OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Xác định lực đẩy Acsimet tác dụng vào hệ vật miếng gỗ gắn liền với 1 miếng kim loại ?

Đề bài: Một miếng gỗ có V = 15 cm3, trọng lượng riêng = 6000 N/m3 được gắn liền với 1 miếng kim loại nặng 9 gam được thả trong nước ta thấy rằng chúng nổi lưng chừng trong nước.

Hỏi: Hãy xác định lực đẩy Acsimet tác dụng vào hệ vật trên.

- Bài làm 1:

Đổi: 15cm3 = 15.10-6 = 1,5.10-5

9gam =9.10-3

FA1 là lực đẩy Acsimet của gỗ.

V1 là thể tích của gỗ.

FA2 là lực đẩy Acsimet của kim loại.

V2 là thể tích của kim loại.

* Ta có: FA1 = P = dn . V1 = 10 000 . 1,5.10-5 = 0,15N.

* Ta có: FA2 = P = dn . V2 = 10 000 . V2

=> V2 = \(\dfrac{P}{d_n}\)= \(\dfrac{0,09}{10000}\)= 9.10-6

=> FA2 = 10 000 . 9.10-6 = 0,09N.

* Tổng lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật:

FA1 + FA2 = 0,15 + 0,09 = 0,29N.

* Bài làm 2:

Vì hệ vật nằm cân bằng:

FA = P

FA = Pg + Pk

FA = dg . V + Pk

FA = 6 000.15.10-6 + 0,09 = 0,18N.

* Hai bài làm có cách giải rất hay nhưng bài nào đúng, bài nào sai? Tranh luận & đưa ra giả thuyết của bản thân mà mình cho là đúng. (Yêu cầu: nhớ giải thích vì sao lại đưa ra giả thuyết như thế)

* P/s: thầy phynit & mấy bạn CTV đưa câu hỏi lên tranh nhất hộ em, đừng xóa ạ!

  bởi can chu 23/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (37)

  • đung hay sai khỏi làm cx bt:)) ; nếu 1 trong 2 cái đó đung thì sẽ có 1 cái sai thêm dữ kiện. ta thấy rằng chúng nổi lưng chừng trong nước. Ai đọc qua đủ hỉu cái bé hơn đung r :))

      bởi Le huynh an An 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai xe xuất phát cùng lúc từ A để đi đến B với cùng vận tốc 30 km/h. Đi được 1/3 quãng đường thì xe thứ hai tăng tốc và đi hết quãng đường còn lại với vận tốc 40 km/h, nên đến B sớm hơn xe thứ nhất 5 phút. Quãng đường AB dài là

      bởi Trịnh Lan Trinh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi chiều dài quãng đường AB là s (km)

    thời gian người thứ nhất , người thứ 2đi hết quãng đường lần lượt là : t1 ; t2

    Thời gian người thứ nhất đi hết quãng đường AB là : t1 = \(\dfrac{s}{v_1}=\dfrac{s}{30}\)

    Thời gian người thứ 2 đi hết quãng đường AB là :

    t2 = \(\dfrac{s}{3}:v_1+\dfrac{2s}{3}:v_2=\dfrac{s}{3v_1}+\dfrac{2s}{3v_2}=\dfrac{s}{90}+\dfrac{s}{60}\)

    Vì xe thứ hai đến B sớm hơn 5 phút nên :

    t1 - t2 = \(\dfrac{s}{30}-\dfrac{s}{90}-\dfrac{s}{60}=\dfrac{1}{12}\)

    \(\Rightarrow\dfrac{s}{180}=\dfrac{1}{12}\\ \Rightarrow s=15\)

      bởi Hoàngg Trâm 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật treo vào lực kế đo trong không khí chỉ 5N, được ngập trong nước (d=10 000 N/m3) lực kế chỉ 3,8N

    a) Vật có khối lượng bao nhiêu ?

    b) Vật có thể tích bao nhiêu ?

      bởi Nguyễn Thanh Thảo 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(P=5N\)

    \(d_n=10000N\)/m3

    \(F=3,8N\)

    a) \(m=?\)

    b) \(V=?\)

    GIẢI :

    a) Vật có khối lượng là :

    \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{5}{10}=\dfrac{1}{2}=0,5\left(kg\right)\)

    b) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là :

    \(F_A=P-F=5-3,8=1,2\left(N\right)\)

    Thể tích của vật là:

    \(V=\dfrac{F_A}{d_n}=\dfrac{1,2}{10000}=12000\left(m^3\right)\)

      bởi Ngọc Hân 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 Lý thuyết
    - công thức tính công : A= F.S
    - công thức tính công: suất P =A/T
    - công thức mở rộng=A/t=F.S/t=F.s/t=F.V
    - các chất được tạo thành như thế nào ?
    +
    +
    -các nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên
    +
    +
    + hiện tượng khếch tán
    2 bài tập
    bài1 : lấy1 cốc nước đầy thả vào nó 1 cát thì thấy nước tràn ra khỏi cốc . nếu bỏ vào cốc nước 1 ít đường kết tinh(đường tan đc) thì nước trong cốc lại không tràn ra (giải thích cả hai/cát và đg)
    bài2 : để chống gián cắn quần áo và cũng để tạo mùi thơm cho quần áo người ta thường để băng phiến trong tủ đựng quần áo . khi mở nắp tủ ra người ta ngửi thấy mui thơm của băng phiến hãy giải thích tại sao?
    bài 3 : một con ngựa kéo 1 cái xe với 1 lục không đổi bằng 80N và đí đươc 4,5km trong lửa giờ tính công và công suất của con ngựaÔN TỪ BÀI 13 ĐẾN BÀI 20/BẠN NÀO CÓ ĐỀ THÌ CHO MK XIN NHA /mong các bn giải chi tiết chút nha/nếu các bạn có mấy bài tínhcông rồi đến công suất thì cho mk xin có giải rồi thì quá tốt
      bởi thi trang 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1 :

    Trả lời :

    * Mình trả lời theo ý hiểu, bạn tham khảo nhé !

    Gọi thể tích của cát là \(V_{cát}\)

    Thể tích của nước gọi chung là V

    Thể tích của đường là \(V_{đường}\)

    Ta có : Khi cho cát vào nước ta có :

    \(V_{cát}+V\) (1)

    Khi cho đường kết tinh vào nước có :

    \(V_{đường}+V\) (2)

    Từ (1) và (2) có : \(V_{cát}+V>V_{đường}+V\)

    Do cát là chất rắn không tan trong nước còn đường kết tinh có khả năng tan trong nước nên thể tích của đường với nước gần như là tuyệt đối.

      bởi Nguyễn Kim Thoa 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một xe gắn máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ bằng 2000N, xe máy chạy được một quãng đường dài 250m

    a. Tính công thực hiện của động cơ xe máy

    b. Tính thời gian xe máy chạy hết quãng đường trên. Biết công suất của động cơ xe máy là 10kW

      bởi Nguyễn Anh Hưng 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(F=2000N\)

    \(s=250m\)

    \(P=10kW=10000W\)

    \(A=?\)

    \(t=?\)

    GIẢI :

    a) Công thực hiện của động cơ xe máy là :

    \(A=F.s=2000.250=500000\left(J\right)\)

    b)Thời gian xe máy chạy hêt quãng đường trên là :

    \(P=\dfrac{A}{t}\Rightarrow t=\dfrac{A}{P}=\dfrac{500000}{10000}=50\left(s\right)\)

    Đáp số : \(\left\{{}\begin{matrix}A=500000J=500kJ\\t=50s\end{matrix}\right.\)

      bởi Dương Bùi 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một lọ thủy tinh đựng đầy thủy ngân. Được nút chặt bằng 1 nút thủy tinh. Hãy tìm cách xác định KL thủy ngân có trong lọ mà không được mở nút. Biết KLR của thủy ngân và thủy tinh lần lượt là D1, D2. Cần những dụng cụ gì?

    ~ P/s: Không dùng lực đẩy Ác si mét các cậu nhé :v ~

      bởi Nguyễn Lệ Diễm 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gợi ý

    _ Dùng cân xác định khối lượng tổng cộng của cả lọ m ( Gồm khối lượng của thủy ngân m1 và khối lượng của thủy tinh m2):

    m = m1+ m2 (1)

    _ Dùng bình chia độ xác định thể tích V của cả lọ bao gồm thể tích V1 của thủy ngân và thể tích V2 của thủy tinh:

    \(\dfrac{m1}{D1}=\dfrac{m2}{D2}\)

    V = V1 + V2 (2)

    Rút m2 từ (1) thay vào (2) ta có:

    \(m1=\dfrac{D1\left(m-V.D2\right)}{D1-D2}\) được khối lượng của thủy ngân

    Các dụng cụ cần dùng là: Cân, bình chia độ, nước

      bởi Đồng Việt Thắng 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Tại sao không nên chạy xe với tốc độ cao trên những đoạn đường trơn trợt nhất lúc trời mưa?

    Câu 2: Chuyển động trong thực tế là chuyển động đều hay không đều? Vì sao?

      bởi hai trieu 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    Vì khi đi trên những đoạn đường trơn trượt nhất là lúc trời mưa thì ma sát giữa bánh xe và mặt đường ít cộng với tốc độ cao nữa thì người điều khiển xe sẽ khó làm chủ được tay lái và có thể gây ra tai nạn nguy hiểm cho họ và người đi đường.

    Câu 2:

    Chuyển động trong thực tế là chuyển động không đều. Vì chuyển động đó có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy thuộc vào người điều khiển phương tiện chứ không thể giữ nguyên một vận tốc nhất định được.

      bởi Đặng Dunh 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi xe đạp từ A với vận tốc 12km/h. Cách đó 10km. Một người đi bộ với vận tốc 4km/h. Họ đi cùng chiều nên gặp nhau tại C. Tính thời điểm và vị trí họ gặp nhau.

      bởi Ngoc Nga 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi thời gian từ lúc khởi hành đến lúc hai người gặp nhau là t.

    quãng đường người đi xe đạp và người đi bộ đi lần lượt là S1, S2.

    Ta có: S2 = S1 - 10km

    Mà: S1 = 12 . t ( km ) ; S2 = 4 . t ( km )

    => 4t = 12t - 10 => 10 = 12t - 4t = 8t => t = 1,25 ( h ).

    Vậy sau 1,25h thì hai người gặp nhau.

    Vị trí hai người gặp nhau cách người điểm ban đầu người đi bộ đứng là: 4 . 1,25 = 5 ( km )

    Vậy...

    ~ Chắc chắn đúng cậu nhé ~ Tiếc gì 1 tk cho tớ nào?

      bởi Triển Phan 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 thùng phi có khối lượng 120kg đặt trên mặt đất. diện tích tiếp súc của thùng phi lên mặt đất là 0,15m^2. tính áp suất của thùng phi lên mặt đất?

      bởi Tay Thu 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có: P = 10m = 10.120 = 1200N

    Áp suất của thùng phi tác dụng lên mặt đất là:

    p = \(\dfrac{F}{S}\) = \(\dfrac{P}{S}\) = \(\dfrac{1200}{0,15}\) = 8000(Pa).

      bởi Phạm Tuấn 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • CÂU 1: Một viên đạn bay trên cao có những dạng năng lượng nào? CÂU 2: Cọ xát đồng xu kim loại trên mặt bàn ta thấy đồng xu nóng lên.Có thể nói đồng xu đã nhận đc nhiệt lượng ko? Vì sao?

    CÂU 3: Tại sao xoong nồi thường được làm = kim loại , còn bát đĩa được làm = sứ?

    CÂU 4: Nếu đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn? Vì sao?

    CÂU 5: Tại sao đến mùa lạnh thì sờ vào miếng đồng ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt đọ của miếng đồng thấp hơn nhiệt độ của miếng gỗ không? Tại sao?

      bởi Tran Chau 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 5:

    Đồng là chất dẫn nhiệt tốt hơn gỗ. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào miếng đồng, nhiệt truyền từ cơ thể sang miếng đồng và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng, trong khi đó khi sờ vào miếng gỗ, nhiệt truyền từ cơ thể ít bị phân tán nên ta có cảm giác ít lạnh hơn. Thực chất trong điều kiện như nhau, nhiệt độ của miếng đồng và gỗ như nhau.

      bởi nguyen van nghia 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ô tô chuyển động với lực kéo 200N đi được quãng đường là 9km trong 10 phút

    a/ Tính công và công suất của động cơ

    b/ Nếu tăng lực kéo lên 2 lần thì thời gian đi của ô tô giảm 3 lần.Tính công suất của động cơ lúc này ? Biết rằng quãng đường đi không thay đổi

      bởi Nguyễn Thị Thanh 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(F=200N\)

    \(s=9km=9000m\)

    \(t=10p=600s\)

    \(A=?\)

    \(P=?\)

    \(P'=?\)

    GIẢI :

    a) Công thực hiện của động cơ là :

    \(A=F.s=200.9000=1800000\left(J\right)\)

    Công suất của động cơ là :

    \(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{1800000}{600}=3000\left(W\right)=3kW\)

    b) Lực kéo lúc này là :

    \(F'=2F=2.200=400\left(N\right)\)

    Thời gian đi của ô tô là :

    \(t'=\dfrac{t}{3}=\dfrac{600}{3}=200\left(s\right)\)

    Công suất của động cơ lúc này là :

    \(P'=\dfrac{A'}{t'}=\dfrac{F'.s}{t'}=\dfrac{400.9000}{200}=18000\left(W\right)=18kW\)

      bởi Nguyễn Khoa 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đoàn xe dài 1500m đang hành quân trên đường thẳng với tốc độ 40km/h. Người chỉ huy ở xe đầu tiên giao cho chiến sĩ liên lạc 1 văn bản để chuyển xuống xe cuối cùng. Chiến sĩ liên lạc đi và về bằng xe môtô với vận tốc không đổi mất 5 phút 24s thì hoàn thành nhiệm vụ. Vận tốc của môtô là ... km/h.

      bởi thu hảo 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    Đổi: \(s=1500m=1,5km\\ t=5'24s=0,09h\)

    Gọi vận tốc của chiếc mô tô là: x (km/h) (x>40)

    Thì vận tốc của di chuyển của mô tô khi di chuyển ngược đến xe cuối cùng là: \(v_1=x+v=x+40\left(km/h\right)\)

    Nên thời gian để di chuyển ngược đến xe cuối cùng là:

    \(t_1=\dfrac{s}{v_1}=\dfrac{1,5}{x+40}\)

    Và vận tốc di chuyển của mô tô khi di chuyển trở về xe đầu tiên là:

    \(v_2=x-v=x-40\left(km/h\right)\) (vì mô tô di chuyển đuổi theo đoàn xe đang di chuyển cùng hướng nên vận tốc di chuyển so với đoàn xe sẽ bị giảm đi)

    Nên thời gian di chuyển trở về xe đầu tiên là:

    \(t_2=\dfrac{s}{v_2}=\dfrac{1,5}{x-40}\left(km/h\right)\)

    Theo đề bài ta có cả thời gian đi và quay trở lại là 5'24s=0,09 h, hay:

    \(t_1+t_2=t\Leftrightarrow\)\(\dfrac{1,5}{x+40}+\dfrac{1,5}{x-40}=0,09\)

    \(\Leftrightarrow1,5\left(x-40\right)+1,5\left(x+40\right)=0,09\left(x+40\right)\left(x-40\right)\)(quy đồng bỏ mẫu)

    \(\Leftrightarrow1,5\left(x-40+x+40\right)=0,09\left(x^2-1600\right)\\ \Leftrightarrow3x=0,09x^2-144\\ \Leftrightarrow9x^2-300x-14400=0\\ \Leftrightarrow\left(x-60\right)\left(x+\dfrac{80}{3}\right)\\ \Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x-60=0\\x+\dfrac{80}{3}=0\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=60\left(tm\right)\\x=-\dfrac{80}{3}\left(ktm\right)\end{matrix}\right.\)

    Vậy vận tốc của chiếc mô tô là: 60km/h

      bởi Nguyễn Quốc Thái 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một của dừa có khối lượng 1,5kg tơi từ trên cây cách mặt đất 6m. tính công của trọng lực.

      bởi Phạm Phú Lộc Nữ 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trọng lực của qua dừa là :

    \(F_{quảdừa}=m.10=1,5.10=15\left(N\right)\)

    Công của trọng lực là :

    \(A=F.s=15.6=90\left(J\right)\)

    Vậy công của trọng lực là 90J

      bởi Nguyễn Đăng Trí 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bao gạo 80 Kg đặt lên một cái ghế có khối lượng 4 Kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2 .Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất

      bởi Spider man 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=80kg\)

    \(m_2=4kg\)

    \(S_1=8cm^2\)

    \(p=?\)

    GIẢI :

    Trọng lượng của bao gạo là :

    \(P_1=10.m_1=10.80=800\left(kg\right)\)

    Mặt khác : Lực tác dụng lên vật chính bằng trọng lượng của vật (*)

    => \(F_1=P_1=800N\)

    Trọng lượng của cái ghế là :

    \(P_2=10.m_2=10.4=40\left(N\right)\)

    Từ (*) ta cũng có : \(F_2=P_2=40N\)

    Lực tác dụng của bao gạo lên ghế xuống mặt đất là :

    \(F=F_1+F_2=800+40=840\left(N\right)\)

    Ta có : \(S_1=8cm^2=0,0008m^2\)

    Diện tích tiếp xúc với mặt đất của 4 chân ghế :

    \(S=4S_1=4.0,0008=0,0032\left(m^3\right)\)

    Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất :

    \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{840}{0,0032}=262500\left(Pa\right)\)

      bởi Bóng Đêm Phù Thủy 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có dạng một khối lập phương cạnh 20cm được thả trong một thùng chứa nước ở dưới và dầu hỏa ở trên. Vật lơ lửng trong chất lỏng, mặt phân cách giữa nước và dầu nằm đúng giữa khối lập phương. Xác định lực đẩy Archimède
    lên vật. Cho biết trọng lượng riêng của dầu hỏa bằng 0,8.104N/m3, trọng lượng riêng của nước bằng 104N/m3.

      bởi Nguyễn Hạ Lan 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(a=20cm=0,2m\)

    \(d_d=0,8.10^4N\)/m3

    \(d_n=10^4N\)/m3

    \(F_A=...?\)

    GIẢI :

    Ta có :

    \(d_d=0,8.10^4=8000N\)/m3

    \(d_n=10^4=10000N\)/m3

    Lực đẩy Ác -si-mét của dầu là:

    \(F_{A1}=d_d.V=8000.0,2^2.0,1=32N\)

    Lực đẩy Ác-si-mét do nước tác dụng lên vật là :

    \(F_{A2}=d_n.g.V=10000.0,2^4.0,1=40N\)


      bởi bachhai ngoc 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 1: nếu biết độ lớn vận tốc của 1 vật ,ta có thể :
    A.biết được quỹ đạo của vật là đường tròn hay đường thẳng
    B.biết được vật chuyển động nhanh hay chậm
    C.biết được tại sao vật chuyển động
    D.biết được hướng chuyển động của vật
    câu 2: chuyển động đều là chuyển động có :
    A.độ lớn vận tốc không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động
    B.độ lớn vận tốc không đổi trong suốt quãng đường đi
    C.độ lớn vận tốc luôn giữ không đổi,còn hướng của vận tốc có thể thay đổi
    D.các câu A,B,C đều đúng
    câu 3:chuyển động nào sau đây là chuyển động đều :
    A.vận động viên khởi hành ,chạy 100m và đừng lại
    B.chiếc thuyền buồm đang cập bến
    C.một người vừa nhảy dù ra khỏi máy bay
    Đ.máy bay bay ở độ cao 10000m với vận tốc ổn định 960km/h

      bởi Thùy Trang 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 1: nếu biết độ lớn vận tốc của 1 vật ,ta có thể :
    A.biết được quỹ đạo của vật là đường tròn hay đường thẳng
    B.biết được vật chuyển động nhanh hay chậm
    C.biết được tại sao vật chuyển động
    D.biết được hướng chuyển động của vật
    câu 2: chuyển động đều là chuyển động có :
    A.độ lớn vận tốc không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động
    B.độ lớn vận tốc không đổi trong suốt quãng đường đi
    C.độ lớn vận tốc luôn giữ không đổi,còn hướng của vận tốc có thể thay đổi
    D.các câu A,B,C đều đúng
    câu 3:chuyển động nào sau đây là chuyển động đều :
    A.vận động viên khởi hành ,chạy 100m và đừng lại
    B.chiếc thuyền buồm đang cập bến
    C.một người vừa nhảy dù ra khỏi máy bay
    Đ.máy bay bay ở độ cao 10000m với vận tốc ổn định 960km/h

      bởi Trần Thúy Phương 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thanh AB đồng chất,tiết diện đêu ,trọng lượng P đang đặt thăng bằng trên điểm tựa O
    a)nếu ta cắt lấy đoạn CB=1/4AB rồi đem đặt chồng lên đoạn OC thì có còn thăng bằng không ?
    b)cần tác dụng 1 lực theo phương thẳng đứng có độ lớn bằng bao nhiêu vào bên nào để hệ thống lại cân bằng???

      bởi Nguyễn Thanh Hà 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • GIẢI :

    a) Nếu cắt \(\dfrac{1}{4}\) đoạn AB rồi dem đặt chồng lên đoạn OC thì trọng lượng thanh AB vẫn không thay đổi.

    Ta có : \(\dfrac{P}{2}.OC< \dfrac{P}{2}.OB\)

    => Không thăng bằng, đầu A hạ xuống.

    b) Tác dụng vào đầu C một lực hướng xuống dưới : \(F=\dfrac{P}{8}\)

      bởi Phước Ánh 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng với các vận tốc không đổi.nếu đi ngược chiều thì sau 15 phút khoảng cách giữa 2 xe giảm 25 km.nếu đi cùng chiều thì sau 15 phút khoảng cách giữa 2 xe chỉ giảm 5 km.tìm vận tốc mỗi xe?

      bởi Nguyen Ngoc 10/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi 15p = 0,25 h

    Gọi vận tốc 2 xe lần lượt là X và Y

    Đi ngược chiều mà khoảng cách giảm 25 km chứng tỏ 2 đang lao vào nhau, cho nên chúng sẽ nhanh gặp nhau hơn! Quãng đường cả 2 xe đi trong 0,25 h cộng lại bằng 25 km

    Ta có: (X+Y).0,25=25

    Khi đi cùng chiều thì sẽ lâu hơn, ta có: (X-Y).0,25=5

    Giải hệ phương trình sau:

    (X+Y).0,25=25

    (X-Y).0,25=5

    Ta có X=60, Y=40

    Vậy 1 xe đi với vận tốc 60km/h 1 xe đi với vận tốc 40km/h

      bởi Trương Sơn 10/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để kéo một vật lên cao 5m, người ta dùng lực tối thiểu là 913,5N. Cũng để thực hiện công việc này người ta dùng 1 máy kéo tời có công suất 1450W và hiệu suất 70%. Thời gian thực hiện công việc trên là ... giây? ( nhập với kết quả thập phân )

      bởi Trần Thị Trang 19/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    Công có ích của quá trình là:

    \(A_1=F.S=913,5.5=4567,5\left(J\right)\)

    Công toàn phần mà máy kéo phải thực hiện là:

    \(A=\dfrac{A_1.100}{70}=\dfrac{4567,5.100}{70}=\dfrac{456750}{70}=6525\left(J\right)\)

    Thời gian máy thực hiện là:

    \(t=\dfrac{A}{p}=\dfrac{6525}{1450}=4,5\left(s\right)\)

    Vậy thời gian thực hiện công việc trên của máy kéo là 4,5s.

    Chúc bạn học tốt!!!

      bởi Dao huy vu 19/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF