OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính nhiệt lượng để đun sôi 1,5 lít nước ở 30 độ C ?

1. Tính nhiệt lượng để đun sôi 1,5 lít nước ở 30 độ C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng là 0,45 kg, biết nhiệt dung riêng của nước là 4.200 J/Kg. K của nhôm là 880 J/Kg. K

2. Khối chì 300 gam ở nhiệt độ 100 độ C được thả vào trong 250 gam nước ở 58,5 độ C làm cho nước nóng lên đến 60 độ C thì ngừng lại. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4.200 J/Kg. K

a. Tính nhiệt lượng mà nước để hấp thụ.

b. Tính nhiệt dung riêng của chì.

Giúp mk vs. Mk chuẩn bị ktra cúi học kì rrrr

  bởi Phan Thiện Hải 21/01/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (33)

  • Tóm tắt:

    Nhôm m1 = 1,5 kg

    c1 = 880J/kg.K

    Nước V2 = 2l => m2 = 2 kg

    c2 = 4200J/kg.K

    t1 = 300C

    t2 = 1000C

    Q = ?

    Giải:

    Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là:

    Q = Q1 + Q2

    = m1.c1.(t2-t1) + m2.c2.(t2 - t1)

    = (m1.c1 + m2.c2).(t2 - t1)

    = (1,5.880 + 2.4200).(100 - 30)

    = 680400 (J)

      bởi Nguyễn Thị Anh Thư 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả một thỏi sắt có khối lượng 800g vào 2 lít nước ở 300C . sau 1 thời gian nhiệt độ của nước giữ yên ở 40 độ C

    a) tính nhiệt lượng thu vào của nước

    b) tính nhiệt độ ban đầu của Fe

    p/s: mai thi rồi huhu! giúp e vs các bác :(

      bởi Nguyễn Hạ Lan 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt;

    \(m_1\)= 800g=0,8kg

    \(c_1\)= 460 J/kg.K

    \(V_2\)= 2 lít= 0,002 \(m^3\)

    \(c_2\)= 4200 J/kg.K

    \(t_2\)= 30 độ C

    t=40 độC

    \(Q_2\)=?

    \(t_1\)=?

    Giải:

    Khối lượng của nước là:

    ta có m=D.V=1000.0,002=2(kg)

    Nhiệt lượng thu vào của nước là:

    \(Q_2\)= \(m_2=m_2\times c_2\times\left(t-t_2\right)=2\times4200\times\left(40-30\right)=84000\)(J)

    b) nhiệt độ ban đầu của sắt là:

    Ta có:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(m_1\).\(c_1\).(\(t_1-t\))= \(m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    0,8.460(\(t_1\)-40)=84000

    \(t_1\)\(\approx\)268,26 độC

      bởi Nguyễn Huỳnh Giao 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cho hỏi : trong thực tế người ta còn dùng đơn vị calo(kí hiệu cal) để đo nhiệt lượng 1 cal=4,186 J. hãy cho biết 1 Jun bằng bn cal? chỉ giúp với mn ơi

      bởi thu thủy 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1J = 1/4,186 cal

      bởi Trần Đình 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả 1 thanh thép khối lượng 2 kg vào 1 cốc nước ở nhiệt độ 20 độ C. Thanh thép hạ nhiệt từ 70 độ C xuống 40 độ C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra ngoài môi trường.

    a) Tính nhiệt lượng mà nước đã thu vào.

    b) Tính khối lượng nước trong cốc ban đầu

    Giúp mình với

      bởi Lê Minh Trí 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1= 2kg

    m2=?

    t1= 70°C

    t2= 20°C

    t= 40°C

    Cthép= 460 J/kg.K

    Cnước= 4200J/kg.K

    --------------------------------

    a, Nhiệt lượng mà thanh thép tỏa ra là:

    Q1= m1*Cthép*(t1-t)= 2*460*(70-40)= 27600(J)

    Vì bỏ qua sự tro đổi nhiệt với môi trường ngoài nên nhiệt lượng mà thép tỏa ra chính là nhiệt lượng mà nước thu vào. Nên nhiệt lượng nước thu vào là: 27600J (1)

    b, Nhiệt lượng mà nước thu vào để nóng tới 40°C là:

    Q2= m2*Cnước*(t-t2)= m2*4200*(40-20) (2)

    Từ (1) và (2) => m2*4200*(40-20)= 27600

    => m2= 0,33kg

    Vậy nhiệt lượng nước thu vào là 27600J và khối lượng nước ban đầu là 0,33kg

      bởi phạm nguyễn quỳnh nhiên 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đun nóng 1 miếng sắt có khối lượng 1,5 kg từ 50 độ C đến 70 độ C. Tính nhiệt lượng miếng sắt thu vào.

    GIÚP MÌNH VỚI CÁC BẠN ƠI

      bởi Dương Quá 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m= 1,5kg

    t1= 50°C

    t2= 70°C

    Csắt= 460 J/kg.K

    ----------------------------------

    Nhiệt lượng mà miếng sắt thu vào là:

    Q= m*Csắt*(t2-t1)= 1,5*460*(70-50)= 13800(J)

    Vậy nhiệt lượng miếng sắt thu vào là 13800J

      bởi Trương Mỹ Yên 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối nước đá có khối lượng m1=2kg t1=-5 độ C

    bỏ khối nước đá nói trên vào 1 ca nhôm m2=500g chứa m3=3,05kg nước ở nhiệt độ t2=50 độ c. Tính khối lượng nước khi cân bằng nhiệt

      bởi Tieu Dong 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • xấp xỉ 4,95 kg nước sau cân bằng nhiệt đúng k bạn?

      bởi Trần Ba 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • phải pha bao nhiêu nước ở 80 độ c vào 10 kg nước ở 20 độ c để được nước pha có nhiệt độ 37 độ c

    giúp mình vs nhé

    tóm tắt nữa

      bởi Nguyễn Ngọc Sơn 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(t_1=80^oC\)

    \(m_2=10kg\)

    \(t_2=20^oC\)

    \(t=37^oC\)

    \(m_1=?\)

    Giải :

    Theo ptcb nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow m_1\cdot c_{Nước}\cdot\left(t_1-t\right)=m_2\cdot c_{nước}\cdot\left(t-t_2\right)\)

    \(\Leftrightarrow m_1\cdot\left(80-37\right)=10\cdot\left(37-20\right)\)

    \(\Rightarrow m_1=\dfrac{10\cdot\left(37-20\right)}{80-37}\approx3,95\left(kg\right)\)

    Vậy cần pha một lượng nước khoảng 3,95kg ở 80 độ c vào 10 kg nước ở 20 độ c để được nước pha có nhiệt độ 37 độ c.

      bởi Dương Bùi 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có hai bình cách nhiệt, bình A chứa 4 kg nước ở 20oC, bình B chứ 80kg nước ở 40oC. Người ta rót một lượng nước có khối lượng m từ bình B sang bình A. Khi bình A đã cân bằng nhiệt thì người ta lại rót một lượng nước như lúc bạn đầu từ bình A sang bình B. Nhiệt độ ở bình B sau khi cân bằng nhiệt là 38oC. Xác định lượng nước m đã rót và nhiệt độ cân bằng ở bình A.

    Thiên linh linh ~ Địa linh linh~, mấy anh, mấy chị, mấy chế, mấy bác, mấy cụ nào có tấm lòn cao cả, bao la như biển Thái Bình dạt dào~ thì hãy mở rộng tấm lòn ấy mà giúp cô gái xinh đẹp, bé nhỏ, đáng thương này với! Dốt lí quá mà, giải chi tiết vào hộ mình nha, đừng có bỏ bước nào nhá, để mình đọc dễ hiểu một chút, chậm tiêu quá mà ='=

    Please! Please!!!

      bởi Choco Choco 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(\left\{{}\begin{matrix}m_1=4kg\\t_1=20^0C\\m_2=8kg\\t_2=40^0C\end{matrix}\right.\)

    Gọi x là lượng nước m đã rót ra .

    Gọi y là nhiệt độ cân bằng ở bình A

    Nhiệt lượng tỏa ra của bình B sang bình A là :

    \(Q_1=x\left(40-y\right)\)

    Nhiệt lượng thu vào của bình A là :

    \(Q_2=4\left(y-20\right)\)

    Nhiệt lượng tỏa ra của bình B là :

    \(Q_3=2\left(8-x\right)\)

    Nhiệt lượng thu vào của bình A sang bình B là :

    \(Q_4=x\left(38-y\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt thì ta có :

    \(Q_1+Q_3=Q_2+Q_4\)

    \(\Leftrightarrow x\left(40-y\right)+2\left(8-x\right)=4\left(y-20\right)+x\left(38-y\right)\)

    Dễ rồi ~

      bởi Kiều Nhi 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2l nước.Muốn đun sôi ấm nước cần nhiệt lượng 663 KJ.Biết C nhôm=880 J/kg.k , C nước=4200 J/kg.k

    a) Tính nhiệt lượng ra J

    b) Tính nhiệt lượng ban đầu của ấm nước

      bởi sap sua 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=0,5kg\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(m_2=D.V=1000.0,002=2kg\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(Q=663kJ\)

    \(Q=?J\)

    \(t=?\)

    GIẢI :

    a) Nhiệt lượng cung cấp cho ấm nước là :

    \(Q=663kJ=663000J\)

    b)Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q=Q_1+Q_2\)

    \(\Rightarrow Q=m_1.c_1.\Delta t+m_2.c_2.\Delta t\)

    \(\Rightarrow663000=0,5.880.\Delta t+2.4200.\Delta t\)

    \(\Rightarrow663000=440\Delta t+8400\Delta t\)

    \(\Rightarrow\Delta t=\dfrac{663000}{440+8400}=75^oC\)

      bởi Trần Văn Luật 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các anh làm hộ em nhá, nhanh nhé!

    1.Một nhiệt lượng kế ban đầu chưa đựng gì. Đổ vào nhiệt lượng kế 1 ca nước nóng thì thấy nhiệt độ tăng thêm 5 độ C. Sau đó lại đổ thêm 1 ca nước nóng nữa thì thấy nhiệt độ của NLK tăng 3 độ C. Hỏi nếu đổ thêm vào NLK cung 1 lúc 10 ca nước nóng nói trên, thì nhiệt độ của NLK tăng thêm bao nhiêu độ?

      bởi nguyen bao anh 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tham khảo

    Gọi khối lượng của nhiệt lượng kế là m
    Gọi nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế là C
    Gọi t nhiệt độ ban đầu của NLK


    Gọi khối lượng của 1 ca nước nóng là m'
    Gọi nhiệt dung riêng của nước nóng là C'
    Gọi t' nhiệt độ ban đầu của ca nước nóng

    Gọi nhiệt độ cân bằng là to khi đổ 1 ca nước nóng đầu tiên

    ► Khi đổ 1 ca nước

    Nhiệt lượng do 1 ca nước nóng tỏa ra
    Q1 = m'C' ( t' - to )

    Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào:
    Q = mC ( to - t ) = 5mC

    Ta có nhiệt lượng tỏa ra = nhiệt lượng thu vào
    => Q1 = Q => m'C' ( t' - to ) = 5mC (1)


    ► Khi đổ thêm vào 1 ca nước
    Nhiệt lượng do 2 ca nước nóng tỏa ra
    Q2 = 2m'C' [ t' - (to + 3) ]

    Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào:
    Q' = mC [ ( to + 3 ) - t ] = 8mC (2)

    Ta có nhiệt lượng tỏa ra = nhiệt lượng thu vào
    => Q2 = Q' => 2m'C' [ t' - (to + 3) ] = 8mC

    => 2m'C' [ t' - (to + 3) ] = 8mC

    => m'C' [ (t' - to) - 3 ] = 4mC (3)

    m'C' (t' - to) - 3m'C' = 4mC

    => 5mC - 3m'C' = 4mC ( Do (1) ta có : m'C' (t' - to) = 5mC )

    => mC = 3m'C' (4)


    ► Trường hợp đổ thêm 5 ca nước nóng

    Gọi t* là nhiệt độ tăng lên khi đổ thêm 5 ca nước nóng

    Nhiệt lượng do 7 ca nước nóng tỏa ra
    Q3 = 7m'C' [ t' - (to + 3 + t*) ] = 7m'C' [ t' - (to + 3) - t* ] = 7m'C' [ t' - (to + 3) ] - 7m'C't*

    => Q3 = 7×4mC - 7m'C't* ( Do (3) ta có : m'C' [ t' - (to + 3) ] = 4mC )

    => Q3 = 28mC - 7mCt* /3 ( Do (4) ta có : m'C' = mC/3 )

    Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào:
    Q'' = mC [ (to + 3 + t*) - t ] = mC [ (to + 3 - t ) + t* ] = mC(to + 3 - t ) + mCt*

    => Q'' = 8mC + mCt* ( do (2) ta có : 8mC = mC(to + 3 - t ) )

    Ta có nhiệt lượng tỏa ra = nhiệt lượng thu vào
    => Q3 = Q'' => 28mC - 7mCt* /3 = 8mC + mCt*

    => 10t*/3 = 20

    => t* = 6° C

    Vậy nhiệt độ của NLK tăng thêm 6° C

      bởi Đức Nghĩa 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta đổ 1 lượng nước nóng vào 1 nhiệt lượng kế.nếu đổ cùng một lúc 10 ca thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 8 độ C. Nếu đổ cùng lúc 2 ca thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 3 độ C.Hỏi nếu đổ 1 ca nước thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ?Bỏ qua mọi hao phí năng lượng.

      bởi Aser Aser 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Goi q1 , q2 lần lượt là nhiệt lượng của nhiệt lượng kế và nước trên 1 *C

    Gọi t , T lần lượt là nhiệt độ ban đầu của nước và nhiệt độ cần tìm của nhiệt lượng kế

    *Lần đổ 10 cả nước đầu tiên :

    \(q_18=10q_2\left(t-8\right)\) (1)

    *Lần đổ 2 ca sau đó :

    \(q_13=2q_2\left(t-3\right)\) (2)

    *Lần đổ 1 ca cuối cùng :

    \(q_1T=q_2\left(t-T\right)\) (3)

    Lập tỉ \(\dfrac{\left(1\right)}{\left(2\right)}\) , ta dược :\(\dfrac{5\left(t-8\right)}{t-3}=\dfrac{8}{3}\)

    Giải pt , ta dược t = 13,7 *C

    Lập tỉ \(\dfrac{\left(2\right)}{\left(3\right)}\) , ta được : \(\dfrac{2\left(t-3\right)}{t-T}=\dfrac{3}{T}\)

    Thay t = 13,7 vào trên , ta có :

    \(\dfrac{2\left(13,7-3\right)}{13,7-T}=\dfrac{3}{T}\)

    Giải pt , ta dược : T = 1,683 *C

    Vậy nếu đổ 1 ca nước vào nhiệt lượng kế .................

      bởi Nguyen Lâm Oanh 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0.15 kg được đun nóng tới 100°C vào cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu bà của nước đều bằng 25°C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.

      bởi hà trang 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=15kg\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(c_2=4200/kg.K\)

    \(t_2=20^oC\)

    \(t=25^oC\)

    \(m_2=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra khi nhiệt độ hạ từ 100oC xuống 25oC là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=15.880.\left(100-25\right)=9900\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 25oC là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=m_2.4200.\left(25-20\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)

    \(\Rightarrow m_2.4200.\left(25-20\right)=9900\)

    \(\Leftrightarrow m_2.21000=9900\)

    \(\Leftrightarrow m_2=0,47kg\)

    Vậy khối lượng nước là 0,47kg.

      bởi Linh Hoàng Nguyễn 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phương trình : Qtỏa ra = Qthu vào được gọi là phương trình cân bằng nhiệt. Hãy mô tả và viết phương trình cân bằng nhiệt cho hệ gồm hai vật : thu nhiệt và tỏa nhiệt.

      bởi Anh Nguyễn 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phương trình cân bằng nhiệt :

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)

    \(\left\{{}\begin{matrix}Q_{thu}=m_1.c_1.\Delta t=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)\\Q_{tỏa}=m_2.c_2.\Delta t=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\end{matrix}\right.\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    Trong đó :

    \(\Delta t=t_1-t\) : với t1 là nhiệt độ đầu, t là nhiệt độ cuối

    \(\Delta t=t-t_2\) : với t2 là nhiệt độ đầu, t là nhiệt độ cuối

      bởi Trần Phương Anh 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K có nghĩa là gì ?

      bởi thúy ngọc 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cho biết nhiệt lượng cần truyền để 1 kg nước tăng thêm 1\(^0C\) là 4200J

      bởi phượng Xèo 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 thỏi đồng 497g được nung nóng đến 100oC rồi thả vào 1 nhiệt lượng kế chứa 600g nước ở nhiệt độ 14oC .nhiệt độ cuối cùng của đồng và nước là 20oC

    bỏ qua sự mất mát nhiệt ,nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K

    a,tính nhiệt dung riêng của đồng ?

      bởi thuy linh 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm Tắt:

    \(m_đ=497g=0,467kg\)

    \(t_1=100^0C\)

    \(c_{nc}=4190\) J/kg.K

    \(m_{nc}=600g=0,6kg\)

    \(t_2=14^0C\)

    \(t=20^0C\)

    _____________________

    \(c_đ=?\)J/kg.K

    Giải:

    Nhiệt lượng của nước là:

    \(Q_{nc}=m_{nc}.c_{nc}.\left(t_{ }-t_2\right)\)

    hay \(Q_{nc}\)= 0,6. 4190.6= 15084 (J)

    Nhiệt lượng của đồng là:

    \(Q_đ=m_đ.c_đ.\left(t_1-t_{ }\right)\)

    \(Q_{nc}=Q_đ\)

    Nên 15084= \(0,497.c_đ.\left(100-20\right)\)

    => 15084= 0,497 .\(c_đ\). 80

    => \(c_đ=\dfrac{15084}{0,497.80}\)\(\approx380\) (J/kg.K)

    Vậy:................................

      bởi Đạt Đỗ 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mình cần nhờ bạn trả lời giúp ạ , mình đang cần đáp án gấp

    Đun nóng 1 thanh đồng có khối lượng 0.2 kg tới 100°C. Sau đó thả thanh đồng đó vào nước thì thấy nhiệt độ cân bằng của nước và đồng là 25°C, biết khối lượng của nước là 0.5 kg.

    =>Hãy tính nhiệt độ ban đầu của nước

      bởi can tu 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho biết:

    \(m_1=0,2kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(m_2=0,5kg\)

    \(t_2=25^oC\)

    \(C_1=880J\)/kg.K

    \(C_2=4200J\)/kg.K

    Tìm: \(t_1'=?\)

    Giải:

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    \(m_1C_1\left(t_1-t_2\right)=m_2C_2\left(t_2-t_1'\right)\)

    \(0,2.880\left(100-25\right)=0,5.4200\left(25-t_1'\right)\)

    \(13200=2100\left(25-t_1'\right)\)

    13200 = 52500-2100\(t_1'\)

    \(t_1'=\) 18,7(\(^oC\))

    Đáp số: \(t_1'=18,7^oC\)

      bởi Lê Hải Anh 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho 1 tấm Cu được nung nóng đến 85 độ C vào 200g nước ở nhiệt độ 25 độ C.Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt,nhiệt độ của hệ là 35 độ C.Hỏi khối lượng của tấm Cu là bao nhiêu.Biết NDR của Cu là 400J/Kg.K

      bởi Co Nan 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho:

    m1 = ? m2 = 200g

    c1 = 400J/kg.K c2 = 4200J/kg.K

    t1 = 85 độ C t2 = 25 độ C

    t = 35 độ C . Tính m1

    Đổi : 200g = 0.2kg

    Nhiệt lượng mà đồng tỏa ra là:

    Q1 = m1.c1.( t1 - t )

    Nhiệt lượng mà nước thu vào là:

    Q2 = m2.c2.( t - t2 )

    Vì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào nên Q1 = Q2

    Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    m1.c1.( t1 - t ) = m2.c2.( t - t2 )

    hay m1. 400.( 85 - 35 ) = 0.2 . 4200.( 35 - 25 )

    ⇔ m1.2000 = 8400

    ⇔ m1 = 4.2 kg

    Vậy khối lượng tấm đồng là 4.2 kg

      bởi Phạm Kiều Duyên 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF