OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 23: Thực hành xây dựng khoá lưỡng phân


HOC27 xin giới thiệu đến các em nội dung Bài 23: Thực hành xây dựng khoá lưỡng phân trong chương trình khoa học tự nhiên 6 để giúp các em củng cố kiến thức và xây dựng khoá lưỡng phân. Mời các em cùng tham khảo.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

- Sơ đồ khoá lưỡng phân bảy bộ côn trùng.

- Bộ ảnh đại diện bảy bộ côn trùng.

- Bộ ảnh đại diện năm giới sinh vật.

1.2. Cách tiến hành

Tìm hiểu sơ đồ khoá lưỡng phân bảy bộ côn trùng

Sơ đồ khoá lưỡng phân định loại bảy bộ côn trùng (Theo Linnaeus)

Hình 23.1. Sơ đồ khoá lưỡng phân định loại bảy bộ côn trùng (Theo Linnaeus)

Đại diện bảy bộ côn trùng

Hình 23.2. Đại diện bảy bộ côn trùng

Bảng đặc điểm bảy bộ côn trùng

Tên bày bộ côn trùng Đặc điểm
Cánh Miệng Bụng
Bộ Không cánh Không có    
Bộ Cánh nửa Cánh dạng nửa Kiểu Vòi hút  
Bộ Hai cánh Có 1 đôi cánh Kiểu nhai nghiền  
Bộ Cánh cứng Có 2 đôi cánh, cánh trước dạng sừng (cứng) Kiểu nhai nghiền  
Bộ Cảnh vảy Có 2 đôi cánh, cánh trước dạng màng, có vảy Kiểu nhai nghiền  
Bộ Cánh mạng Có 2 đôi cánh, cánh trước dạng màng, không có vảy Kiểu nhai nghiền  Cuối bụng con cái không có kim chích
Bộ Cánh màng Có 2 đôi cánh, cánh trước dạng màng, không có vảy Kiểu nhai nghiền  Cuối bụng con cái có kim chích

Khoá định loại bảy bộ côn trùng (bộ Khống cảnh, bộ Cánh nửa, bộ Hai cánh, bộ Cánh cứng, bộ Cánh vảy, bộ Cánh mạng, bộ Cánh màng) do Linnaeus lập là ví dụ điển hình về khoá lưỡng phân (hiện nay khoá định loại này không còn giá trị sử dụng vì số bộ côn trùng đã biết tăng lên gấp bốn lần so với thời đại Linnaeus). Linnaeus phân biệt bảy bộ côn trùng qua đặc điểm của cánh (có, không một đội/ hai đôi; cấu trúc cánh), đặc điểm cấu tạo miệng (nhai nghiện/ vòi hút), đặc điểm đốt cuối bụng con cái (có kim chích/không).

Thực hành xây dựng khoá lưỡng phân

- Bước 1: Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện sinh vật trong năm giới.

- Bước 2: Dựa vào một đội đặc điểm đối lập phân chia sinh vật thành hai nhóm.

- Bước 3: Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật.

- Bước 4: Vẽ sơ đồ khoá lưỡng phân.

Báo cáo kết quả thực hành

Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:

Báo cáo Kết quả thực hành xây dựng khoá lưỡng phân

Thứ ..... ngày ... tháng ... năm .....

Nhóm ............................. Lớp

Sơ đồ khoá lưỡng phân đại diện năm giới sinh vật.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Hãy cho biết có mấy cặp đặc điểm được dùng để phân loại bốn loài sinh vật: cá, thằn lằn , hổ, khỉ đột,

Hướng dẫn giải 

Có 3 cặp đặc điểm

Bài 2: Khi xây dựng khoá lưỡng phân để phân loại các đối tượng sinh vật, điều quan trọng nhất trong các bước xây dựng là gì?

Hướng dẫn giải

 - Khi xây dựng khoá lưỡng phân để phân loại các đối tượng sinh vật, điều quan trọng nhất là xác định các đặc điểm đặc trưng của mỗi đối tượng vì đây là tiêu chí để phân chia sinh vật thành hai nhóm khác nhau cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật duy nhất.

Bài 3: Dựa vào những cập đặc điểm nào để phân biệt bảy bộ côn trùng?

Hướng dẫn giải

Dựa vào những cặp đặc điểm sau để phân biệt bảy bộ côn trùng:

- Đặc điểm cánh: có cánh hoặc không có cánh, có một đôi cánh hoặc hai đôi cánh, cánh trước dạng sửng (cứng) hoặc cảnh trước dạng màng, có vảy hoặc không có vảy;

- Đặc điểm miệng: miệng kiểu vòi hút hoặc kiểu nhai nghiền;

-  Đặc điểm bụng: cuối bụng con cái không có kim chích hoặc có kim chích

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ:

  • Xây dựng được khoá lưỡng phân với đối tượng sinh vật.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 trang 107 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 107 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Thực hành trang 108 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.1 trang 81 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.2 trang 81 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.3 trang 81 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.4 trang 81 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.5 trang 81 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 23 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF