OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 11: Oxygen. Không khí


HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bài 11: Oxygen. Không khí trong chương trình khoa học 6 để giúp các em củng cố kiến thức về một số tính chất của oxygen và tầm quan trọng của oxygen với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu. Mời các em cùng tham khảo.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Oxygen trên Trái Đất

- Mọi loài động vật, thực vật (trên mặt đất, trong nước, trong long đất) đều cần oxygen cho quá trình hô hấp.

- Nước hòa tan được một lượng oxygen (rất nhỏ) nên cá sống được trong nước.

1.2. Tính chất vật lí và tầm quan trọng của oxygen

1.2.1. Tính chất vật lí của oxygen

- Ở điều kiện thường oxygen: thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

- Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC.

- Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt

1.2.2. Tầm quan trọng của oxygen

- Oxygen cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật trên Trái Đất

- Oxygen cần thiết cho sự cháy giúp đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt.

1.3. Thành phần của không khí

- Ngoài oxygen thì không khí còn chứa nhiều chất khí khác: 78% nitrogen; 21% oxygen; 1% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác

1.4. Vai trò của không khí

- Điều hòa khí hậu, bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ (do khi cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết

- Oxygen trong không khí cung cấp sự sống của động vật, thực vật, đốt cháy nhiên liệu

- Khi mưa có sấm sét, nitrogen chuyển thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây

- Carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh

1.5. Sự ô nhiễm không khí

1.5.1. Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí

Nguyên nhân

- Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người

+ Tự nhiên: núi lửa phun, cháy rừng

+ Con người: cháy rừng, rác thải, khí thải từ xe cộ, nhà máy, hoạt động sản xuất của con người

Hậu quả

- Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người

+ Lượng khí carbon dioxide tăng làm Trái Đất nóng lên, gây hiệu ứng nhà kính

+ Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh về đường hô hấp và gây ra mưa acid làm phá hủy công trình xây dựng

1.5.2. Bảo vệ môi trường không khí

- Giải pháp để giữ bầu không khí trong lành

+ Tìm nguồn năng lượng sạch

+ Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm

+ Đề ra quy định nghiêm ngặt về xử lí khí thải, chất độc hại

+ Bảo vệ và trồng cây xanh

→ Từng hành động nhỏ của mỗi người cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường?

Hướng dẫn giải

- Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người

+ Tự nhiên: núi lửa phun, cháy rừng

+ Con người: cháy rừng, rác thải, khí thải từ xe cộ, nhà máy, hoạt động sản xuất của con người

Câu 2. Trình bày hậu quả của ô nhiễm môi trường?

Hướng dẫn giải

- Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người

+ Lượng khí carbon dioxide tăng làm Trái Đất nóng lên, gây hiệu ứng nhà kính

+ Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh về đường hô hấp và gây ra mưa acid làm phá hủy công trình xây dựng

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- HS nêu được dẫn chứng cho thấy oxi có trong không khí, trong đất, trong nước.

- Nêu được một số tính chất của oxygen và tầm quan trọng của oxygen với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu.

- Tiến hành được thí nghiệm xác định thành phần phần trăm về thể tích của oxygen trong không khí.

- Liệt kê được thành phần, vai trò của không khí đối với tự nhiên và sự ô nhiễm không khí.

- Trình bày được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 36 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 36 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 36 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 37 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 37 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 4 trang 39 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 5 trang 41 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.1 trang 20 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.2 trang 20 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.3 trang 20 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.4 trang 20 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.5 trang 20 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.6 trang 20 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.7 trang 20 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.8 trang 21 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.9 trang 21 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.10 trang 21 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 11 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF