OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính nhiệt độ bắt đầu khi cân bằng nhiệt ?

Thả 300g đồng ở 100'C vào 250g nước ở 35'C. Tính nhiệt độ bắt đầu khi cân bằng nhiệt.

  bởi Mai Anh 20/01/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (37)

  • Tóm tắt:

    m1= 300g= 0,3kg

    m2= 250g= 0,25kg

    t1= 100°C

    t2= 35°C

    C1= 380 J/kg.K

    C2= 4200 J/kg.K

    -------------------------

    Nhiệt lượng của đồng tỏa ra là:

    Q1= m1*C1*(t1-t)= 0,3*380*(100-t)

    Nhiệt lượng của nước thu vào là:

    Q2= m2*C2*(t-t2)= 0,25*4200*(t-35)

    * Theo bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1=Q2

    <=> 0,3*380*(100-t)= 0,25*4200*(t-35)

    => t= 41,36°C

    =>> Vậy nhiệt độ khi cân bằng là 41,36°C

      bởi Nguyễn Thủy 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 : Một người kéo vật với lực 600N theo phương ngang trong một phút , vật di chuyển 10m ?

    a, Tính công của người đó ?

    b, Tính công suất của người đó ?

    Câu 2 : Nhiệt năng là gì ? Nhiệt lượng là gì ? Có mấy cách thay đổi nhiệt năng của vật ? Cho ví dụ ?

    Câu 3 : Một người kéo 1 thùng chứa 10 viên gạch . Biết thùng nặng 0.5 kg , 1 viên nặng 1 kg . Lên cao 5m

    a, Tính công của người đó

    b, Tính công suất của người đó

    Câu 4 : Bỏ muối vào nước dù không khuấy nhưng nước vẫn có vị mặn . Giải thích vì sao ? Nếu tăng nhiệt độ lên thì quá trình hòa tan có nhanh hơn không ? Vì sao ?

    Câu 5 : Một con ngựa kéo một vật với công suất ba mã lực ( 1 mã lực tương đương với 736 W ) trong thời gian 0.5 giờ nếu chúng cần cẩu để kéo thì mất 12 phút . Em hãy tính công suất cần cẩu

    Câu 6 :

    Một người kéo vật với lực 600N đi quãng đường 20m trong thời gian 80 giây

    a, Tính công của lực kéo đó ?

    b, Tính công suất ?

      bởi ngọc trang 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 4 : Bỏ muối vào nước dù không khuấy nhưng nước vẫn có vị mặn . Giải thích vì sao ? Nếu tăng nhiệt độ lên thì quá trình hòa tan có nhanh hơn không ? Vì sao ?

    Vì giữa các phân tử muối ăn và phân tử đường có khoảng cách. mà các p tử muối ăn và các p tử nước chuyển động không ngừng nên các p tử chui vào giữa khoảng cách đó.

    - Nếu tăng nhiệt độ thì quá trình hòa tan sẽ diễn ra nhanh hơn. Vì ở nhiệt độ càng cao, các p tử chuyển động càng nhanh.

      bởi bùi nam trường 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm đồng có khối lượng 500g chứa 2 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm.Cho nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là C1=380J/kg.K và C2=4200J/kg.K nhiệt độ ban đầu của nước là 240C. giúp mk vs ạ. Cám ơn

      bởi Ban Mai 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1 = 500g = 0,5kg

    V2 = 2l \(\Rightarrow\) m2 = 2kg

    t1 = 24oC ; t2 = 100oC

    c1 = 380J/kg.K

    c2 = 4200J/kg.K

    Hỏi đáp Vật lý

    Q = ?

    Giải

    Nhiệt lượng ấm cần thu vào để nóng lên từ t1 = 24oC đến t2 = 100oC là:

    \(Q_1=m_1.c_1\left(t_2-t_1\right)=0,5.380\left(100-24\right)=14440\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước trong ấm cần thu vào để nóng lên từ t1 = 24oC đến t2 = 100oC là:

    \(Q_2=m_2.c_2\left(t_2-t_1\right)=2.4200\left(100-24\right)=638400\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nước để đun sôi lượng nước là:

    \(Q=Q_1+Q_2=14440+638400=652840\left(J\right)\)

      bởi Quyến Hồng 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.tại sao có hiện tượng khuếch tán ?

    2.tại sao 1 vật k fải lúc nào cx có cơ năng nhưq lúc nào cx có nhiệt năng /

      bởi Nguyễn Thanh Thảo 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khuếch tán là hiện tượng các chất (rắn, lỏng, khí) tự hòa lẫn vào nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các phân tử (nguyên tử) các chất đều chuyển động không ngừng nên chúng có thể len lỏi vào các phân tử (nguyên tử) chất kia khi chúng tiếp xúc với nhau từ đó làn cho chúng hòa lẫn vào nhau.

      bởi Tiênn Thùy 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối sắt có khối lượng m1, nhiệt dung riêng C1, nhiệt độ t1=1000C. Một bình chứa nước, nước trong bình có khối lượng m2, nhiệt dung riêng C2, nhiệt độ ban đầu của nước trong bình t2=200C. Thả khối sắt vào trong nước, nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t=250C. Hỏi nếu khối sắt có khối lượng m1=2m1, nhiệt độ đầu vẫn là t1=1000C thì khi thả khối sắt vào trong nước( khối lượng m2, nhiệt độ ban đầu t2=200C, nhiệt độ t’ của hệ thống khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Giải bài toán trong tong trường hợp sau: a. Bỏ qua sựu hấp thụ nhiệt của bình chứa và môI trường xung quanh. b. Bình chứa có khối lượng m3, nhiệt dung riêng C3. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt

      bởi Thùy Trang 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Lần 1 : ta có phương trình cân bằng nhiệt là:

    m1c1(t1 - tcb) = m2c2(tcb - t2)

    <=> m1c1(1000 - 250) = m2c2(250 - 200)

    <=> 750m1c1 = 50m2c2

    <=> 15m1c1 = m2c2

    lần 2: m1' = 2m1

    ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    m'1c1(t1 - t') = m2c2 (t' - t2)

    <=> 2m1c1(1000 - t') = 15m1c1(t' - 250)

    <=> 2(1000 - t') = 15(t' - 250)

    Giải phương trình ta được t' = 338,2oC

    Vậy khi bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình và môi trường xung quanh thì nhiệt độ cân bằng là 338,2oC

      bởi Dương Quang Huy 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho mình vài ví dụ về:

    -Sự truyền nhiệt

    -Các phân tử, nguyên tử chuyện động không ngừng

    - Cơ năng

    Giúp mình nhé

      bởi Chai Chai 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2. Đổ rượu vào nước, sau 1 thời gian thấy rượu hoa2vao2 trg nước=> vì nguyên (phân) tử CĐ ko ngừng nên chúng khuếch tán vào nhau (cái này mk chưa làm nên nếu có sai thì thôi nka)

      bởi NGÔ GIA TUẤN 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài tập:Người ta cho vòi nước nóng 70 độ và vòi nước lạnh 10 độ đồng thời chảy vào bể đã có sẵn 100kg nước nhiệt độ 60 độ C .Hỏi phải mở 2 vòi trong bao lâu thì thu được nước có nhiệt độ là 45 độ .Cho biết lưu lg chảy của mỗi vòi là 20kg/phút .Bỏ qua sự toả nhiệt ra ngoài

      bởi Dương Quá 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi mn và ml lần lượt là khối lượng nước nóng và nước lạnh cần chảy vào bể. tn = 70oC ; tl = 10oC ; t = 60oC ; tcb = 45oC ; m=100kg

    Vì tl < tcb < t < tn nên nước trong bể và nước nóng tỏa nhiệt nước lạnh thu nhiệt

    Ta có ptrình cân bằng nhiệt:

    Qtoa = Qthu

    m.c.( t - tcb) + mn.c.(tn - tcb ) = ml.c.(tcb - tl)

    100.( 60 - 45 ) + mn.(70 - 45 ) = ml.( 45 - 10 )

    1500 + 25mn = 35ml

    gọi t là thời gian phải mở 2 vòi

    ta có ml=mn = 20.t

    thế vào phương trình ta được

    1500 + 25.20.t = 35.20.t

    <=> 200t=1500

    <=> t = 7,5 phút = 7 phút 30 giây

    Vậy mở hai vòi trong 7 phút 30 giây thì thu được nước có nhiệt độ là 45 o

      bởi Nguyễn Hiền 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1 : Một ấm nhôm khối lượng 500g chứa 2 lít nước . Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước , biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20 độ C

    Bài 2 : Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 5kg ở 20 độ C , khi cung cấp một nhiệt lượng khoảng 59kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên 50 độ C. Tính nhiệt lượng riêng của vật đó ? Vật đó làm bằng gì?

    Bài 3 : Có 2 lít nước sôi đựng trong một cái ca . Hỏi khi nhiệt độ của nước là 40 độ C thì nước đã tỏa ra môi trường xung quanh một nhiệt lượng là bao nhiêu ?

    Bài 4 : Người ta cung cấp cho 5 lít nước một nhiệt lượng là 600kJ . Hỏi nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ ?

    Bài 5 : Một quả cầu nhôm ở nhiệt độ 100 độ C thả vào cốc nước , nước có khối lượng 0,47 kg ở 20 độ C . Nhiệt độ khi cân bằng là 25 độ C . Tính khối lượng quả cầu. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho môi trường và xung quanh

    Mấy bạn giúp mình với nhé, đây là đề cương trường mình . Còn nữa . Mình cảm ơn nhiều ạ!!!

      bởi Mai Đào 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 5

    Tóm tắt:

    m2= 0,47kg

    t= 25°C

    t1= 100°C

    t2= 20°C

    C1= 880 J/kg.K

    C2= 4200 J/kg.K

    -------------------------

    m1=?

    Giải:

    Nhiệt lượng của quả cầu nhôm tỏa ra là:

    Q1= m1*C1*(t1-t)= m1*880*(100-25)

    Nhiệt lượng của nước thu vào là:

    Q2= m2*C2*(t-t2)= 0,47*4200*(25-20)= 9870(J)

    * Theo bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1=Q2

    <=> m1*880*(100-25)= 9870

    => m1= 0,14kg

    =>> Vậy khối lượng của quả cầu là 0,14kg

      bởi Phương Thảo 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Điện năng do nhà máy thủy điện tạo ra được gọi là năng lượng sạch. Em hãy cho biết, điện năng của nhà máy này là do năng lượng nào tạo ra? Dạng năng lượng nào làm quay tuabin để chạy máy phát điện? Biện pháp cơ bản để tăng công suất của nhà máy thủy điện?

    Bn nào học tốt vật lý giúp mik với.

      bởi Đan Nguyên 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • +nhà máy thủy điện dc xd trên nguyên tắc: thế năng của dòng nước chảy xuống biến đổi thành đông năng để làm quay các tuabin phát điện

    + để tăng công suất cần: thác nước chảy mạnh, xây hồ chứa nước lớn để dự trữ nước trên cao, tăng lượng tuabin,...

      bởi Nguyễn son Son 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có hai bình cách nhiệt. Bình một chứa m1= 4kg nước ở nhiệt độ t1 = 20o C, bình hai chứa m2 = 8kg nước ở nhiệt độ t2 = 40o C. Người ta trút một lượng nước m từ bình 2 sang bình 1. Sau khi nhiệt độ ở bình 1 cân bằng, người ta lại trút lượng nước m từ bình 1 sang bình 2.Nhiệt độ ở bình 2 khi cân bằng là t2' =38o C. Hãy tính khối lượng m đã trút trong mỗi lần và nhiệt độ cân bằng t1' ở bình 1.

      bởi minh dương 12/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1 = 4kg

    t1 = 20°C

    m2 = 8kg

    t2 = 40°C

    C = 4200J/kgK

    t2' = 38°C

    Giải:

    Sau khi rót nước từ bình 2 sang bình 1, nhiệt độ cân bằng của bình 1 là t1' , theo pt cân bằng nhiệt, ta có: Qthu = Qtỏa

    <=> Q1 = Q2

    <=> m.C.(t1' - t1) = m2.C.(t2 - t1')

    => m.4200.(t1' - 20) = 8.4200.(40 - t1')

    <=> m.(t1' - 20) = 8(40 - t1')

    <=> mt1' - 20m = 320 - 8t1'

    <=> mt1' + 8t1' = 320 + 20m

    <=> t1' = \(\dfrac{320+20m}{m+8}\) (1)

    Lúc này khối lượng nước trong bình 2 là m2 - m

    Sau khi rót nước từ bình 1 sang bình 2, nhiệt độ cân bằng của bình 2 là t2' , theo pt cân bằng nhiệt, ta có: Qthu = Qtỏa

    <=> Q1' = Q2'

    <=> m.C.(t2' - t1') = (m2 - m).C.(t2 - t2')

    => m.4200.(38 - t1') = (8 - m).4200.(40 - 38)

    <=> m(38 - t1') = (8 - m)(40 - 38)

    <=> 38m - mt1' = 320 - 304 - 40m + 38m

    <=> 38m - 2m - mt1' = 16

    <=> m(36 - t1') = 16

    <=> t1' = \(\dfrac{36m-16}{m}\) (2)

    Từ (1) và (2) => m ≈ 4,7kg

    Thay m vào (2), ta có: \(\dfrac{36.4,7-16}{4,7}\text{≈ }32,6\text{° C}\)

      bởi Nghĩa Trương 12/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu để đun nóng nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20 độ C

    Câu 2: Tính nhiệt dung riêng của kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 20 độ C một nhiệt lượng khoảng 59kJ để nó nóng lên đến 50 độ C. Kim loại đó tên là gì?

    Câu 3: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 độ C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30 độ C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao dổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài?

    Câu 4: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 400g nước. Miếng đồng nguội đi từ 100 độ C xuống 20 độ C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K

    Câu 5: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 1kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80 độ C xuống 50 độ C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ?

    Mấy bạn giúp mình với nhé, đây là đề cương trường mình. Mình cảm ơn nhiều ạ!!!

      bởi Bánh Mì 17/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 4

    Tóm tắt:

    m1= 0,5kg

    m2= 400g= 0,4kg

    t1= 100°C

    t= 20°C

    Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra là:

    Q1= m1*C1*\(\Delta t_1\)= 0,5*380*(100-20)= 15200(J)

    => Vì nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên nhiệt lương của nước bằng 15200(J)

    Theo bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1=Q2

    <=> Q1= m2*C2*\(\Delta t_2\)= 0,4*4200*(20-t2)

    => t2= 10,95°C

    Nước đã nóng thêm:

    t3= t-t2= 20-10,95= 9,05°C

    ===> Các câu bạn tự kết luận hộ mình nhé...

      bởi nguyen duc hung hung 17/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổ 738 g nước ở nhiệt độ 15 độ C vào nhiệt kế bằng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt dộ 100 độ C. Nhiệt dộ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17 độ C. tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K(thêm tóm tắt nữa)

      bởi khanh nguyen 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(m_1=738\left(g\right)=0,738\left(kg\right)\\ m_2=200\left(g\right)=0,2\left(kg\right)\\ t_1=15^0C\\ t_2=100^0C\\ t=17^0C\\ c_1=4190\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\)

    nhiệt lượng do nước thu vào là:

    \(Q_1=m_1\cdot c_1\cdot\Delta t_1=m_1\cdot c_1\cdot\left(t-t_1\right)\\ =0,738\cdot4190\cdot\left(17-15\right)=6184,44\left(J\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiêt:

    \(Q_2=Q_1\\ \Leftrightarrow m_2\cdot c_2\cdot\Delta t_2=6184,44\\ \Leftrightarrow m_2\cdot c_2\cdot\left(t_2-t\right)=6184,44\\ \Leftrightarrow0,2\cdot c_2\cdot\left(100-17\right)=6184,44\\ \Leftrightarrow c_2=\dfrac{6184,44}{0,2\left(100-17\right)}\approx373\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\)

    Vậy nhiệt dung riêng của đồng là 373(J/kg.k)

      bởi Nguyễn Như 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một quả cầu có TLR là d1 = 8200N/m3, thể tích V1 = 100cm3, nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín quả cầu. Cho TLR dầu là d2 = 7000N/m3, TLR nước là d3 = 10000N/m3.

    a) Tính thể tích phần quả cầu ngập nước sau khi đổ dầu.

    b) Nếu tiếp tục rót dầu vào thì thể tích phần quả cầu ngập nước thay đổi thế nào?

      bởi Nguyễn Minh Minh 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các kí hiệu:

    d1 TLR của quả cầu
    d2 TLR của dầu
    d3 TLR của nước
    V1 Thể tích quả cầu 100cm3 = 0,0001m3
    V3 Thể tích phần quả cầu ngập nước
    FA Lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên quả cầu
    FA1 Lực đẩy Ác-si-mét dầu tác dụng lên quả cầu
    P Trọng lượng quả cầu

    a) Khi quả cầu cân bằng trong nước và dầu, quả cầu bị ngập hoàn toàn ta có:

    \(P=F_A+F_{A1}\\ \Rightarrow d_1.V_1=d_3.V_3+d_2\left(V_1-V_3\right)\\ \Leftrightarrow d_1.V_1=d_3.V_3+d_2.V_1-d_2.V_3\\ \Leftrightarrow d_1.V_1=V_3\left(d_3-d_2\right)+d_2.V_1\\ \Leftrightarrow V_3=\dfrac{d_1.V_1-d_2.V_1}{d_3-d_2}\\ =\dfrac{8200.0,0001-7000.0,0001}{100000-7000}=0,00004\left(m^3\right)=40\left(cm^3\right)\)

    Thể tích phần cầu ngập nước là 40cm3.

    b) Theo phần a thì thể tích phần cầu ngập nước là \(V_3=\dfrac{d_1.V_1-d_2.V_1}{d_3-d_2}\) phần thể tích này chỉ phụ thuộc vào TLR của quả cầu, TLR của dầu, TLR của nước và thể tích của quả cầu chứ không phụ thuộc vào thể tích phần cầu ngập dầu nên dù có rót thêm dầu thì thể tích phần cầu ngập nước vẫn giữ nguyên.

      bởi nguyễn thị hiền 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Môn Vật Lí 8 Cho tui hỏi câu này đc ko?

    h=s có phải ko?

      bởi Mai Trang 07/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • phải ,vì nó đều cho biết chiều dài

    h:chiều cao

    s:quãng đường

      bởi trần thanh thương 07/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • dùng bếp củi để đun sôi 4 lít nước từ 25 độ C. Biết rằng năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 107 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Lượng nhiệt đã bị mất mát trong quá trình đun nước là bao nhiêu?

    giúp mình với đang cần gấp

      bởi trang lan 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hơi thiếu thì phải, ít cũng phải có khối lượng củi khô đã đốt hoặc hiệu suất bếp củi.

      bởi Trần Thị Thanh Xuân 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có ai biết đề thi cuối năm môn của vật lý năm 2017 ko zậy !!!! Nếu biết thì giúp mình với các bạn (^-^)hihi

      bởi Thu Hang 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý

    Phần trắc nghiệm

    PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
    TRƯỜNG THCS KHÁNH THẠNH TÂN

    KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015
    MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8
    PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
    Thời gian: 25 phút (Không kể phát đề)

    I. Chọn câu đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái A, B, C, D ở đầu mỗi câu (3đ)

    Câu 1. Trong các vật sau đây vật nào có thế năng:

    A. Quả bóng bay trên cao. B. Hòn bi lăn trên mặt sàn.

    C. Con chim đậu trên nền nhà. D. Quả cầu nằm trên mặt đất. .

    Câu 2. Trong các vật sau vật nào có động năng?

    A. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng. B. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.

    C. Quả cầu treo cân bằng trên dây D. Chiếc xe đạp đậu trong bãi xe.

    Câu 3. Trong các vật sau vật nào không có động năng:

    A. Hòn bi lăn trên mặt đất.

    B. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng.

    C. quả bóng đang bay trên cao.

    D. Con chim đậu trên cành cây.

    Câu 4. Trong các vật sau đây vật nào vừa có thế năng, vừa có động năng?

    A. Hòn bi đang lăn trên mặt sàn. B. Quả bóng đang lăn trên sân.

    C.Quả cầu treo đứng yên trên cao. D. Quả bóng đang bay trên cao.

    Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

    A. Chuyển động hổn độn không ngừng..

    B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.

    C. Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách.

    D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.

    Câu 6. Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật:

    A. chuyển động không ngừng.

    B. chuyển động nhanh lên.

    C. chuyển động chậm lại.

    D. chuyển động theo một hướng nhất định

    Câu 7. Hiện tượng nào sau đây xảy ra do hiện tượng khuếch tán?

    A. Bỏ đường và nước khuấy đều lên đường tan B. Gió thổi làm quay cánh quạt.

    C. Muối tự ngấm vào dưa. D. Nước chảy từ trên cao xuống.

    Câu 8. Khi nhiệt độ của vật tăng lên câu nhận xét nào sau đấy là đúng:

    A. Khối lượng của vật tăng . B. Thể tích của vật giảm.

    C. Nhiệt năng của vật tăng. D. Trọng lượng của vật tăng.

    Câu 9. Trong sự dẫn nhiệt liên quan đến hai vật, nhiệt năng được truyền từ vật có:

    A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ.

    B.Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ.

    C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ.

    D. Nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.

    Câu 10. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt của chất nào?

    A. Chỉ ở chất khí. B. Chỉ ở chất lỏng.

    C. Ở cả chất lỏng và chất khí. D. Chỉ xảy ra ở chất rắn.

    Câu 11. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?

    A. Sự đun nước trong ấm.

    B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.

    C. Sự truyền nhiệt từ nước sang chiếc thìa nhôm trong cốc nước nóng.

    D.Sự truyền nhiệt đầu thanh kim loại đến đầu kia.

    Câu 12. Người ta thả ba thỏi đồng, chì, thép có khối lượng bằng nhau vào một chậu đựng nước nóng. Khi cân bằng nhiệt, hãy so sánh nhiệt độ của ba vật trên là:

    A. Nhiệt độ của chì cao nhất, thép thấp nhất.

    B. Nhiệt độ của thép cao nhất, chì thấp nhất.

    C. Nhiệt độ của đồng cao nhất, thép thấp nhất.

    D. Nhiệt độ của ba thỏi đồng, chì, thép bằng nhau.

    II. Điền từ thích hợp vào chổ trống: (2đ)

    Câu 13. Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào (1).............................và (2)..............................của vật.

    Câu 14. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất (3)...................................vào nhau do chuyển động không ngừng của các.(4)...................................

    Câu 15. Nhiệt độ của vật. (5)......................................... ……..thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật (6)...............................càng nhanh .

    Câu 16. Nhiệt lượng là (7) ………………………………. mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình (8)………………………………

    Câu 17. (1,5 đ)

    Nêu nguyên lý truyền nhiệt khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau?

    Câu 18. (1,5 đ)

    Giải thích tại sao khi nhỏ một giọt mực vào một cốc nước dù không khuấy cũng chỉ một thời gian ngắn thì toàn bộ nước trong cốc đều có màu mực? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi? Tại sao?

    Câu 19. (2,0 đ)

    Một miếng đồng có khối lượng 0,6 kg, được nung nóng đến 1000C rồi thả vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 300C. Coi đồng và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước 4200 J/kg.K. Tính:

    a/ Nhiệt lượng của nước thu vào?

    b/ Nước nóng thêm bao nhiêu độ?

      bởi đức trần 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả 1 miếng đồng khối lượng 0.5kg vào 500g nước .Miếng đồng nguội đi từ 90 độ C xuống 30 đọ C .

    a. Tính nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra ?

    b. Nước nhận thêm nhiệt lượng bằng bao nhiêu

    c. Nước nóng thêm bao nhiêu độ

    Cho nhiêt dung riêng của nước và đồng lần lượt là 4200J/kg và 380J/kg

      bởi Hoa Lan 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) đổi 500g = 0,5kg

    Nhiệt lượng tỏa ra của miếng đồng là :

    Q = m.c.Nhiệt học lớp 8t = 0,5.380.(90 - 30) = 11400(J)

    b) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt => nước nhận thêm nhiệt lượng cũng bằng 11400 ( J )

    c) Nhiệt lượng thu vào của nước là :

    Q' = m' . c' . Nhiệt học lớp 8t' = 11400

    => Nhiệt học lớp 8t' = 11400 : m : c = 11400 : 0,5 : 4200

    = 5,42 0C

    Đ/S : Tích cho mình nhé

      bởi Lê Văn Đức 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao vào những ngày trời nắng các vật ở dưới mặt đất bị nóng lên?

      bởi Naru to 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mặt trời tỏa ánh sáng, những tia nắng ấy chíu vào trái Đát làm cho Trái đất nóng lên => các vật ở dưới mặt đất cũng nóng lên

      bởi Đặng Thị Mỹ Lan 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổ 738 g nước ở nhiey65 độ 15 độ C vào nhiệt kế bằng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt dộ 100 độ C. Nhiệt dộ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17 độ C. tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K(thêm tóm tắt nữa)

      bởi Hoai Hoai 16/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1 = 738g = 0,738kg

    t1 = 15oC ; c1 = 4190J/kg.K

    m2 = 200g = 0,2kg

    t2 = 100oC ; t = 17oC

    Nhiệt học lớp 8

    c2 = ?

    Giải

    Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ t1 = 15oC lên t = 17oC là:

    \(Q_{thu}=m_1.c_1\left(t-t_1\right)\)

    Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 = 100oC xuống t = 17oC là:

    \(Q_{tỏa}=m_2.c_2\left(t_2-t\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow m_2.c_2\left(t_2-t\right)=m_1.c_1\left(t-t_1\right)\\ \Rightarrow c_2=\dfrac{m_1.c_1\left(t-t_1\right)}{m_2\left(t_2-t\right)}\\ =\dfrac{0,738.4190\left(17-15\right)}{0,2\left(100-17\right)}\approx372,56\left(\text{J/kg.K}\right)\)

    Nhiệt dung riêng của đồng là 372,56J/kg.K

      bởi Lý Nguyễn Văn Truyền 16/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF