh vật (Theo Whittaker, 1969)

Giới là bậc phân loại cao nhất bao gồm các nhóm sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức Cơ thể, khả năng di chuyển, kiểu dinh dưỡng, sinh vật được chia thành năm giới:

1. Giới Khởi sinh gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ; sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng; môi trường sống đa dạng; đại diện: vi khuẩn E. coli, ...

2. Giới Nguyên sinh gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng; sống trong môi trường nước hoặc trên cơ thể sinh vật; đại diện: trùng roi, tảo lục, ...

3. Giới Nấm gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào; sống dị dưỡng; đại diện: nấm mốc, nấm men, ..

4. Giới Thực vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào; sống tự dưỡng (có khả năng quang hợp), môi trường sống đa dạng; không có khả năng di chuyển; đại diện: rểu tường, dương xỉ, thống đất, lúa nước, ...

5. Giới Động vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào; sống dị dưỡng; có khả năng di chuyển, môi trường sống đa dạng; đại diện: san hô, tôm sống, châu chấu, giun đất, cá hồi, ếch đồng, thạch sùng, gà lôi, khỉ vàng, ...


⇒ Theo Whittaker, 1969, thế giới sống được chia thành năm giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

Trước đây, có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống phân chia thế giới sống như quan điểm hai giới, quan điểm ba giới, quan điểm năm giới, quan điểm sáu giới, ...

Ngày nay khoa học phát triển, các nhà phân loại có xu hướng ủng hộ quan điểm năm giới của Whittaker (1969) bao gồm giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới thực vật, giới Động vật; Quan điểm sáu giới của Woese (1977) bổ sung thêm giới Vi khuẩn cổ.

1.4. Khóa lưỡng phân

Tìm hiểu cách xây dựng khoá lưỡng phân

Một số đại diện sinh vật

Hình 22.7. Một số đại diện sinh vật

Khoá lưỡng phần là cách phân loại sinh vật dựa trên một đội đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.

Cách xây dựng khoá lưỡng phân: Xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh                 

B. Nguyên sinh.                   

C. Nắm                 

D.Thực vật.

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án: D

Bài 2: Hãy kể tên một số loài động vật, thực vật sống xung quanh em. Từ đó hãy cho biết những sinh vật nào được gọi theo tên địa phương, những sinh vật nào được gọi theo tên phổ thông.

Hướng dẫn giải

 Một số loài sinh vật: con thằn lằn, con sâu nái, cây hoa ngũ sắc, con cá quả, ...

- Sinh vật được gọi theo tên địa phương: con sâu nái, con cá quả;

- Sinh vật được gọi theo tên phố thông: con thằn lằn, cây hoa ngũ sắc.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
  • Phân biệt được các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. Nhận biết được cách gọi tên sinh vật.
  • Nhận biết được năm giới sinh vật và lấy được ví dụ minh hoạ cho mỗi giới.
  • Nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân thông qua ví dụ.
  • Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 101 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 trang 101 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 trang 101 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 trang 102 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 102 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 103 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 trang 103 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 5 trang 104 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 6 trang 104 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 105 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 7 trang 105 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 8 trang 105 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Vận dụng trang 106 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 106 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 106 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 106 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.1 trang 77 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.2 trang 77 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.3 trang 77 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.4 trang 77 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.5 trang 77 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.6 trang 78 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.7 trang 78 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.8 trang 78 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.9 trang 79 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.10 trang 79 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 22 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF