OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể


Dưới đây là nội dung Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể Sách Kết nối tri thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Với nội dung chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng, thể khí

- Mọi chất được tìm thấy trên Trái Đất cũng thường ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.

Ví dụ:

+ Đất đá, cơ thể động vật có xương ở thể rắn

+ Xăng, dầu ở thể lỏng

+ Không khí, hơi xăng ở thể khí

- Tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí

+ Thể rắn: Có hình dạng cố định, không chảy được, rất khó nén

+ Thể lỏng: Có hình dạng của phần vật chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt,khó nén

+ Thể khí: Có hình dạng của vật chứa nó, dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng, dễ bị nén.

1.2. Sự chuyển thể của chất

1.2.1. Sự nóng chảy và sự đông đặc

- Các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng hoặc ngược lại.

- Sự nóng chảy: quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng.

VD: Khi bỏ viên đá ra khỏi tủ lạnh, viên đá tan ra, nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng => Sự nóng chảy

+ Quá trình nóng chảy xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy

- Sự đông đặc: quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

VD: Khi cho cốc nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước trong cốc chuyển thành đá, nước đã từ thể lỏng sang thể rắn => Sự đông đặc

+ Quá trình đông đặc xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc

1.2.2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ

- Sự ngưng tụ: quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

VD: Hơi nước bay lên, gặp lạnh ngưng tụ thành mây (gồm các hạt nước nhỏ li ti)

- Sự hóa hơi: quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (xảy ra trên bề mặt chất lỏng)

- Sự sôi: quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng)

- Sự ngưng tụ và sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ còn sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết

Hướng dẫn giải

Thể rắn: bàn, ghế, bút, giấy

Thể lỏng: dầu ăn, thủy ngân, nước

Thể khí: khí oxygen, khí cacbonic…

Câu 2: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể rắn?

Hướng dẫn giải

Nước đóng băng ở thể rắn, nó cứng và không có sự thay đổi hình dạng khi có lực tác động nên ta có thể đi được trên mặt băng.

Câu 3: Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538 độ C, 232 độ C, -39 độC. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường

Hướng dẫn giải

Nhiệt độ thường rơi vào khoảng 25 độ C

⇒ do -39 độ C < 25 độ C ⇒ Thủy ngân tồn tại ở thể lỏng 

Sắt, thiếc đều có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ phòng

⇒ Sắt, thiếc tồn tại ở thể rắn.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Trình bày và đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

- Nêu được khái niệm, tiến hành được thí nghiệm và trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể của chất.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 30 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 30 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Hoạt động mục 1 trang 30 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 31 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 32 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 34 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi Em có thể trang 35 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.1 trang 17 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.2 trang 17 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.3 trang 17 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.4 trang 18 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.5 trang 18 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.7 trang 18 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.8 trang 18 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.9 trang 19 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.10 trang 19 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.11 trang 19 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.12 trang 19 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.13 trang 19 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.14 trang 19 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 10 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF