OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên


HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 SGK Chân trời sáng tạo để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về tập tính của một số loại sinh vật. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

- Địa điểm: Lựa chọn địa điểm phù hợp với điều kiện địa phương (nơi có độ đa dạng cao về sinh vật, đảm bảo an toàn).

- Dụng cụ, tài liệu: kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, bút, thước dây, tự trang đảm bảo an toàn cho cá nhân, tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật ... (có thể đưa thêm các dụng cụ, tài liệu phù hợp với địa điểm quan sát).

1.2. Cách tiến hành

Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên

Quan sát bằng mắt thường

Lựa chọn các nhóm sinh vật thường gặp ngoài thiên nhiên dễ quan sát. Đại diện thực vật: rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín; đại diện động vật: động vật không xương sống, động vật có xương sống.

Quan sát bằng kính lúp

Sử dụng kính lúp quan sát chi tiết sinh vật cỡ nhỏ như: nhóm rêu và quan sát các cơ quan, bộ phận thực vật như: rễ, thân, lá; hình thái ngoài của động vật, ...

Chụp ảnh

Sử dụng máy ảnh để chụp ảnh sinh vật ngoài thiên nhiên làm bộ sưu tập ảnh các loài sinh vật.

Ghi chép

Ghi chép lại các thông tin cần thiết như: địa điểm, thời điểm bắt gặp, hình dạng, kích thước, số lượng các loài đo đếm được ở vùng nghiên cứu, môi trường sống, ... Dán nhãn và ghi thông tin: Tên cây/ tên con vật, nơi sống, ngày phân loại, ...

Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

- Bước 1: Phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật.

- Bước 2: Xác định tên các đại diện nhóm sinh vật.

- Bước 3: Làm bộ sưu tập ảnh thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống.

Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên

- Bước 1: Lập sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên: điều hoà khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn, làm thuốc, làm đồ dùng, đồ trang trí, ...

- Bước 2: Đưa ảnh các sinh vật vào đúng vai trò theo sơ đồ đã thiết kế.

Phân loại một số nhóm sinh vật theo khoá lưỡng phân

- Bước 1: Lập sơ đồ khoá lưỡng phân cho các nhóm thực vật, các nhóm động vật không xương sống, các nhóm động vật có xương sống.

- Bước 2: Đưa ảnh các nhóm sinh vật vào đúng tên nhóm theo sơ đồ khoá lưỡng phân đã lập.

Báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:

Báo cáo: Kết quả tìm hiểu đa dạng sinh vật ngoài thiên nhiên

Thứ ....ngày ..... tháng ..... năm.

Nhóm.......................... Lớp ..................

1. Giới thiệu Bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.

2. Vẽ sơ đồ về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.

3. Xây dựng khoá lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính nào sau đây?

A. Kính hiển vi.

B. Kính lúp cầm tay.

C Kính thiên văn.

D. Kính hồng ngoại.

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án: B

Bài 2: Kính lúp thường sử dụng để quan sát những đối tượng sinh vật nào?

Hướng dẫn giải

 - Sử dụng kính lúp quan sát chi tiết các sinh vật cỡ nhỏ như các đại diện thuộc nhóm Rêu; các cơ quan, bộ phận thực vật như: rễ, thân, lá, hình thái ngoài của động vật...

Bài 3: Xác định vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên?

Hướng dẫn giải

- Tùy vào địa điểm quan sát, hs xác định vai trò của các sinh vật quan sát được và hoàn thành bài.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
  • Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.
  • Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).
  • Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên.
  • Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật. 
  • Trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiều sinh vật ngoài thiên nhiên.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Thực hành trang 156 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.1 trang 108 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.2 trang 108 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.3 trang 108 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.4 trang 108 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 34.5 trang 108 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 34 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF