OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính nhiệt độ trong xô nước khi đã có sự cân bằng nhiệt ?

1/ người ta thả một cục sát khối lượng 2 kg ở 100 độ C vào một xô chứa 4kg nước ở nhiệt độ 30 độ C. tính nhiệt độ trong xô nước khi đã có sự cân bằng nhiệt. cho biết nhiệt dung riêng của sát là 460J/kg.K. nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh bằng 10% nhiệt lượng do sắt tỏa ra.

2/ một chậu đồng có khối lượng 500g đang đựng 5 lít nước ở 20 độ C. người thợ rèn nhúng thỏi sắt có khối lượng 2kg được lấy từ trong bếp lò. nhiệt độ của chậu nước sau khi cân bằng nhiệt là 30 độ C. biết nhiệt dung riêng của đồng, sắt, nước lần lượt là 380J/kg.K; 460J/kg.K; 4200 J/kg.K. tính nhiệt độ của bếp lò trong hai trường hợp:

a) nhiệt lượng do môi trường xung quanh hấp thụ không đáng kể

b) nhiệt lượng do môi trường xung quanh hấp thị bằng 20% nhiệt lượng do thỏi sắt tỏa ra.

  bởi Lê Minh Bảo Bảo 21/01/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (39)

  • 2/ một chậu đồng có khối lượng 500g đang đựng 5 lít nước ở 20 độ C. người thợ rèn nhúng thỏi sắt có khối lượng 2kg được lấy từ trong bếp lò. nhiệt độ của chậu nước sau khi cân bằng nhiệt là 30 độ C. biết nhiệt dung riêng của đồng, sắt, nước lần lượt là 380J/kg.K; 460J/kg.K; 4200 J/kg.K. tính nhiệt độ của bếp lò trong hai trường hợp:

    a) nhiệt lượng do môi trường xung quanh hấp thụ không đáng kể

    b) nhiệt lượng do môi trường xung quanh hấp thị bằng 20% nhiệt lượng do thỏi sắt tỏa ra.

    Tóm tắt:

    m1 = 500g = 0,5kg ; t1 = 20oC ; c1 = 380J/kg.K

    V2 = 5l = 0,005m3 ; t2 = 20oC ; c2 = 4200J/kg.K

    m3 = 2kg ; t3 ; c3 = 460J/kg.K

    t = 30oC

    ___________________________________________

    t3 = ?

    Giải.

    Khi nhúng thỏi sắt vào chậu nước thì chậu và nước thu nhiệt lượng, thỏi sắt tỏa nhiệt lượng.

    Nhiệt lượng chậu đồng thu vào đến khi có cân bằng nhiệt là:

    \(Q_1=m_1.c_1.\left(t-t_1\right)=0,5.380.\left(30-20\right)=1900\left(J\right)\)

    Khối lượng riêng của nước là Dn = 1000kg/m3, vậy khối lượng của lượng nước trong chậu là:

    \(m_2=V_2.D_2=0,005.1000=5\left(kg\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào đến khi có cân bằng nhiệt là:

    \(Q_2=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=5.4200.\left(30-20\right)=210000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng thỏi sắt tỏa ra đến khi có cân bằng nhiệt là:

    \(Q_3=m_3.c_3.\left(t_3-t\right)=2.460.\left(t_3-30\right)=920t_3-27600\)

    a) Trong trường hợp bỏ qua nhiệt lượng truyền cho môi trường thì theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    \(Q_1+Q_2=Q_3\\ \Rightarrow1900+210000=920t_3-27600\\ \Rightarrow239500=920t_3\\ \Rightarrow t_3\approx260,33\left(^oC\right)\)

    b) Trong trường hợp nhiệt lượng truyền ra môi trường bằng 20% nhiệt lượng do thỏi sắt tỏa ra tức là chỉ có 80% nhiệt lượng được truyền vào chậu nước.

    \(\Rightarrow Q_1+Q_2=0,8Q_3\\ \Rightarrow1900+210000=(920t_3-27600).0,8\\ \Rightarrow920t_3=\dfrac{1900+210000}{0,8}+27600=292475\\ \Rightarrow t_3\approx317,91\left(^oC\right)\)

    Kết luận: a) \(t_3\approx260,33^oC\) ; b) \(t_3\approx317,91^oC\)

      bởi Chu anh duc Duc 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 hệ gồm n vật trao đổi nhiệt với nhau, có khối lượng lần lượt là : \(m_1,m_2,m_3,..m_n\)có nhiệt rung riêng : \(c_1,c_2,c_3,..c_n\) có nhiệt độ ban đầu \(t_1,t_2,t_3,..t_n\)Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt.

      bởi Sasu ka 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gỉa sử trong hệ vật có k vật đầu tiên toả nhiệt (n-k) vật còn lại thu nhiệt

    Nhiệt độ cân bằng là T

    Nhiệt lượng vật toả ra là:

    Qtoả = Q1+ Q2 + ... + Qk

    Qtoả = m1.c1.(t1-T) + m2.c2.(t2-T) + ... + mk.ck.(tk-T)

    Nhiệt lượng (n-k) vật thu vào là:

    Qthu = Qk+1 + Qk+2 + ... + Qk

    Qthu = mk+1 . ck+1 + ... + mn . cn . (T-tn)

    Khi cân bằng nhiệt ta có:

    <=> m1.c1.(t1-T) + m2.c2.(t2-T) + ... + mk.ck.(tk-T) = mk+1 . ck+1 + ... + mn . cn . (T-tn)

    \(\Rightarrow T=\dfrac{m_1.c_1.t_1+m_2.c_2.t_2+...+m_n.c_n.t_n+}{m_1.c_1+m_2.c_2+...+m_n.c_n}\)

      bởi Dương Thùy 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao chăn bông dùng vài năm lại phải đem bật lại ?

      bởi Nguyễn Anh Hưng 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ?

      bởi Nguyễn Mến 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bếp điện đun một ấm đựng 500g nước ở nhiệt độ 15 độ C. Nếu đun 5 phút , nhiệt độ nước len đến 23 độ C. Nếu lượng nước là 750g thì đun trong 5 phút nhiệt độ chỉ lên đến 20,8 độ C. Tính:
    a. Nhiệt lượng ấm thu vào để tăng lên 1 độ C.
    b. Nhiệt lượng do beeps điện toả ra trong 1 phút. Cho hiệu suất là 40% và nhiệt dung riêng của nước là c= 4200 Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K

      bởi Nguyễn Thị Lưu 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • chịu

      bởi Trần Khải Nguyên 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tính nhiệt lượng tỏa ra của 2kg nước ở 100C hạ xuống 25C

      bởi Naru to 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng mà 2kg nước tỏa ra từ 100 độ C xuống 25 độ C là:

    Q=m.c.\(\Delta\)t=2.4200.(100-25)=630000(J) hay 630(kJ)

      bởi Phước Ánh 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1 : một bình nhiệt lượng kế có chứa 1 lượng nước. Khối lượng nước trong bình là \(m_o\), nhiệt đổ của nước trong bình là \(t_o=20^oC\)

    - Nếu thả khối trụ (I) bằng đồng có khối lượng m, nhiệt độ t = 100 độ C vào bình thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là \(t_1=25^oC\)

    - Nếu ko thả khối trụ (I) mà thả khối trụ (II) bằng hợp kim có khối lượng là 2m, nhiệt độ là t = 100 độ C vào bình thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là \(t_2=40^oC\)

    - Nếu thả cùng lúc 2 khối trụ (I) và (II) vào bình thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ t' của nước là bao nhiêu ?

    Bài 2 : Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa 4kg nước ở 20 độ C, bình 2 chứa 8 kg nước ở 60 độ C. Ngta rót 1 lượng nước từ bình 1 sang bình 2. Sau khi cân bằng nhiệt, ngta lại rót 1 lượng nước m như thế nào từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng ở bình thứ nhất lúc này là 22 độ C.

    a) Tính lượng nước m trong mỗi lần rót và nhiệt độ cân bằng của bình 2 ?

    b) Nếu tiếp tục thực hiện lần thứ hai, tìm nhiệt độ cân bằng của mỗi bình ?

    Bài 3 : Ngta cho rằng " mùa hè ban ngày thường có gió thổi từ biển vào đất liền, ban đêm lại có gió thổi từ đất liển ra biển" theo em điều này có đúng không ? giải thích vì sao có hiện tượng này ?

    Đề thi hsg tỉnh mình, em xin đề nghi thầy phynit phynit thưởng mỗi bài 10 GP cho bạn nào làm được 3 bài này đc ko ah ? vì 3 bài này đa số bên e toàn bị mắc lỗi ở 3 câu này ah. e cảm ơn thầy.

      bởi Mai Rừng 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phương trình cân bằng nhiệt

    Phương trình cân bằng nhiệt

    a) Khi rót m (kg) nước từ bình 1 sang bình 2 thì nước bình 1 thu nhiệt lượng và nước bình 2 tỏa nhiệt lượng những nhiệt lượng đó là:

    \(Q_1=m.c.\left(t'-20\right);Q_2=m_2.c\left(60-t'\right)\)

    Cân bằng nhiệt: \(Q_1=Q_2\Rightarrow m.c.\left(t'-20\right)=m_2.c.\left(60-t'\right)\Rightarrow m.t'-20m=60.8-8t'\Rightarrow t'\left(m+8\right)-20m=480\Rightarrow t'=\dfrac{480+20m}{m+8}\left(1\right)\)

    Khi rót m (kg) nước từ bình 2 sang bình 1 thì nước ở bình 1 thu nhiệt lượng và nước bình 2 tỏa nhiệt lượng, lúc này bình 1 đã rót đi m nên sẽ còn m1 - m (kg) nước, lúc cân bằng thì nước bình 1 có nhiệt độ là 22oC:

    \(Q_1'=\left(m_1-m\right).c.\left(22-20\right);Q_2=m.c.\left(t'-22\right)\)

    Cân bằng nhiệt: \(Q_1'=Q_2'\Rightarrow\left(m_1-m\right).c.\left(22-20\right)=m.c.\left(t'-22\right)\Rightarrow\left(4-m\right).2=m.t'-22m\Rightarrow8=m.t'-20m\left(2\right)\)

    Thay (1) vào (2) ta được: \(8=\dfrac{m\left(480+20m\right)}{m+8}-20\) ta quy đồng với m+8: \(240m+20m^2-20m^2-160m=8m+64\Rightarrow72m=64\Rightarrow m\approx0,889\left(kg\right)\)

    Thay m và (1) ta được: \(t'=\dfrac{480+20.0,889}{0,889+8}\approx56\left(^oC\right)\)

    b) Sau khi kết thúc lần rót 1: nhiệt độ nước bình 1 là 22oC, nhiệt độ nước bình 2 là 56oC, khối lượng nước ở bình 2 vẫn là m2 vì đã đổ vào và rót ra. Tiếp tục rót nước từ bình 1 sang bình 2 thì nước ở bình 1 thu nhiệt, nước ở bình 2 tỏa nhiệt, gọi t là nhiệt độ khi cân bằng:

    \(Q_1=m.c.\left(t-22\right);Q_2=m_2.c.\left(56-t\right)\)

    Cân bằng nhiệt: \(Q_1=Q_2\Rightarrow m.c.\left(t-22\right)=m_2.c.\left(56-t\right)\)với m = 0,889 thì \(0,889t-19,558=448-8t\Rightarrow8,889t=467,558\Rightarrow t\approx52,6\left(^oC\right)\)

    Sau khi rót nước ở bình 1 đổ sang bình 2 thì nhiệt độ ở bình 2 là 52,6oC, nhiệt độ nước ở bình 1 là 22oC, khối lượng nước ở bình 1 là m1 - m (kg), nước bình 1 thu nhiệt và nước bình 2 tỏa nhiệt. Gọi t' là nhiệt độ khi cân bằng nhiệt:

    \(Q_1'=\left(m_1-m\right).c.\left(t'-22\right);Q_2'=m.c.\left(52,6-t'\right)\)

    Cân bằng nhiệt: \(Q_1'=Q_2'\Rightarrow\left(m_1-m\right).c.\left(t'-22\right)=m.c.\left(52,6-t'\right)\Rightarrow\left(4-0,889\right).\left(t'-22\right)=0,889.\left(52,6-t'\right)\Rightarrow3,111t'-68,442=46,7614-0,889t'\Rightarrow4t'=115,2034\Rightarrow t=28,8\left(^oC\right)\)

      bởi Nguyen Van Anh 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính hiệu suất của một bếp dầu biết tốn 300g dầu mới đun sôi được 12l nước ở 20°C

      bởi Phan Quân 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(m_{dầu}=300\left(g\right)=0,3\left(kg\right)\\ V_{nước}=12\left(l\right)\Rightarrow m_{nước}=12\left(kg\right)\\ \Delta t=t_2-t_1=100^0C-20^0C=80^0C\\ c=4200\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\\ q=44\cdot10^6\left(\dfrac{J}{kg}\right)\)

    Giải:

    Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 12l nước là:

    \(Q_1=m.c.\Delta t=12.4200.80=4032000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng do 300g dầu tỏa ra là:

    \(Q_2=m_{dầu}\cdot q=0,3\cdot44\cdot10^6=13200000\left(J\right)\)

    Hiệu suất của bếp dầu là:

    H=\(\dfrac{Q_1}{Q_2}\cdot100\%=\dfrac{4032000}{13200000}\cdot100\%\approx30,5\%\)

      bởi Nguyễn Tuấn Hùng 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thau bằng nhôm có khối lượng 0,5kg đựng 2 lít nước ở 200C.

    a) Thả vào thau nhôm một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra thấy thau nước nóng lên đến 21,20C. Tìm nhiệt độ của thỏi đồng. Bỏ qua sự trao đổi nhệt ra ngoài môi trường. Biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm, đồng lần lượt là 4200Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K; 880Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K; 380Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K

    b) Thực ra trong trường hợp này nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài bằng 10 phần trăm nhiệt lượng cung cấp cho thau nước. Tìm nhiệt lượng thực sự bếp cung cấp và nhiệt độ của thỏi đồng?

    c) Nếu tiếp tục bỏ vào thau nước một thỏi nước đá có khối lượng 100g ở 00C. Nước đá có tan không? Tìm nhiệt độ cuối cùng của hệ thống hoặc nước đá còn sót lại không tan hết? Biết cứ 1kg nước đá nóng chảy hoàn toàn thành nước ở 00

      bởi Hoa Lan 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Nhiệt độ của bếp lò: ( t0C cũng là nhiệt độ ban đầu của thỏi đồng)

    Nhiệt lượng của thau nhôm nhận được để tăng nhiệt độ từ t1= 200C lên t2 = 21,20C:

    Q1 = m1.c1(t2 - t1)

    Nhiệt lượng của nước nhận được để tăng nhiệt độ từ t1= 200C lên t2 = 21,20C:

    Q2 = m2.c2(t2 - t1)

    Nhiệt lượng của thỏi đồng toả ra để hạ nhiệt độ từ t0C xuống t2 = 21,20C:

    Q3 = m3.c3(t – t2)

    Vì không có sự toả nhiệt ra môi trường nên theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    Q3 = Q1 + Q2 => m3.c3(t - t2) = m1.c1(t2 - t1) + m2.c2(t2 - t1)

    => t = [(m1.c1+ m2.c2) (t2 - t1) / m3.c3] + t2

    thế số ta tính được t = 160,780C

    b) Nhiệt độ thực của bếp lò(t’):

    Theo giả thiết ta có: Q’3 - 10% ( Q1+ Q2 ) = ( Q1+ Q2 )

    ð Q’3 = 1,1 ( Q1+ Q2 )

    ð m3.c3(t’ - t2) = 1,1 (m1.c1+ m2.c2) (t2 - t1)

    ð t’ = [ 1,1 (m1.c1+ m2.c2) (t2 - t1) ] / m3.c3 }+ t2

    Thay số ta tính được t’ = 174,740C

    c) Nhiệt độ cuối cùng của hệ thống:

    + Nhiệt lượng thỏi nước đá thu vào để nóng chảy hồn tồn ở 00C:

    Q = 3,4.105.0,1 = 34000(J)

    + Nhiệt lượng cả hệ thống (thau, nước, thỏi đồng) toả ra khi hạ 21,20C xuống 00C:

    Q’ = (m1.c1+ m2.c2 + m3.c3 ) (21,20C - 00C) = 189019,2(J) + So sánh ta có: Q’ > Q nên nhiệt lượng toả ra Q’ một phần làm cho thỏi nước đá tan hồn

    tồn ở 00 C và phần còn lại (Q’-Q) làm cho cả hệ thống ( bao gồm cả nước đá đã tan) tăng nhiệt độ từ 00C lên nhiệt độ t”0C.

    + (Q’-Q) = [m1.c1+ (m2 + m)c2 + m3.c3 ] (t”- 0)

    => t” = (Q’-Q) / [m1.c1+ (m2 + m)c2 + m3.c3 ]

    thay số và tính được t” = 16,60C.

    Bài này tớ bt thế thui còn gì nhờ thầy phynit nha:)

      bởi Nguyễn Thanh Huyền 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một quả cầu nhôm có khối lượng m1 đã được nung nóng tới 120oC, vào 1 bình nhiệt lượng kế chứa m2 = 0,44 kg nước ở 20oC . Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của quả cầu và nước đầu bằng 35oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là c1 = 880Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K và c2 = 4200Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K. Bỏ qua sự trao đổi giữa vỏ bình và môi trường xung quanh.

    a. Hỏi nhiệt lượng do nước thu vào là bao nhiêu ?

    b. Tính khối lượng của quả cầu nhôm m1

      bởi Phong Vu 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m2= 0,44kg

    t1= 120ºC

    t2= 20ºC

    Nhiệt lượng thu vào là:

    Q2= m2*C2*\(\Delta t\)= 0,44*4200*(35-20)= 27720(J)

    Theo đầu bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1=Q2

    <=> m1*C1*\(\Delta t\)= Q2

    <=> m1*880*(120-35)=27720

    => m1= 0,37kg

      bởi Phạm Quỳnh Phương 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm nhôm khối lượng 500g chứa 2kg nước ở nhiệt độ 25°C

    Tính nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước

      bởi Nguyễn Vân 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1= 500g= 0,5kg

    m2= 2kg

    t1= 25°C

    t2= 100°C

    ---------------------

    Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng tới 100°C là:

    Q1= m1*C1*(t2-t1)= 0,5*880*(100-25)= 33000(J)

    Nhiệt lượng cần thiết để nước trong ấm nóng tới 100°C là:

    Q2= m2*C2*(t2-t1)= 2*4200*(100-25)= 630000(J)

    Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là:

    Q= Q1+Q2= 33000+630000= 663000(J)

    =>> Muốn đu sôi ấm nước thì cần một nhiệt lượng là 663000(J)

      bởi đoàn triệu vĩ 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một miếng đồng có khối lượng 300g đươc nung nóng tới nhiệt độ 100độC vào một cốc nước ở 30độC, sau một thời gian nước nóng lên 32độC

    a. Tính nhiệt độ của đồng ngay sau khi có cân bằng nhiệt

    b. Tính m nước .Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K ,của nước là 4200J/kg.K , coi như chỉ có miếng đồng và nước truyền nhiệt cho nhau.

    Giúp mình với ạ mai mình kiểm tra rồi. Mình cám ơn trươc ạ!

      bởi Nguyễn Trà Giang 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, Nhiệt độ của đồng sau khi cân bằng là: t = 30+32=62(*C)

    b, Đổi 300g = 0,3kg

    Ta có công thức: Q tỏa = Qthu

    <=> m1.c1.(t1-t) = m2.c2.\(\Delta\)t

    <=> 0,3.380.(100-62) = m2 .4200.32

    <=> 4332 = m2.134400

    => m2=134400:4332=31(kg)

    Vậy khối lượng nước cần tìm là 31kg

      bởi phạm nguyễn quỳnh nhiên 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả 300g đồng ở 100 độ C vào 250g nước ở 35 độ C. Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt

    Mong mọi người giúp mìnhhihi

      bởi thu trang 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt: t=?

    t1=100 độ C

    t2=35 độ C

    m1=300g,c1=380kg/j.k

    m2=250g,c2=4200kg/j.k

    Bài làm

    Nhiệt lượng đồng tỏa ra là:Q1=m1.c1.(t1-t)

    =300.380.(100-t)

    =11400000-11400t

    Nhiệt lượng nước thu vào là:Q2=m2.c2.(t-t2)

    =250.4200.(t-35)

    =1050000t-36750000

    Theo pt cân bằng nhiệt ta có:Q1=Q2

    =>11400000-11400t=1050000t-36750000

    =>-1061400t=-48150000

    =>t=45,36 độ C

    Vậy nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 45,36 độ C

      bởi Nguyễn tùng chi 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 2 bình cách nhiệt,bình 1 chứa 4kg nước ở 20oC,bình 2 chứa 8kg nước ở 40oC,người ta rót m nước từ bình 1 sang bình 2 thì nhiệt độ cân bằng bình 2 là 38oC.Tính m mỗi lần rót và nhiệt độ cân bằng bình 1

      bởi Lê Minh Bảo Bảo 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mk ko có nhiều thời gian để làm bn dựa ào bài này này http://d3.violet.vn//uploads/previews/present/1/77/463/preview.swf

      bởi Thảo Thu 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả 500g chì ở nhiệt độ 80 độ C vào 300g nước ở 60 độ C làm nóng lên 70 độ C

    a, Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?

    b, Nhiệt lượng của nước thu vào?

    c, Tính nhiệt dung riêng của chì?

      bởi Nguyễn Xuân Ngạn 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    mchì = 500 g = 0.5 kg

    chì = 80°C

    mnước = 300 g = 0.3 kg

    1nước = 60°C

    Cnước = 4200 J/kg.k

    2nước = 70°C

    ________________________

    a.t°2chì = ?

    b.QTV = ?

    c.Cchì = ?

    Giải:

    a.

    Theo nguyên lý truyền nhiệt, sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ cuối của hai vật bằng nhau, nên ta có:

    2nước = t°2chì = 70°C

    b.

    Nhiệt lượng của nước thu vào:

    ADCT: QTV = mnước . Cnước . ( t°2 - t°1nước ) = 0.3 . 4200 . ( 70 - 60 ) = 12600 (J)

    c.

    Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    QTR = QTV

    mchì . Cchì . ( t°1chì - t°2 ) = mnước . Cnước . ( t°2 - t°1nước )

    0.5 . Cchì . ( 80 - 70 ) = 12 600

    0.5 . Cchì . 10 = 12 600

    5 Cchì = 12 600

    Cchì = 2520 ( J/kg.k )

    Sai đề, nhiệt dung riêng của chì chỉ ở 130 J/kg.k chứ không cao như vậy

      bởi phan thanh hưng 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • để xá định nhiệt dụng riêng của đồng, ngta thả một miếng đồng có khối lượng 0,5 được nung nóng tới 100oC vào 300g nước ở nhiệt độ 40oC, nước nóng tới 70oC. biết c nước=4200Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kgK

    a)tính nhiệt lượng nước thu vào

    b)tính nhiệt dung riêng của đồng

    giúp gấp mình câu này với ạ, mai mình thi, cám ơn ạ

      bởi Nguyễn Hạ Lan 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1= 0,5kg

    m2= 300g= 0,3kg

    t1= 100°C

    t2= 40°C

    C2= 4200 J/kg.K

    ----------------------------

    a, Q2=?

    b, C1=?

    Giải:

    a, Nhiệt lượng nước thu vào là:

    Q2= m2*C2*(t-t2)= 0,3*4200*(70-40)= 37800(J)

    b, *Theo bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1=Q2

    <=> m1*C1*(t1-t)= Q2

    <=> 0,5*C1*(100-70)= 37800

    => C1= 2520

    ==>>> Đề sai rồi bạn ơi...

      bởi nguyễn thị lộc 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa 2 chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn. Giải thích?
    2. Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 15 độ C. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500g được nung nóng tới 100 độ C. Biết nhiệt dung riêng của đồng thau và nước lần lượt là 380Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K và 4200Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K

    3. Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g đang ở nhiệt độ 100độC vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự can bằng nhiệt là30độC. Hỏi nước nóng len thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài? Nhiệt dung riêng của đồng là 380J(kg.K), nhiệt dung riêng của nước là 4200Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.(kg.K)

      bởi Ngoc Nga 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để t chém bài 3 trước, bài 1 nên search GG, SGK hay SBT j đó.........

    Tóm tắt:

    \(m_1=600\left(g\right)=0,6\left(kg\right)\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(c_1=380\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)

    \(m_2=2,5\left(kg\right)\)

    \(c_2=4200\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)

    \(t=30^oC\)

    \(\Delta t_2=???\)

    Vì nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên:

    \(Q_1=Q_2\)

    \(\Leftrightarrow\)\(m_1.c_1.\Delta t_1=m_2.c_2.\Delta t_2\)

    \(\Leftrightarrow0,6.380.\left(100-30\right)=2,5.4200.\Delta t_2\)

    \(\Leftrightarrow\Delta t_2=\dfrac{0,6.380\left(100-30\right)}{2,5.4200}=1,52\left(^oC\right)\)

    Vậy nước nóng thêm 1,52oC

      bởi Huệ Nguyễn 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một nhiệt lượng kế chứa 2 l n'c ở nhiệt độ 150C.Hỏi n'c nóng lên tới bao nhiu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế 1 quả cân = đồng thau klg 500g đc nug nóng tới 1000c?

      bởi thu thủy 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    Vnước = 2 Lit

    1nước = 15°C

    Cnước = 4200 J/kg.k

    mđồng = 500 g = 0.5 kg

    1đồng = 100°C

    Cđồng = 380 J/kg.k

    _____________________

    \(\Delta\)nước = ?

    Giải:

    Ta có: Vnước = 2 L = 2 dm3 = 0.002 ( m3 )

    Dnước = 1 000 ( kg/m3 )

    Dnước = \(\dfrac{m_{nước}}{V_{nước}}\) \(\Rightarrow\) mnước = Dnước . Vnước = 1 000 . 0.002 = 2 ( kg )

    Vậy khối lượng của nước là 2 kg

    Giải:

    Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    QTR = QTV

    \(\Leftrightarrow\) mđồng . Cđồng . ( t°1đồng - t°2 ) = mnước . Cnước . ( t°2 - t°1nước )

    \(\Leftrightarrow\) 0.5 . 380 . ( 100 - t°2 ) = 2 . 4200 . ( t°2 - 15 )

    \(\Leftrightarrow\) 190 . ( 100 - t°2 ) = 8400 . ( t°2 - 15 )

    \(\Leftrightarrow\) 19000 - 190 t°2 = 8400 t°2 - 126000

    \(\Leftrightarrow\) - 190 t°2 - 8400 t°2 = - 126000 - 19000

    \(\Leftrightarrow\) - 8590 t°2 = -145000

    \(\Leftrightarrow\)2 \(\approx\) 16.88 °C

    \(\Rightarrow\) \(\Delta\)nước = t°2 - t°1nước = 16.88 - 15 = 1.88 °C

    Vậy nước nóng thêm 1.88 °C

    Được chưa

      bởi Nguyễn Phong 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một miếng đồng có khối lượng bằng 0,6 kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 1000C xuống 300C. Hỏi:

    a)Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

    b)Nước nóng thêm bao nhiêu độ?

    Bỏ qua sự trao đổi nhiệt từ môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 380J/kg.K và 1200J/kg.K

      bởi Đào Lê Hương Quỳnh 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(m_1=0,6\left(kg\right)\\ m_2=200\left(g\right)=0,2\left(kg\right)\\ t_1=100^0C\\ t=30^0C\\ c_1=380\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ c_2=4200\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ Q_2=?\\ \Delta t_2=?\)

    a) theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    \(Q_2=Q_1=m_1\cdot c_1\cdot\Delta t_1\\ =m_1\cdot c_1\cdot\left(t_1-t\right)\\ =0,6\cdot380\left(100-30\right)=15960\left(J\right)\)

    Vậy nước nhận được nhiệt lượng là 15960(J)

    b) ta có:

    \(Q_2=m_2\cdot c_2\cdot\Delta t_2\Rightarrow\Delta t_2=\dfrac{Q_2}{m_2\cdot c_2}=\dfrac{15960}{0,2\cdot4200}\\ =19^0C\)

    Vật nước nóng lên 19 độ C

    (nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K nhé, nếu là nước đá thì cũng là 1800, mình nghĩ chỗ đó bạn sai đề)

      bởi trần tuyết chinh 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả đồng thời một miếng thép 100g và một miếng đồng 200g đều được đun nóng tới 200 độ C rồi thả vào một bình nhôm có khối lượng 400g chứa một lít nước ở 25 độ C tính nhiệt độ của các vật khi cân bằng nhiệt ( bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường).

      bởi thanh hằng 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(m_1=100\left(g\right)=0,1\left(kg\right);c_1=460\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ m_2=200\left(g\right)=0,2\left(kg\right);c_2=380\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ m_3=400\left(g\right)=0,4\left(kg\right);c_3=880\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ V_4=1\left(l\right)\Rightarrow m_4=1\left(kg\right);c_4=4200\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ t_1=200^0C\\ t_2=25^0C\\ t=?\)

    Giải

    nhiệt lượng do miếng đồng và miếng thép tỏa ra là:

    \(Q_{tỏa}=Q_1+Q_2=m_1\cdot c_1\cdot\Delta t_1+m_2\cdot c_2\cdot\Delta t_1\\ =\left(t_1-t\right)\left(m_1\cdot c_1+m_2\cdot c_2\right)\\ =\left(200-t\right)\left(0,1\cdot460+0,2\cdot380\right)=\left(200-t\right)122=24400-122t\)

    nhiệt lượng do bình nhôm và nước thu vào là:

    \(Q_{thu}=Q_3+Q_4=m_3\cdot c_3\cdot\Delta t_2+m_4\cdot c_4\cdot\Delta t_2\\ =\left(t_{ }-t_2\right)\left(m_3\cdot c_3+m_4\cdot c_4\right)\\ =\left(t-25\right)\left(0,4\cdot880+1\cdot4200\right)=\left(t-25\right)4552=4552t-113800\)

    theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow24400-122t=4552t-113800\\ \Rightarrow24400+113800=122t+4552t\\ \Rightarrow138200=4674t\\ \Rightarrow t=\dfrac{138200}{4674}\approx29,6^0C\)

    Vậy nhiệt độ của các vật khi cân bằng nhiệt là 29,6 độ C

      bởi le Van Tuan 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • MỌI NGƯỜI GIÚP MK VỚI

    a, tính nhiệt lg cần thiết để cho mieng đồng có khối lg 0,4kg ở nhiệt độ 25C tăng đến 175C. bt nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K

    b,người ta thả miếng đồng sau khi đun tới 175C vào một thau nhôm có khối lg 0,08 kg chứa 2 kg nước ở 20C .hỏi khi cân bằng nhiệt thì nước nóng thêm bao nhiu độ. bt nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k và nước là 4200J/kg.k

      bởi thuy linh 26/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1 = 0,4kg ; c1 = 380J/kg.K

    t1 = 25oC ; t2 = 175oC

    m2 = 0,08kg ; c2 = 880J/kg.K

    m3 = 2kg ; c3 = 4200J/kg.K

    t3 = 20oC

    Nhiệt học lớp 8

    a) Q = ?

    b) \(\Delta t\)= ?

    Giải

    Nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng đồng để nó tăng nhiệt độ từ t1 = 25oC lên t2 = 175oC là:

    \(Q=m_1.c_1\left(t_2-t_1\right)=0,4.380\left(175-25\right)=22800\left(J\right)\)

    Gọi nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t.

    Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 = 175oC xuống t là:

    \(Q_{tỏa}=m_2.c_2\left(t_2-t\right)\)

    Nhiệt lượng thau nhôm và nước thu vào để tăng nhiệt độ từ t3 = 20oC lên t là:

    \(Q_{thu}=\left(m_2.c_2+m_3.c_3\right)\left(t-t_3\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow m_1.c_1\left(t_2-t\right)=\left(m_2.c_2+m_3.c_3\right)\left(t-t_3\right)\\ \Rightarrow0,4.380\left(175-t\right)=\left(0,08.880+2.4200\right)\left(t-20\right)\\ \Rightarrow t=22,73\left(^oC\right)\)

    Vậy độ tăng nhiệt độ của nước là:

    \(\Delta t=t-t_3=22,73-20=2,73\left(^oC\right)\)

      bởi Phạm Thảo Uyên 27/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF