OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật nhúng chìm hoàn toàn trong nước ?

Thả một vật làm bằng kim loại vào bình chia độ thì nước trong bình từ mức V1 =120cm3 dâng lên V2 = 165 cm3 . Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vật nhúng chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 3,35 N

a) Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3

b) Tính khối lượng riêng của chất làm vật

  bởi Trần Hoàng Mai 22/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (31)

  • GIẢI :

    a) Thể tích của vật là :

    \(V_v=V_2-V_1=165-120=45\left(cm^3\right)=45.10^{-6}\left(m^3\right)\)

    Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào khi vật được nhúng trong chất lỏng là :

    \(F_A=d_n.V_v=10000.45.10^{-6}=0,45\left(N\right)\)

    b) Gọi P là trọng lượng của vật (trong không khí) và P’ là trọng lượng khi nhúng vật trong nước ta có:

    \(P'=P-F\) Suy ra : \(P=P'+F=3,35+0,45=3,8\left(N\right)\)

    Do đó, khối lượng của vật là : \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{3,8}{10}=0,38\left(kg\right)\)

    => Khối lượng riêng của chất làm vật là :

    \(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,38}{45.10^{-6}}=8,\left(4\right)^{-9}\) (kg/m3)

      bởi Tuấn Lê 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • . Một người đi xe đạp khởi hành từ thành phố A với vận tốc 4m/s tới thành phố B. Cũng tại thời điểm đó, một xe ôtô khởi hành từ thành phố B đi thành phố A với vận tốc 36km/h. Sau 1h 20 phút hai xe gặp nhau tại M.
    a). Tính khoảng cách giữa hai thành phố A và B ?
    b). Hai xe gặp nhau tại vị trí cách thành phố B bao nhiêu km ?

      bởi thanh duy 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(v_A=\) 4m/s = 14,4 km/h.

    \(v_B=\) 36 km/h.

    \(t=1h20'=1+\dfrac{1}{3}=\dfrac{4}{3}\left(h\right)\)

    a) \(s_{AB}=?\)

    b) \(s_B'=?\)

    Giải :

    a) Ta có sơ đồ sau :

    A B 14,4km/h -------> <-------- 36km/h O

    Ta thấy rằng khoảng cách giữa AB = \(s_{AO}+s_{BO}\)

    \(\Leftrightarrow v_A\cdot t+v_B\cdot t=14,4\cdot\dfrac{4}{3}+36\cdot\dfrac{4}{3}=67,2\left(km\right)\)

    Vậy quãng đường AB dài 67,2 km.

    b) Hai xe gặp nhau cách thành phố B số km bằng đúng với khoảng cách quãng đường BO :

    \(s_{BO}=v_B\cdot t=36\cdot\dfrac{4}{3}=48\left(km\right)\)

    Vậy hai xe gặp nhau cách thành phố B 48 km.

      bởi Mông Văn Vũ 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi nâng 1 vật có trọng lượng là 500N lên cao 4,5 m người ta phải dùng lực kéo là 265N. Biết công hao phí là 135J. Hỏi công của lực kéo và chiều dài mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu ?

      bởi Thiên Mai 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    P=500N

    h=4,5m

    F kéo =265N

    Ahp =135(J)

    ---------------------------------------------

    a) Atp =?

    b) l=?

    Giải:

    Công có ích để nâng vật là:

    \(A_i=P.h=500.4,5=2250\left(J\right)\)

    Công toàn phần (công của lực kéo) là:

    \(A_{tp}=A_i+A_{hp}=2250+135=2385\left(J\right)\)

    Do \(A_{tp}=F_{kéo}.l\Rightarrow l=\dfrac{A_{tp}}{F_{kéo}}\)

    Vậy chiều dài mặt phẳng nghiêng là:

    \(l=\dfrac{A_{tp}}{F_{kéo}}=\dfrac{2385}{265}=9\left(m\right)\)

    Đ/s:...

      bởi Nguyễn Văn Hảo 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi xe đạp xuống dốc dài 120km. trong 12s đầu đi được 30m, đoạn dốc còn lại đi hết 18s, tính vận tốc trung bình

    a, trên mỗi đoạn dốc

    b, trên cả đoạn dốc

      bởi Lan Anh 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    S= 120m

    \(t_1=12s\)

    \(t_2=18s\)

    \(S_1=30m\)

    _____________

    a, \(v_1=?m\)/s

    \(v_2=?m\)/s

    b, \(v_{tb}=?m\)/s

    Giải:

    a, Quãng đường 30m có vận tốc là:

    \(v_1=\dfrac{S_1}{t_1}=\dfrac{30}{12}=2,5\)m/s

    Quãng đường còn lại có số vận tốc là:

    \(v_2=\dfrac{S_2}{t_2}=\dfrac{120-30}{18}=\dfrac{90}{18}=5m\)/s

    b, Vận tốc trung bình trên là:

    \(v_{tb}=\dfrac{S}{t}=\dfrac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\dfrac{120}{30}=4m\)/s

    Vậy:.............................................

      bởi Trần Hoàng 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một vật bằng đồng khối lượng 200gam được đun nóng tứi 100oC vào một cốc nước ở 30độC .Sau một thời gian ,nhiệt độ của vật và của nước đều bằng 35độC .Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 380J/kg.K và 4200J/kg.K.Bỏ qua hao phí và khối lượng vỏ cốc

    Tính

    a)Nhiệt lượng mà lượng nước thu vào

    b)Khối lượng nước

      bởi My Le 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cũng giống như này bạn ạ....

      bởi Tran Quang Huy 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một xe lửa có khối lượng 100 tấn, và xe đó chạy trong 10 h, trong 4h xe lửa chạy với vtb 60km.h. trong 6h sau xe lửa chạy với vtb 50km.h, tính vtb của xe lửa?

      bởi Anh Nguyễn 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m= 100 tấn

    t= 10h

    \(t_1=4h\)

    \(t_2=6h\)

    \(v_1=60km\)/h

    \(v_2=50km\)/h

    _________________

    \(v_{tb}=?km\)/h

    Giải:

    Quãng đường đi được trong 4 giờ là:

    \(S_1=v_1.t_1=4.60=240km\)

    Quãng đường đi trong 6 giờ là:

    \(S_2=v_2.t_2=6.50=360km\)

    Vận tốc trung bình là:

    \(v_{tb}=\dfrac{S}{t}=\dfrac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\dfrac{240+360}{10}=\dfrac{540}{10}=54km\)/h

    Vậy:.........................................

      bởi Phạm Cao Viên 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai gương phẳng M và N đặt vuông góc và hai điểm A,B cho trước cùng nằm trong hai gương.Hãy vẽ một tia sáng từ B đến gặp gương M phản xạ đến gương N rồi phản xạ qua A

      bởi Thuy Kim 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đầu tiên bạn hãy vẽ b' đối xứng b qua gương M

    a' đối xứng a qua gương N

    nối a' và b' cắt gương M tại J và I tại gương N.

    BIJA là tia sáng cần tìm.

      bởi khuất tường 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi xe máy từ Vụ Bản đến Hải Hậu cách nhau 45km. Trong nửa đầu của quãng đường,người đó chuyển động đều với vận tốc v1. Trong nửa sau quãng đường người đó chuyển động đều với vận tốc v2 = 2v1/3. Hãy xác định vận tốc v1,v2 để sau 1h 30 phút người đó đến được Hải Hậu.

      bởi Anh Nguyễn 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đỗi 1h 30' = 1,5h

    Theo bài ra ta có: \(s_{AB}=v.t=\left(v_1+\dfrac{2v_1}{3}\right).1,5=45\)

    \(\Rightarrow v_1+\dfrac{2v_1}{3}=45:1,5=30\)km/h.

    Gải phương trình trên ta có: \(v_1=18\left(\dfrac{km}{h}\right)\Rightarrow v_1=\dfrac{2.18}{3}=12\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

    Vậy

      bởi Nguyễn Hồng 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả 1 quả cầu có khối lượng 1kg rơi từ trên cao xuống .

    a) Lực nào đã tác dụng lên vật? Lực đó có phương và chiều như thế nào?

    b) biểu diễn lực đó trên hình vẽ.

      bởi thanh duy 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Gồm có trọng lượng của quả cầu có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống và lực cản của không khí tác dụng lên quả cầu có phương thẳng đứng và chiều từ dưới lên

    b) P=10m=1*10=10N

    1cm=5N

    Ta biểu diễn lực như hình vẽ:

    Q P

      bởi Huyền Trang 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bỏ 1 muỗng đường vào cốc nước, dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian toàn bộ nuocs trong cốc có vị ngọt?Tại sao?Nếu tăng nhiệt độ của nước thì đường tan nhanh hay chậm?Tại sao?

      bởi Kim Ngan 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đường và nước đều được cấu tạo từ những phần tử vô cùng nhỏ bé riêng biệt, giữa các phân tử đường và phân tử nước có khoảng cách nên khi ta khuấy lên các phân tử đường đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì vậy nước có vị ngọt.Tăng nhiệt độ của nước thì dường tan nhanh hơn vì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt dộ tăng =))

      bởi Nguyễn Anh 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Con khỉ đi xe đạp trên quãng đường 60km có vận tốc là v. Nếu con khỉ đó tăng vận tốc thêm 5km/h thì sẽ đến sớm hơn 36'p . Hỏi Vận tốc con khỉ đó đi dự định là bao nhiêu?

    Giúp em ??????????????

      bởi Lê Nhật Minh 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    S= 60km/h

    \(v_1=5km\)/h

    \(t=36'p=\dfrac{3}{5}h\)

    Giải:

    Thời gian con khỉ đi hết quãng đường dài 60km với vận tốc dự định là:

    \(t_1=\dfrac{S}{v}=\dfrac{60}{v}\left(h\right)\)

    Thời gian con khỉ đi hết quãng đường dài 60km với vận tốc thực tế là:

    \(t_2=\dfrac{S}{v+v_1}=\dfrac{60}{v+5}\left(h\right)\)

    Theo đề ta có:

    \(t=t_1-t_2\)

    \(\dfrac{3}{5}=\dfrac{60}{v}=\dfrac{60}{v+5}\)

    \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}v^2+5v-500=0\\v^2-20v+25v-500=0\\\left(v-20\right)\left(v+25\right)=0\end{matrix}\right.\)

    \(\Rightarrow v-20=0\leftrightarrow v=20\) ( thỏa mãn)

    \(\Rightarrow v+25=0\leftrightarrow v=25\) ( loại)

    Vậy: Vận tốc của con khỉ đó đi dự định là \(v=20km\)/h

      bởi Trần Khải Nguyên 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai anh em Tuấn và Tùng cùng đi học từ nhà đến trường. Tuấn đi trước với vận tốc 15km/h. Tùng xuất phát sau Tuấn 12 phút với vận tốc 20km/h và tới trường cùng lúc với Tuấn.Hỏi quãng đường từ nhà đến trường dài bao nhiêu km? Thời gian Tùng đi từ nha đến trường là bao nhiêu

      bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(v_1=15km|h\\ v_2=20km|h\\ t'=12'=0,2h\\ \overline{s=?}\\ t=?\)

    Giải:

    Theo đề bài thì hai người đến trường cùng một lúc, vào lúc đó thì:

    \(s_2-s_1-s'=v_2.t-v_1.t-v_1.t'=20t-15t-15.0,2=0\\ \Leftrightarrow5t=3\\ \Leftrightarrow t=0,6\left(h\right)\)

    Độ dài quãng đường từ nhà đến trường đến trường là:

    \(s=v_2.t=20.0,6=12\left(km\right)\)

    Vậy độ dài quãng đường từ nhà đến trường là 12km

    Thời gian để Tùng đi đến trường là 0,6h

      bởi Truong Thị Liên 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong bình hình trụ, tiết diện S chứa nước có độ cao H = 15cm. người ta thả vào bình 1 thanh đồng chất tiết diện đều sao cho nó nổi thẳng đứng trong nước thì mực nước dâng thêm 1 đoạn là h = 8cm, tính công để nhấn chìm thanh biết thanh có chiều dài l = 20cm, tiết diện S' = 10cm2

    ( bài này mình biết làm nhưng ko biết cách trình bày, mấy bạn trình bày đẹp giúp mình nhé )

      bởi Choco Choco 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Gọi tiết diện và chiều dài thanh S là S' và L. Ta có trọng lượng của thanh S là

    P = 10.D2.S'.L

    Thể tích nước dâng lên bằng thể tích phần thanh sắt chìm trong nước

    V = ( S - S' ).h

    Lực đẩy acsimet tác dụng lên thanh S

    F1 = 10.D1.( S - S' ).h

    Do thanh sắt ở trạng thái cân bằng nên P = F1

    => 10.D2.S'.L = 10.D1.( S - S' ).h

    <=> L = [ D1/D2 ].[ ( S - S' )/S' ].h (*)

    Khi thanh sắt bị nhấn chìm hoàn toàn trong nước thì thể tích nước dâng lên = thể tích thanh.

    Gọi Vo là thể tích thanh sắt ta có Vo = S'.L

    Thay (*) vào ta có

    Vo = D1/D2.( S - S' ).h

    Khi đó; mực nước dâng lên 1 đoạn ∆h so với khi chưa thả thanh sắt vào

    ∆h = Vo/( S - S' ) = D1/D2.h

    => Chiều cao cột nước khi nhúng hoàn toàn thanh sắt là

    H' = H + ∆h = H + D1/D2.h

    Thay D1 = 1g/cm³ và D2 = 0,8g/cm³ ( Tra bảng SGK lí 8 ) vào ta có

    H' = 15 + 10 = 25

    b) Lực tác dụng lên thanh đồng lúc nhấn chìm gồm P; Lực đẩy Acsimet F2; và lực đẩy F chìm xuống, do thanh sắt cân bằng nên ta có

    F = F2 - P = 10.D1.Vo - 10.D2.S'.L

    mà Vo = S'.L

    => F = 10.S'.L( D1 - D2 ) = 2.S'.L = 2.0,2.0,1 = 0,4 N

    Từ (*) => S = [ ( D2/D1 )( L/h ) + 1 ].S' = 3.S' = 30 cm²

    Do đó; khi thanh đi thêm vào nước 1 đoạn x thì ∆V = x.S' thì nước dâng thêm 1 đoạn:

    y = ∆V/( S - S' ) = ∆V/2S' = x/2

    Mặt khác, nước dâng thêm do với lúc đầu một đoạn

    ∆h - h = ( D1/D2 - 1 ).h = 2 cm

    => x/2 = 2 => x = 4

    Vậy thanh đồng đã di chuyển được quãng đường dài x + x/2 = 4 => x = 8/3 cm

    Và lực tác dụng tăng từ 0 → F = 0,4 N => công thực hiện là

    A = 1/2.F.x = 1/2.0,4.8/3.10‾ ² = 5,33.10‾ ² J

      bởi Ngọc Thơ 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người cao 1,65m đứng đối diện với một gương phẳng. Mặt người đó cách đỉnh đầu 13cm.

    a)Mép dưới của gương cách mặt đất ít nhất bao nhiêu để người đó nhìn thấy ảnh của chân trong gương

    b)Mép trên của gương cách mặt đất nhiều nhất bao nhiêu để người đó thấy ảnh của đỉnh đầu trong gương

    c)Tìm chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể cảnh của mình trong gương

    d)Kết quả trên có phụ thuộc vào khoảng cách từ người đó đến gương không ?Vì sao

    Giups mình vs, mình sắp đi học thêm rồi :((

      bởi Naru to 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mặt người đó cách đỉnh đầu 15cm nhé .

      bởi Ngọc Ngần Bùi 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • m.n giải giúp mk câu này vs đc k ak, mk ngu lí @@:

    1 ng đi xe đạp trên cả quãng đg. Biết nửa quãng đg đầu ng ấy đi vs vận tốc 15km/h, nửa quãng đg còn lại ng ấy đi vs vận tốc 10km/h. Tính vận tốc trung bình của ng ấy trên cả quãng đg

    Giải giúp mk nhanh vs m.n, chiều mk đi học thêm mứt roài

      bởi A La 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì nửa quãng đường đầu bằng nửa quãng đường và bằng :S1=S2=\(\dfrac{S}{2}\left(km\right)\)

    thời gian người đó đi nửa quãng đường đầu là

    \(t_1=\dfrac{\dfrac{S}{2}}{V_1}=\dfrac{\dfrac{S}{2}}{15}=\dfrac{S}{30}\left(h\right)\)

    thời gian người đó đi nửa quãng đường sau là

    \(t_2=\dfrac{\dfrac{S}{2}}{V_2}=\dfrac{\dfrac{S}{2}}{10}=\dfrac{S}{20}\left(h\right)\)

    vận tốc trung bình của người ấy trên cả quãng đường là

    \(V_{tb}=\dfrac{\dfrac{S}{2}+\dfrac{S}{2}}{t_1+t_2}=\dfrac{\dfrac{S}{2}+\dfrac{S}{2}}{\dfrac{S}{30}+\dfrac{S}{20}}=\dfrac{\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{2}}{\dfrac{1}{30}+\dfrac{1}{20}}=12\left(km/h\right)\)

      bởi Tuấn Phan 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mọi người giúp em những câu này với ạ , em cần gấp , cảm ơn mọi người nhiều <3
    1. Tại sao người ngồi trên ô tô đang chuyển động trên đường thẳng nếu ô tô đột ngột rẻ phải thì hành khách trên xe bị nghiêng mạnh về bên trái?
    2. Tại sao xe máy đang đứng yên nếu đột ngột cho xe chuyển động thì người ngồi trên xe ngả về phía sau?
    3. Tại sao người ta phải làm đường băng dài để cho máy bay cất cánh và hạ cánh?
    4. Khi qua chỗ bùn lầy người ta thường dùng 1 tấm ván đặt lên trên để đi . Hãy giải thích tại sao ?
    5. Tại sao lưỡi dao , lưỡi kép phải mài sắc ?

      bởi Nguyễn Thị Thanh 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1,2 là do quán tính

    3.Trước khi cất cánh thì máy bay cần đạt một vận tốc nhất định mới cất cánh được.nó như chạy đà ấy. Mà khi mới bắt đầu thì ko thể đạt ngay vận tốc ấy được. Nếu dùng trực thăng thì ko cần dùng đường băng rồi.
    Còn khi hạ cánh thì phải giảm vận tốc thôi. Vì lúc đó máy bay vẫn còn vận tốc lớn. Và theo quán tính nó vẫn còn chạy trong khoảng thời gian nữa. sự giảm vận tốc ko thể làm độc ngột được.

    nói chung là cx do quán tính.

    4.do áp lực trực tiếp từ bánh xe hoặc chân v.v tác dụng lên chỗ bùn lầy sinh ra lớn gây sụt lún.Đặt tấm ván để tăng diện tích tiếp xúc làm giảm áp lực

    5.phải mài sắc vì như vậy sẽ giảm đc diện tích tiếp xúc của đầu kim, lưỡi dao Khi đó vs cùng 1 lực thì kim nhọn và dao mài sắc sẽ tạo áp lực lớn hơn kim hoặc lưỡi dao cùn hơn

      bởi hồ văn quân 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF