OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính nhiệt độ chung của nồi và nước sau khi cân bằng nhiệt ?

Đun sôi 1 nồi đồng 1kg chứa 2kg nước ở 25 độ C. sau đó cho thêm 1kg nước ở 25 độ C vào. Tính nhiệt độ chung của nồi và nước sau khi cân bằng nhiệt.k

  bởi Nguyễn Thanh Thảo 21/01/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (39)

  • Tóm tắt

    m1 = 1kg ; c1 = 380J/kg.K

    m2 = 2kg ; c2 = 4200J/kg.K

    t1 = 25oC ; t2 = 100oC

    m3 = 1kg ; t3 = 25oC

    Nhiệt học lớp 8

    t = ?

    Giải

    Nhiệt lượng nồi đồng và nước trong đó tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 = 100oC xuống nhiệt độ cân bằng t là:

    \(Q_{tỏa}=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t_2-t\right)\)

    Nhiệt lượng nước sau khi đổ vào thu và khi tăng nhiệt độ từ t3 = 25oC lên nhiệt độ cân bằng t là:

    \(Q_{thu}=m_3.c_2\left(t-t_3\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t_2-t\right)=m_3.c_2\left(t-t_3\right)\\ \Rightarrow\left(1.380+2.4200\right)\left(100-t\right)=1.4200\left(t-25\right)\\ \Leftrightarrow t=75,734\left(^oC\right)\)

    Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 75,734oC

      bởi Hoàng Như 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta dẫn hơi nước ở 100 độ C vào 1 nhiệt lượng kế chứa 100g nước đá ở 0 độ C. Sau khi nước đá tan hết, lượng nước trong nhiệt lượng kế là bao nhiêu? Cho nhiệt nóng chảy của nước đá là:

      bởi May May 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nhiệt nóng chảy đâu bạn, nhiệt hoá hơi đâu bạn ,khối lượng hơi nước

    mình cần 3 cái đó

      bởi Đoàn Ngọc Phú 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nếu muốn nước và kim loại nóng lên tới 90 độ C thì cần thêm vào một lượng kim loại ở 160 độ C là bao nhiêu kg

      bởi Nguyễn Thanh Thảo 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • WTF???????????? Có gì đó sai sai :D

      bởi Hoàng Tuấn 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Em cần mn giải gấp bài này :

    Người ta thả 1 thỏi thép có khối lượng 400g ở nhiệt độ 100°C vào bình cách nhiệt có nước ở nhiệt độ 30°C. Sau 1 thời gian, nhiệt độ của nước và đồng đều là 40°C

    A, Tính nhiệt lượng thỏi thép tỏa ra.

      bởi Nguyễn Hoài Thương 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1= 400g= 0,4kg

    t1= 100ºC

    t2= 30ºC

    a, Nhiệt lượng thỏi tháp tỏa ra:

    Q= m1*C1*\(\Delta t\)= 0,4*460*( 100-40)= 11040(J)

    b, Vì nhiệt lượng thu vào bằng nhiệt lượng tỏa ra nên nhiệt lượng nước thu vào là:

    Qthu= Qtỏa

    Qthu= 11040(J)

    c, Theo đầu bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1=Q2

    <=> m1*C1*\(\Delta t\)1= m2*C2*\(\Delta t\)2

    <=> 0,4*460*(100-40)= m2*4200*(40-30)

    => m2= 0,26(kg)

      bởi Nguyễn Trang 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thỏi sắt có khối lượng 2,5 được nung nóng tới 650 độC. Nếu thỏi sắt ngưoi đi 36 độ C thì nó tỏa ra một nhiệt lượng bao nhiêu?

      bởi thu phương 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m=2,5kg\\ \Delta t=36'C\\ \overline{Q=?}\)

    Giải:

    Ta có \(c=440J|kg.K\) (nhiệt dung riêng của sắt)

    Nhiệt lượng mà thỏi sắt đó tỏa ra là:

    \(Q=m.c.\Delta t=2,5.440.36=39600J\)

    vậy nhiệt lượng mà nó tỏa ra là 39600 J

      bởi Ngọc Bích 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải giúp em vs

    Người ta có 150g nước ở nhiệt độ 20°C phải cung cấp cho nước một nhiệt lượng bằng bao nhiêu để nâng nhiệt độ của nó lên 95°C .(cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200j/kg.k)

      bởi Mai Trang 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi 150g=0,15kg

    Nhiệt lượng cần cung cấp để 150g nước 20*C lên 95*C là:

    Q=m.c.\(\Delta t\)=1,5.4200.(95-20)=47250(J)

      bởi Hoàng Đan 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • người ta thả 1 miếng đồng 0,5kg có nhiệt độ 100 độ C vào 1000g nc. thấy nhiệt độ của nc tăng 20 độ C rồi ko tăng nữa. hỏi

    a, nhiệt độ cuối của miếng đồng là bn ?vì sao?

    b, nc nhận đc 1 nhiệt lượng là bn?

      bởi bach hao 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1= 0,5kg

    m2= 1000g= 1kg

    t= 20°C

    t1= 100°C

    C1= 380 J/kg.K

    C2= 4200 J/kg.K

    -----------------------------

    a, Nhiệt độ cuối của miếng đồng là 20°C. Vì trong quá trình truyền nhiệt nếu 2 vật có nhiệt độ bằng nhau thì sẽ kết thúc.

    b, Nhiệt lượng mà miếng đồng tỏa ra:

    Q1= m1*C1*( t1-t)= 0,5*380*(100-20)= 15200(J)

    => Nước nhận được nhiệt lượng là 15200(J), vì nhiệt lượng mà đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào:

    c, *Theo bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1=Q2

    <=> Q1= m2*C2*( t-t2)

    <=> 15200= 1*4200*(20-t2)

    => t2= 16,38°C

    Vậy nước đã nóng thêm: 20-t2= 3,62°C

      bởi Phạm Kiều Duyên 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dùng một ấm nhôm nặng 0,5 kilôgam chiều 30 lít nước ở 30 độ C

    a Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước đó?

    bcần bao nhiêu nước ở 20 độ C pha với nước sôi ở trên để được 40 lít nước ở 40 độ C????

    p/s mn giúp ngọc nhanh nhoa t3 ktra hk oy mơn mn trước nà:))))

      bởi hi hi 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1= 0,5kg

    V2= 30 lít => m2= 30kg

    t1= 30ºC

    t2= 100ºC

    Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào để nóng lên:

    Q1= m1*C1*\(\Delta t\)= 0,5*880*(100-30)= 30800(J)

    Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên là:

    Q2= m2*C2*\(\Delta t\)2= 30*4200*(100-30)= 8820000(J)

    Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước:

    Q= Q1+Q2= 30800+8820000= 8850800(J)

      bởi Nguyen Taylor 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng, một học sinh thả 300g chì ở nhiệt độ 100 độ C vào 250g nước ở nhiệt độ 58,5 độ C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 60 độ C . Tính nhiệt lượng thu vào và nhiệt dung riêng của chì. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K

      bởi Thiên Mai 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1= 300g= 0,3kg

    m2= 250g= 0,25kg

    t= 60°C

    t1= 100°C

    t2= 58,5°C

    Nhiệt lượng nước thu vào là:

    Q2= m2*C2*\(\Delta t_2\)=0,25*4200*(60-58,5)= 1575(J)

    => Vì nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng chì tỏa ra nên nhiệt lượng của chì là 1575(J)

    Theo bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1=Q2

    <=> m1*C1*\(\Delta t_1\)= Q2

    <=> 0,3*C1*(100-60)= 1575

    => C1= 131,25 J/kg.K

    Vậy nhiệt dung riêng của chì là 131,25 J/kg.K

      bởi Nguyễn thị cẩm vy 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một quả cầu thép có khối lượng 1,5 kg ở nhiệt độ 600C vào chậu chứa 2 kg nước ở nhiệt độ 200C. Tìm nhiệt độ của nước và quả cầu khi có cân bằng nhiệt. Giả sử chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa quả cầu và nước. (Cho Cnước = 4200Jhttps://hoc247.net/image/faq/data2/775362_.kg.K; Cthép= 460Jhttps://hoc247.net/image/faq/data2/775362_.kg.K).

      bởi Hy Vũ 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi t' là nhiệt độ khi có cân băng nhiệt của cả thau nước và quả cầu thép

    Nhiệt lượng thu vào để 2kg nước tăng nhiệt độ từ 200c đến t' là:

    Q1= mn.Cn.(t'-t1)=2.4200.(t'-200)=8400t'-1680000 (J)

    Nhiệt lượng tỏa ra khi 1,5kg thép giảm nhiệt độ từ 600 xuống t' là:

    Q2=mt.Ct.(tt-t')=1,5.460.(600-t')=414000-690t'

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    Q1=Q2

    (=) 8400t'-1680000=414000-690t'

    (=) 8400t'+690t'=414000+1680000

    (=) 9090t'=2094000

    =) t'=2094000/9090=230,36C

    Mình làm ko biết đúng hay sai...nếu sai mông các bạn thông cảm

      bởi ngô minh hoàng 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đun 600ml nước ở nhiệt độ 20 độ C cho đến khi nước sôi, Tính nhiệt lượng cần cung cấp, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, khối lượng riêng là 100kg/m3. Khi nước vừa sôi, người ta đổ thêm vào đó 0.5 kg nước lạnh, tính nhiệt độ của cả hệ khi xảy ra cân bằng nhiệt?
    Khi vừa cân bằng nhiệt, dùng nước để đun tiếp hỗn hợp nước trên cho đến khi nước nóng đến 80 độ C thì nước phải toả ra 1 nhiệt lượng 3000kJ tính hiệu suất bếp?

      bởi Mai Trang 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nhiệt lượng cần cung cấp cho nc để sôi

    q =m.c.(t1 -t2)=0.6.4200.80=201600j

    Q(toả)=Q(thu)

    m1.c1.(100-t)=m2.c1(t-0)

    0.6.(100-t)=0.5.t

    t=54,6

    b)nhiệt lương cần dùng để đun nc lên 80 đọ là

    Q=(m1+m2).c1.(80-tđ)

    =1,1.4200.25,45=117579j

    hiệu suất là 117579/3000000=3%

    có thăc mắc ji có thể hỏi mình qua face https://www.facebook.com/quocdung.hoang.397

      bởi Vũ Dương Văn 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mọi người giải giùm mình gấp nha!!! Cảm ơn trước.

    Một ấm nước nhôm có khối lượng 0,5 kg, chứa 1 lít nước ở nhiệt độ 25"C , để đun sôi ấm nước cần nhiệt lượng bao nhiêu? Biết rằng suất tỏa nhiệt của củi là 10*10^6, hiệu suất sử dụng nhiệt là 24% , tính nhiệt lượng nhiên liệu tỏa ra?

    Trước trưa ngày 19-5-2018

      bởi thu thủy 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1 = 0,5kg ; c1 = 880J/kg.K

    V2 = 1l \(\Rightarrow\) m2 = 1kg

    c2 = 4200J/kg.K ; t1 = 25oC

    Nhiệt học lớp 8

    a) Q = ?

    b) q = 10.106J/kg

    H = 24% ; Q' = ? ; m = ?

    Nhiệt học lớp 8

    Giải

    a) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun ấm nước tăng nhiệt độ từ t1 = 25oC lên nhiệt độ sôi t2 = 100oC là:

    \(Q=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t_2-t_1\right)\\ \Rightarrow Q=\left(0,5.880+1.4200\right)\left(100-25\right)\\ \Rightarrow Q=348000\left(J\right)\)

    b) Với bếp củi có hiệu suất 24% thì để đun sôi ấm nước trên, bếp phải tỏa ra một nhiệt lượng là:

    \(Q'=\dfrac{Q}{H}=\dfrac{348000}{0,24}=1450000\left(J\right)\)

    Khối lượng củi cần đốt cháy hoàn tòa là:

    \(m=\dfrac{Q'}{q}=\dfrac{1450000}{10.10^6}=0,145\left(kg\right)=145\left(g\right)\)

      bởi Ngoc Huong Nguyen Tran 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Pha 500g nướcở nhiệt độ là100 độ C với 400g nước ở nhiệt độ là 20 độ C. Tính nhiệt độ khi có cân băng nhiệt

    Mọi người giúp mk với chiiều nay thi rồi!!!!!

      bởi Mai Hoa 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt:

    \(m_1=500\left(g\right)=0,5\left(kg\right)\\ t_1=100^0C\\ m_2=400\left(g\right)=0,4\left(kg\right)\\ t-2=20^0C\\ t_{ }=?\)

    theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    \(Q_1=Q_2\Rightarrow m_1\cdot c\cdot\Delta t_1=m_2\cdot c\cdot\Delta t_2\\ \Rightarrow m_1\cdot\left(t_1-t\right)=m_2\cdot\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow0,5\left(100-t\right)=0,4\left(t-20\right)\Rightarrow50-0,5t=0,4t-8\Rightarrow50+8=0,4t+0,5t\\ \Rightarrow58=0,9t\Rightarrow t=\dfrac{58}{0,9}\approx64,4^0C\)

    Vậy nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 64,4 độ C

      bởi Nguyễn Trang 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm nhôm nặng 500g chứa 2 lít nước ở 20 độ C

    a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm. Biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm lần lượt là 4200 J/kg.K,880 J/kg.K

    b) Người ta muốn có nước ở 40 độ C. Hỏi phải pha thêm bao nhiêu kg nước ở 25 độ C vào lượng nước vừa đun sôi ở trên. Bỏ qua sự hao phí về nhiệt.

    c) Người ta thả một chiếc thìa bằng nhôm và một chiếc thìa bằng đồng có khối lượng và nhiệt độ ban đầu như nhau vào ấm nước sôi trên. Hoi nhiet luong ma 2 chiếc thìa có bằng nhau không? Tại sao?

      bởi Thùy Nguyễn 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1=500g= 0,5kg

    m2= 2 lít= 2kg

    a, Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng lên:

    Q1= m1*C*\(\Delta t\)= 0,5*880*(100-20)=35200(J)

    Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng lên:

    Q2= m2*C*\(\Delta t\)= 2*4200*(100-20)= 672000(J)

    Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước:

    Q= Q1+Q2= 35200+672000= 707200(J)

      bởi Nguyễn Hoàng Phúc 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lý lớp 8 : người ta cung cấp cho 10 l nước một nhiệt lương là 840 kg hỏi nước tăng len theo bao nhiêu nếu nhiệt riêng của nước là 4200j

      bởi Anh Nguyễn 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    V = 10l \(\Rightarrow\) m = 10kg

    Q = 840kJ = 840000J

    c = 4200J/kg.K

    Hỏi đáp Vật lý

    \(\Delta t\) = ?

    Giải

    Từ công thức: \(Q=m.c.\Delta t\)

    Độ tăng nhiệt độ khi cung cấp cho 10l nước một nhiệt lượng 840kJ là:

    \(\Delta t=\dfrac{Q}{m.c}=\dfrac{840000}{10.4200}=20\left(^oC\right)\)

    Vậy nước đã nóng thêm 20oC.

      bởi Trắng Đen 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả 1 miếng thép có nhiệt dung riêng là 460J/kg.K và có khối lượng 200g ở nhiệt độ t1 vào 1 cốc nước chứa 690g nước ở 20oC. Cho rằng chỉ có thép và nước truyền nhiệt cho nhau. Nhiệt độ cuối cùng của nước khi nhiệt độ cân bằng là 22oC

    a. Tính niệt lượng nước đã thu vào

    b. Tính nhiệt độ ban đầu của kim loại

      bởi Trần Thị Trang 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(c_1=460\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\\ m_1=200\left(g\right)=0,2\left(kg\right)\\ m_2=690\left(g\right)=0,69\left(kg\right)\\ t_2=20^0C\\ t=22^0C\\ c_2=4200\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\\ Q_2=?\\ t_1=?\)

    a) Nhiệt lượng do nước thu vào là:

    \(Q_2=m_2\cdot c_2\cdot\Delta t_2=m_2\cdot c_2\cdot\left(t-t_2\right)=0,69\cdot4200\cdot\left(22^0C-20^0C\right)=5796\left(J\right)\)

    b) theo PT cân bằng nhiệt:

    \(Q_1=Q_2\Rightarrow m_1\cdot c_1\cdot\Delta t_1=Q_2\\ \Leftrightarrow m_1\cdot c_1\cdot\left(t_1-t\right)=Q_2\\ \Leftrightarrow t_1-t=\dfrac{Q_2}{m_1\cdot c_1}\Rightarrow t_1=\dfrac{Q_2}{m_1\cdot c_1}+t\\ =\dfrac{5796}{0,2\cdot460}+22=63+22=85^0C\)

    Vậy nhiệt độ ban đầu của kim loại là 85 độ C

      bởi vo thi xy xoa 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 chiếc cốc hình trụ có khối lượng m trong đó chứa 1 lượng nước cũng có khối lượng m ở nhiệt độ tt = 10oC . Thả vào cốc một cục nước đá có khối lượng M ở 0oC thì cục nước đá chỉ tan \(\dfrac{1}{3}\) Khối lượng M và luôn nổi trong khi tan. Rót thêm 1 lượng nước có nhiệt độ t2= 40oC vào cốc, khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ cốc nước là 10oC và mực nước trong cốc có chiều cao gấp đôi chiều cao sau khi thả cục đá. Xác định nhiệt dung riêng của chất tạo thành cốc. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và sự giãn nở vì nhiệt của nước và cốc. Cho cnước = 4200 J/kg.độ, nhiệt nóng chảy của nước \(\lambda\)= 336000 J/Kg.

      bởi Thu Hang 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hỏi đáp Vật lý

      bởi nguyễn đức tuấn anh 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bỏ một thỏi đồng khối lượng 100g lấy ở bếp lò ra vào 0,5kg nước ở 20oC. Nước nóng lên đến 20oC. Tìm nhiệt độ ban đầu của thỏi đồng, biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 380J/kg.K, 4200J/kg.K

      bởi minh vương 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • để bài cứ sai sai

      bởi Một Miếng Cắn 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một xoong nước bằng đồng có khối lượng bằng 1kg chứa 3 l nước ở 20 độ C. Muốn đun sôi xoong nước này cần 1 nhiệt lượng bằng bao nhiêu. ( biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 còn của nước là 4200 J/kg.K )

      bởi Lan Anh 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1=1kg

    m2=3kg

    t1=200C

    t2=1000C

    C1=380(J/kg.K)

    C2=4200(J/kg.K)

    Q=?

    Bài giải:

    - Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước tăng từ 200C đến 1000C là:

    Áp dụng công thức: Q1=m1.c1.(t2-t1)=1.380.80=30400 (J)

    - Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước tăng từ 200C đến 1000C là:

    Áp dụng công thức: Q2=m2.c2.(t2-t1)=3.4200.80=1008000 (J)

    - Nhiệt lượng cần đun sôi nước là:

    Q=Q1.Q2=30400+1008000=1038400 (J)=1038,4 (kg/J)

    Đáp số: 1038,4 kg/J

      bởi Nguyễn Trung 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một miếng chì có khối lượng 100g và một miếng đồng có khối lượng 50g cũng được nung nóng tới 85 độ C rồi được thả vào một chậu nước. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 25 độ C. Tính nhiệt lượng của nước thu vào

      bởi nguyen bao anh 26/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1​=100g=0,1kg

    m2=50g=0,05kg

    C1​=130J/kg.K C2=380J/kg.K

    t1=85°C ; t2​=25°C

    Giải:

    Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    Q​ tỏa = Q thu

    Q1 + Q2 = Q3

    <=> ( m1 . C1 + m2 . C2 ) . ( t1 - t2 ) = Q3

    <=> ( 0,1 . 130 + 0,05 . 380 ) . ( 85 - 25 ) = Q3

    <=> Q3 = 1920J​

      bởi Kim Nhã Tô 26/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF