Tính lực đẩy ác-si-mét của nước lên vật nặng bằng nhôm có khối lượng 0,54kg ?
Một vật nặng bằng nhôm có khối lượng 0,54kg được nhúng ngập hoàn toàn trong một chậu đựng nước. Biết khối lượng riêng của nhôm là D1= 2700kg/m3 và của nước là D2= 1000kg/m3.
Tính : a) Thể tích của vật
b) Lực đẩy ác-si-mét của nước lên vật
Câu trả lời (33)
-
Tóm tắt:
\(m=0,54kg\\ D_1=2700kg/m^3\\ D_2=1000kg/m^3\\ \overline{a)V=?}\\ b)F_A=?\)
Giải:
a) Thể tích của vật là:
\(V=\dfrac{m}{D}=\dfrac{0,54}{2700}=0,0002\left(m^3\right)\)
b) Trọng lượng riêng của nước là:
\(d_2=10.D_2=10.1000=10000\left(N/m^3\right)\)
Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật đó là:
\(F_A=d_2.V=10000.0,0002=2\left(N\right)\)
Vậy: ....
bởi Bùi Xuân Chiến 23/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Hai ống hình trụ thông nhau tiết diện mỗi ống đều bằng 11,5 cm2 chứa thủy ngân tới một mức nào đó đổ 1lít nước vào ống rồi thả vào nước một vật có trọng lượng P=1,5 N vật nổi một phần trên mặt nước tính độ chênh lệch của hai mặt thuỷ ngân trong hai ống biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 1360000N/m3
bởi Nguyễn Hiền 23/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đổi \(11,5cm^2=11,5.10^{-4}m^2;1l=10^{-3}m^3\)
Vì vật nổi trong nước nên \(F_a=P\) hay \(d_1.V=1,5\)(V là thể tích phần chìm của vật)
\(\Rightarrow V=\dfrac{1,5}{d_1}=1,5.10^{-4}m^3\)
\(\Rightarrow\)Thể tích nước tính cả thể tích phần chìm của quả cầu là \(10^{-3}+1,5.10^{-4}=1,15.10^{-3}\left(m^3\right)\)
\(\Rightarrow\)Độ cao của nước tính cả phần chìm của quả cầu là : \(h_2=\dfrac{V}{S}=\dfrac{1,15.10^{-3}}{11,5.10^{-4}}=1m\)
Xét 2 điểm A và B cùng nằm trên mặt phẳng phân cách hai mựn chất lỏng
Ta có : \(p_A=p_B\) hay \(h_2.d_1=h_1.d_2\Rightarrow h_1=\dfrac{h_2.d_1}{d_2}=\dfrac{1.10000}{136000}=\dfrac{5}{68}m\)
Độ trênh lệnh hai mực chất lỏng là \(h_2-h_1=1-\dfrac{5}{68}=\dfrac{63}{68}m\approx0,93m\)
bởi Phai Dau Ngoai Thuong 24/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
1)Một xe máy khởi hành từ thành phố A đi thành phố B cách nhau 216 km vòa lúc 6 giờ sáng với vận tốc 48km/h. sau đó một giờ một ô tô khởi hành từ thành phố B về thành phố A với vận tốc 72km/h. Hỏi :
a Quãng đường xe máy đi được trong 2 giờ?
b Đếm mấy giờ hai xe gặp nhau? Vị trí gặp nhau cách thành phố A bao nhiêu km?
c Xe nào tới trước? Để đến cùng lúc thì xe đến trước phải đi với vận tốc bao nhiêu?
2)Lúc 7 giờ hai địa điểm A và B cách nhau 30km. Người xuất phát ở A về B với vận tốc 4km/h, ngưới thứ hai xuất phát ở B đến A với vận tốc 80km/h. Sau bao lâu 2 người gặp nhau và vị trí gặp cách A bao xa?
3)Lúc 6h, hai xe cùng xuất phát từ 2 điểm A và b cách nhau 60km, chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến A với vận tốc lần lượt là Va=30km/h và VB=40km/h. Hãy tính:
a) Quãng đường mỗi xe đi được sau một giờ xuất phát.
b) Khoảng cách giữa hai xe sau một giờ kể từ lúc xuất phát.
c Sau khi xuất phát được 1 gigowf 30 phút, xe thứ nhất đột ngột tăng tốc và đạt đến vận tốc VA'=50km/h. Hãy xá định thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau.
Giúp em vói ạ! em đang cần gấp .
bởi Nguyễn Xuân Ngạn 24/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
B1:
a. Quãng đường xe máy đi được trong 2h là: S=v1.t=48.2=96 (km)
b. Gọi t là thời gian xe máy đi đến lúc gặp oto
Ta có: v1.t + v2.(t-1)=AB
\(\Leftrightarrow\) 48.t+72(t-1)=216
\(\Rightarrow\)t=2,4h=2h24ph
Vậy lúc 6+2h24ph=8h24ph thì hai xe gặp nhau, cách A một khoảng: 48.2,4=107,52 km
c. Thời gian xe máy đi hết AB:
t1=\(\dfrac{AB}{v1}\)=\(\dfrac{216}{48}\)=4,5h
Thời gian oto đi hết AB:
t2=\(\dfrac{AB}{v2}\)=\(\dfrac{216}{72}\)=3h
Ta có: t1-1=4,5-1=3,5h
Vì t1>t2 (3,5h>3h) nên oto đến A trước xe máy tới B.
Để hai xe đến cùng lúc thì oto đi với vận tốc là: v=\(\dfrac{AB}{t1-1}\)=\(\dfrac{216}{4,5-1}\)\(\approx\)61,7 km/h
B2:
Gọi t là thời gian hai người đi đến lúc gặp nhau.
Ta có: AB=(v1+v2).t
\(\Leftrightarrow\)30=(4+80).t
\(\Rightarrow\)t=\(\dfrac{5}{14}\)h
Vậy sau \(\dfrac{5}{14}\)h hai người gặp nhau và cách A một khoảng: \(\dfrac{5}{14}\).4=\(\dfrac{10}{7}\)km
B3:
a. Sau 1h hai xe đi được quãng đường là:
sA=vA.t=30.1=30 km
sB=vB.t=40.1=40 km
b. Sau một giờ xuất phát, hai xe cách nhau một khoảng:
\(\Delta\)s=60-30+40=70 km
c.Sau 1h30ph hai xe cách nhau 1 khoảng:
\(\Delta\)s'=AB-vA.t'+vB.t=60-30.1,5+40.1,5=75 km
Gọi t'' là thời gian hai xe sau 1h30ph đi đến lúc gặp nhau
Ta có: \(\Delta\)s'=(vA' - vB).t=(50-40).t=75
\(\Rightarrow\)t=7,5h
Thời điểm hai xe gặp nhau là: 6+7h30ph+1h30ph=15h
Cách A một khoảng: 7,5.50+1,5.30=420 km
Nếu sai thì nói mình nhé?
bởi Trọng Tấn Đỗ 25/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
KLR của các chất (VD : nước, thủy ngân, chì, sắt....)
bởi nguyen bao anh 26/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Dnước = 1000kg/m3
Dthủy ngân = 13600kg/m3
Dsắt = 7800kg/m3
Dchì = 11300kg/m3
Ddầu = 800kg/m3
Dnước biển = 1030kg/m3
Dthép = 7850 kg/m3
bởi Đặng Thị Mỹ Lan 26/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đổ 1 lít rượu vào 2lits nước rồi trộn đều thì thấy thể tích của hỗn hợp gioảm đi 4% thể tích tổng cộng ủa rượu và nước
a,Giải thích tại sao lại có sự giảm thể tích đó
b, Tính khối lượng riêng D của hỗn hợp biết khối lượng riêng của rượu và nước lần lượt là D1= 700kg/m3 và D2 = 1000 kg/m3
giúp mk với
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 28/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
a) Tự làm
b) Tóm tắt :
\(V_1=1lít=1dm^3=0,001m^3\)
\(V_2=2lít=2dm^3=0,002m^3\)
\(D_1=700kg/m^3\)
\(D_2=1000kg/m^3\)
________________________________
\(D=?kg/m^3\)
BL :
Khối lượng của 1 lít rượu là :
\(m_1=D_1.V_1=700.0,001=0,7\left(kg\right)\)
Khối lượng của 2 lít nước là:
\(m_2=D_2.V_2=1000.0,002=2\left(kg\right)\)
=> Khối lượng của hỗn hợp :
\(m=m_1+m_2=0,7+2=2,7\left(kg\right)\)
Thể tích hỗn hợp bây giờ còn là :
\(100\%-4\%=96\%\) (thể tích của hỗn hợp)
=> \(V'=96\%.V=96\%.\left(V_1+V_2\right)=96\%.0,003=0,00288\left(m^3\right)\)
Khối lượng riêng của hỗn hợp là :
\(D=\dfrac{m}{V'}=\dfrac{2,7}{0,00288}=937,5\left(kg/m^3\right)\)
Vậy.........
bởi Le huynh an An 28/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Móc một vật vào lực kế,lục kế chỉ 60N. Thả vật vào nước lực kế chỉ 40N.
a/ Khi vật ngập hoàn toàn trong nước thì có những lực nào tác dụng lên vật? Cho biết phương, chiều và độ lớn của các lực tác dụng lên vât?
b/ Biết vật đang cách mặt nước 2dm. Tính áp suất tác dụng lên vật?
c/ Tính trọng lượng riếng của vật? Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
bởi Nguyễn Phương Khanh 31/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
a, Khí nhúng vật ngập hoàn toàn trong nước thì các lực tác dụng lên vât là:
+Lực đẩy Ac-si-mét: có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên, với độ lớn
\(F_A=60-40=20\left(N\right)\)
+Trọng lượng của vật: Phương thẳng đứng chiều hướng về trái đất(hay là từ trên xuống cũng được) với độ lớn: \(P=60N\)
b, Áp suất tác dụng lên vật là: \(p=d.h=10000.0,2=2000\left(Pa\right)\)
c, Từ hai công thức ta có: \(P=60\left(N\right)\)
\(P-F_A=40\left(N\right)\Rightarrow P=F_A+40\)
\(\Leftrightarrow60=40+F_A\)
\(\Leftrightarrow60=40+10000.V\)
Giải phương trình trên ta có: \(V=2.10^{-3}\left(m^3\right)\)
Trọng lượng riêng của vật là: \(d=\dfrac{P}{V}=\dfrac{60}{2.10^{-3}}=30000\left(\dfrac{N}{m^3}\right)\)
P/S: @@ chả bt chất gì lun, đề gì mà bắt người ta haiz thui chúc bạn học tốt :D
bởi Trần Lâm 31/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
1. Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên, người ta dựa vào vật mốc. Vật mốc:
A. phải là Trái Đất
B. phải là một vật nào đó đứng yên so với mặt đất.
C. phải là một vật nào đó chuyển động so với mặt đất
D. là Trái Đất hoặc một vật nào đó đứng yên hay chuyển động so với mặt đất
2. Phát biểu nào sau đây về chuyển động và quỹ đạo là đúng?
A. Vật đứng yên với vật mốc này thì cũng đứng yên với vật mốc khác
B. Vật chuyển động với vật mốc này thì cũng chuyển động với vật mốc khác
C. Vật có thể có quỹ đạo cong với vật mốc này nhưng lại đứng yên với vật mốc khác
D. Vật có quỹ đạo tròn với vật mốc này thì cũng có quỹ đạo tròn với vật mốc khác
3. Theo em, câu phát biểu: "Khi khoảng cách từ vật đến vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc." có luôn đúng không, vì sao? (không nêu ví dụ, chỉ giải thích thôi á)
Mong mọi người giúp em với, em đang cần rất gấp ạ ❤️
Bài tập sách tài liệu dạy học Vật lý 8 chủ đề 1: Chuyển động cơbởi Thu Hang 03/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
1 : D
Cau 2
Đáp án đúng: C
Giải thích:
a) Vật đứng yên so với vật mốc này thì có thể chuyển động so với vật mốc khác.
VD: Lấy người đi xe làm mốc thì cây cối ven đường chuyển động, còn lấy đường làm mốc thì cây lại đứng yên.
b) Vật chuyển động so với vật mốc này thì CÓ THỂ chuyển động so với vật mốc khác.
(VD giống câu a)
d) Vật có quỹ đạo tròn với vật mốc này thì CÓ THỂ có quỹ đạo tròn với vật mốc khác.
VD: Đối với những vật ở tâm đường tròn thì vật chuyển động theo quỹ đạo tròn so với vật mốc, nhưng vật mốc ở vị trí khác thì chưa chắc vật đã chuyển động tròn so với vật mốc đó.3: Sai trong trường hợp chuyển động tròn
bởi Lê Thị Hoài My 03/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Có 2 xe ô tô xuất phát từ A đến B, chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau. Nếu 2 xe xuất phát cùng 1 lúc thì sau 2 giờ chúng gặp nhau tại D. Nếu xe đi từ A xuất phát muộn hơn xe đi từ B là 0,5 giờ thì chúng gặp nhau ở C cách D là 9km. Biết AB là 150km. Xác định vận tốc mỗi xe
bởi Nguyễn Lệ Diễm 06/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Gọi x, y (km/h) lần lượt là vận tốc 2 xe đi từ A và B, x > y
Vì sau 2 giờ, 2 xe gặp nhau nên \(2x+2y=150\Rightarrow x+y=75\)
Xét trường hợp sau:
Xe A xuất phát muộn hơn xe B nên điểm C như hình vẽ bên dưới.
Lúc gặp nhau tại C thì:
Quãng đường xe A chạy: 2x - 9 (km)
Quãng đường xe B chạy: 2y + 9 (km)
Thời gian xe B chạy bằng thời gian xe A chạy cộng thêm 0,5h do xe B chạy trước 0,5h:
⇒ Với x + y = 75
Ta có tổng x + y và tích x.y nên vận tốc 2 xe chính là nghiệm của phương trình
Bạn giải ra sẽ có kết quả.bởi Nguyễn Yên 06/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tính công thực hiện được khi bơm 0.5m vuông nước lên cao 20m. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m vuông
bởi Cam Ngan 10/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Giải:
Khối lượng của lượng nước được bơm là:
\(m=D.V=1000.0,5=500\left(kg\right)\)
Trọng lượng của lượng nước được bơm là:
\(P=10.m=10.500=5000\left(N\right)\)
Công thực hiện để bơm lượng nước đó là:
\(A=Fs=P.h=5000.20=100000\left(J\right)\)
Vậy: Công để bơm 0,5m3 nước lên cao 20m là: 100000J
bởi Nguyễn Văn Hảo 10/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
1 ống nghiệm hình trụ tròn đựng 324g dầu .Tính áp suất của cột dầu gây ra ở đáy bt diện tích ống nghiệm là 12cm2.Trọng lượng riêng của của là 9000N/m3
bởi Trần Phương Khanh 15/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
m=324g=0,324kg ; S=12cm2= 0,0012m2
Thể tích dầu trong ống nghiệm:
\(V=\dfrac{m}{D}=\dfrac{m}{\dfrac{d}{10}}=\dfrac{0,324}{\dfrac{9000}{10}}=0,00036\left(m^3\right)\)
Độ cao cột dầu là: \(h=\dfrac{V}{S}=\dfrac{0,00036}{0,0012}=0,3\left(m\right)\)
Áp suất cột dầu gây ra ở đáy ống nghiệm:
p =d.h=9000.0,3=2700(N/m2)
bởi Nguyễn Thu Hằng 15/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 1. Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
Câu 2. Cách làm nào sau đây tăng được lực ma sát:
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc.
Câu 3. Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây không đúng:
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
Câu 4. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Lấy ví dụ.
Câu 5. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với chiều dài 100km. Biết thời gian đi là 2 giờ. Tính vận tốc của ô tô đó.
giúp em với ngày mai hk rùi
bởi Quynh Nhu 20/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 1. Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
Câu 2. Cách làm nào sau đây tăng được lực ma sát:
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc.
Câu 3. Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây không đúng:
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
Câu 4. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Lấy ví dụ.
* Chuyển động đều: là chuyển động với vận tốc (tốc độ) không đổi,
Ví dụ: nếu bạn chạy xe máy với vận tốc 60km/h và giữ nguyên vận tốc này trong 5 phút, vậy trong 5 phút đó xe máy của bạn đã chuyển động đều. (lưu ý cho là: chuyển động đều này chỉ mang tính tương đối)
* Chuyển động không đều: là chuyển động có sự thay đổi về vận tốc (thay đổi tốc độ) và có gia tốc.Ví dụ: khi bạn chạy xe đến ngã tư, bạn giãm tốc độ lại, đó là chuyển động chậm dần. khi bạn chạy xe xuống dốc, tốc độ nhanh dần, đó là chuyển động nhanh dần. Giãm tốc độ hoặc tăng tốc độ là ví dụ của chuyển động không đều.
Câu 5. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với chiều dài 100km. Biết thời gian đi là 2 giờ. Tính vận tốc của ô tô đó.
Tóm tắt :
s = 100km
t = 2h
v= ....?
GIẢI :
Vận tốc của ô tô đó là :
v = s/t = 100/2 = 50(km/h)
Vậy vận tốc của ô tô là 50km/h
bởi huỳnh suong 20/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 1 lực đẩy ac-si-met tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng có
A phương thẳng đứng chiều từ trái sang
B phương thẳng đứng chiều từ dưới lên
Cphương thẳng đứng chiều từ trên xuống
D cùng phương chiều với trọng lực tác dụng lên vật
Câu 2 Quan sát một vật thả từ trên cao xuống Hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm cho đại lượng vật lý nào sau đây thay đổi
A trọng lượng riêng
B vận tốc
Ckhối lượng riêng
D khối lượng
Câu 3 Nhận xét đúng khi nói về lực ma sát là
A ma sát giữa mặt Bản và phấn viết bản là ma sát có ích
B ma sát làm mòn đế giày là ma sát có ích
C ma sát ma sát làm nóng các bộ phận cọ sát là ma sát có ích
D Khi lực ma sát có ích thì con làm giảm lực ma sát đó
Câu 4 muốn tăng áp suất ta làm cách nào sau đây
A tăng S, giảm F
B tăng F, tăng S
C tăng F, giảm S
D giảm S, giảm F
Câu 5 trong các trường hợp sau đây trường hợp không có công cơ học
A lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao
B anh công nhân đang đẩy xe goong chuyển động
C bác nông dân đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không nổi
D chú thợ xây đang dùng ròng rọc để kéo gạch lên cao
Câu 6 đơn vị nào sau đây là đơn vị của áp suất
A . N
B.N/m3
C.N/m2
D.N.m2
Câu 7 trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở
A Độ cao Khác nhau
B cùng 1 độ cao
C độ chênh lệch khác nhau
D không như nhau
Câu 8 trong các trường hợp sau đây trường hợp nào cần tăng ma sát
A bảng trơn và nhẵn quá
B khi quẹt diêm
C khi thắng gấp
D tất cả các trường hợp trên
Câu 9 khi giải thích lý do xe tăng nặng nề nhưng lại chạy được trên đất mềm có liên quan đến Vật Lý Ý kiến đúng là
A xe tăng chạy trên bản xích nên chạy êm
B xe tăng chạy trên bản xích nên không bị trượt
C lực kéo của xe tăng rất mạnh
D nhờ bản xích lớn diện tích tiếp xúc lớn nên áp suất nhỏ Không bị lún
Câu 10 Tàu to và nặng hơn kim thế mà tàu nổi Kim chìm Tại sao
A do lực đẩy Ác si mét tác dụng lên tàu lớn hơn trọng lượng riêng của tao
B do lực đẩy Ác si mét tác dụng lên tàu lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng
C do lực đẩy Ác si mét tác dụng lên tàu lớn hơn bằng trọng lượng của Tàu
D do lực đẩy Ác si mét tác dụng lên tàu nhỏ hơn trọng lượng của Tàu
Câu 11 Một người đi xe đạp trong 45 phút với vận tốc 12 km/h quãng đường người đó đi được là
A 3 km
B 4 km
C 6 km/h
D 9 km
Câu 12 Tại sao khi lặn người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn
A vì khi lặn sâu áp
bởi Nguyễn Xuân Ngạn 25/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 1 Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng có
A phương thẳng đứng chiều từ trái sang
B phương thẳng đứng chiều từ dưới lên
Cphương thẳng đứng chiều từ trên xuống
D cùng phương chiều với trọng lực tác dụng lên vật
Câu 2 Quan sát một vật thả từ trên cao xuống Hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm cho đại lượng vật lý nào sau đây thay đổi
A trọng lượng riêng
B vận tốc
Ckhối lượng riêng
D khối lượng
Câu 3 Nhận xét đúng khi nói về lực ma sát là
A ma sát giữa mặt Bản và phấn viết bản là ma sát có ích
B ma sát làm mòn đế giày là ma sát có ích
C ma sát ma sát làm nóng các bộ phận cọ sát là ma sát có ích
D Khi lực ma sát có ích thì con làm giảm lực ma sát đó
Câu 4 muốn tăng áp suất ta làm cách nào sau đây
A tăng S, giảm F
B tăng F, tăng S
C tăng F, giảm S
D giảm S, giảm F
Câu 5 trong các trường hợp sau đây trường hợp không có công cơ học
A lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao
B anh công nhân đang đẩy xe goong chuyển động
C bác nông dân đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không nổi
D chú thợ xây đang dùng ròng rọc để kéo gạch lên cao
Câu 6 đơn vị nào sau đây là đơn vị của áp suất
A . N
B.N/m3
C.N/m2
D.N.m2
Câu 7 trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở
A Độ cao Khác nhau
B cùng 1 độ cao
C độ chênh lệch khác nhau
D không như nhau
Câu 8 trong các trường hợp sau đây trường hợp nào cần tăng ma sát
A bảng trơn và nhẵn quá
B khi quẹt diêm
C khi thắng gấp
D tất cả các trường hợp trên
Câu 9 khi giải thích lý do xe tăng nặng nề nhưng lại chạy được trên đất mềm có liên quan đến Vật Lý Ý kiến đúng là
A xe tăng chạy trên bản xích nên chạy êm
B xe tăng chạy trên bản xích nên không bị trượt
C lực kéo của xe tăng rất mạnh
D nhờ bản xích lớn diện tích tiếp xúc lớn nên áp suất nhỏ Không bị lún
Câu 10 Tàu to và nặng hơn kim thế mà tàu nổi Kim chìm Tại sao
A do lực đẩy Ác si mét tác dụng lên tàu lớn hơn trọng lượng riêng của tàu
B do lực đẩy Ác si mét tác dụng lên tàu lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng
C do lực đẩy Ác si mét tác dụng lên tàu lớn hơn bằng trọng lượng của Tàu
D do lực đẩy Ác si mét tác dụng lên tàu nhỏ hơn trọng lượng của Tàu
Câu 11 Một người đi xe đạp trong 45 phút với vận tốc 12 km/h quãng đường người đó đi được là
A 3 km
B 4 km
C 6 km/h
D 9 km
Câu 12 Tại sao khi lặn người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn
A vì khi lặn sâu áp suất thấp
B Vì khi lặn sâu lực cản rất lớn
C Vì khi lặn sâu áp suất rất lớn
D Vì khi lặn sâu nhiệt độ thấp
Câu 13 hành khách ngồi trên một tàu hỏa đang rời khỏi nhà ga vậy
A Hành khách đứng yên so với nhà ga
B hành khách đang chuyển động so với nhà ga
C hành khách chuyển động so với người lái tàu
D hành khách đứng yên so với Sân Ga
Câu 14 một người có khối lượng 50 kg diện tích tiếp xúc của hai bàn chân là 500 cm2 áp suất của người đó gây lên sàn là bao nhiêu
A 2500pa
B 1j
C 10.000j
D 10.000N/m2
bởi Lê Thị Hoài My 25/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 1: Một người nặng 60kg đứng trên mặt đất nằm ngang . Diện tích một chiếc dép là 200 cm3. Tín áp suất của người khi đứng cả hai chân. Để giảm áp suất này người đó phải làm thế nào?
Câu 2: Lan can một con tàu cao hơn mặt nước là 1m. Có 1 lỗ thủng rộng 2cm3, tâm lỗ lan cam 5m. Biết dn = 10000N/m3
a) Tính áp suất của nước tác dụng lên lỗ đó.'
b) Tìm lực giữ tối thiểu để giữ một bản bịt lỗ không bật ra
bởi Lê Tường Vy 03/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu1 :
Tóm tắt:
\(m=60kg\)
\(S_1=200cm^2\)
\(p=?\)
LG :
Đổi : 200cm2= 0,02m2
Lực tác dụng của người này khi đứng trên mặt đất là :
\(F=P=m.10=60.10=600\left(N\right)\)
Diện tích của 2 chân khi tác dụng lên mặt đất :
\(S=S_1.2=0,02.2=0,04\left(m^2\right)\)
Áp suất của người đó khi đứng cả hai chân :
\(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{600}{0,04}=15000\left(Pa\right)\)
* Để giảm áp suất của người này thì phải người đó phải giảm áp lực và tăng diện tích tiếp xúc mặt bị ép.
bởi quan gia han 03/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một vận động viên đi bộ và một vận động viên đi xe đạp hằng ngày cùng tập trên một đường dài 1,8km, vồng quanh một công viên. Nếu họ đi cùng chiều thì sau hai giờ, người đi xe vượt người đi bộ đúng 35 lần. Nếu họ đi ngược chiều thì sau 2 giờ họ sẽ gặp nhau 55 lần. Hãy xác định vận tốc mối người.
bởi My Hien 10/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Gọi quãng đường của người đi xe đạp đi được là S2 , của người đi bộ là S1
+ Nếu họ đi cùng chiều, ta có:
S2 - S1 = n.C
v2.t - v1.t = n.C
t(v2 - v1) = n.C
2(v2 - v1) = 35.1,8
2(v2 - v1) = 63
v2 - v1 = 31,5 \(\Rightarrow v_2=v_1+31,5\)
+ Nếu họ đi ngược chiều, ta có:
S1 + S2 = n'.C
v1t ' + v2.t' = n'.C
t'(v1 + v2) = n'.C
2(v1 + v2) = 55.1,8
2(v1 + v2) = 99
v1 + v2 = 44,5
Mà v2 = v1 + 31,5, nên:
v1 + v1 + 31,5 = 44,5
2v1 = 44,5 - 31,5
2v1 = 13
v1 = 6,5 (km/h)
v2 = v1 + 31,5 = 6,5 + 31,5 = 38 (km/h)
Vậy vận tốc của người đi bộ là 6,5km/h, vận tốc cảu người đi xe đạp là 38km/h
bởi nguyễn xuân thái 10/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
xác định vận tốc của ô tô so với tàu hoả trong 2 trường hợp ngược chiều, cùng chiều
Cho mình hỏi câu trên đề hỏi vậy nghĩa là sao giải thích rõ cho mình nhé
bởi Mai Thuy 17/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Phải có điều kiện rõ ràng nhé
Bài làm:
Gọi vận tốc ô tô và tàu hỏa lần lượt là:\(v_1;v_2\)
Để có thể xác định vận tốc ô tô so với tàu hỏa thì 2 vật phải chuyển động cùng phương ,cùng lúc:
+Nếu chúng chuyển động cùng chiều:
-Thì vận tốc ô tô so vs tàu hỏa là:\(v_{12}=v_1-v_2\)
-Thì vận tốc tàu hỏa so vs o tô là:\(v_{21}=v_2-v_1\)
+Nếu chúng chuyển động ngược chiều thì vận tốc của 2 xe so vs nhau là:\(v_{12}=v_{21}=v_1+v_2\)
bởi Le Van Thinh Thinh 17/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc15km/h , đến B người này quay trở về A với vận tốc 10km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó cả đi lẫn về
bởi Nguyễn Lê Tín 24/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
vì người đó đi xe từ A đến B và trở về từ B đến A
suy ra 2 quãng đường đó bằng nhau:S1=S2=\(\dfrac{S}{2}\)
thời gian người đó đi từ A đến B là
t1=\(\dfrac{S_1}{V_1}=\dfrac{S}{\dfrac{2}{15}}=\dfrac{S}{30}\) (h)
thời gian người đó trở về từ B đến A là
t2=\(\dfrac{S_2}{V_2}=\dfrac{S}{\dfrac{2}{10}}=\dfrac{S}{20}\) (h)
vận tốc trung bình của người đó cả đi lẫn về là
Vtb=\(\dfrac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\dfrac{\dfrac{1}{2}S+\dfrac{1}{2}S}{\dfrac{S}{30}+\dfrac{S}{20}}=\dfrac{\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{2}}{\dfrac{1}{30}+\dfrac{1}{20}}\)=12(km/h)
bởi Le Ngoc Quyen 24/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Lúc 7h sáng 2 xe đi từ 2 địa điểm A, B cách nhau 120km ngược chiều đến gặp nhau, biết xe đi từ A có vận tốc 45km/h. Hai xe gặp nhau lúc 8h30'. Tính vận tốc xe đi từ Bbởi thu phương 01/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
-
Thời gian xe thứ nhất đi để gặp xe thứ 2 là:
\(t_1=8h30'-7h=1,5\left(h\right)\)Quãng đường xe thứ nhất đi được là:
\(S_1=V_1.t_1=45.1,5=67,5\left(km\right)\)Quãng đường xe thứ 2 đi được là:
\(S_2=S-S_1=120-67,5=52,5\left(km\right)\)Ta có:
\(t_1=\dfrac{S}{V_1+V_2}\)\(\Leftrightarrow1,5=\dfrac{120}{45+V_2}\)
\(\Leftrightarrow45+V_2=\dfrac{120}{1,5}=80\)
\(\Leftrightarrow V_2=35\)(km/h)
Vậy vận tốc xe đi từ B là:\(35\)(km/h)bởi Tran Thi Kim Quy 01/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
người dùng dây kéo khúc gỗ chuyển động trên mặt sàn dài 120m, lực kéo theo phương gang có độ lớn 50N. thời gian đi hết quãng đường trên là 1 phút. Tính vận tốc khúc gỗ. Tính công mà người đó thực hiện được?
20/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một thùng đựng nước, cột nước trong thùng cao 1,2m
a/Tính áp suất của nước lên đáy và tính áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 4,5dm? Cho biết trộng lượng riêng của nước là 10 000N/m3
b/Thả một vật có thể tích 50cm3 vào thùng, vật chìm trong nước.Tính lực đẩy acsimet tác dụng lên vật
21/12/2022 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Một quả cầu bằng đồng có khối lg 200g, thẻ tích 40cm3. Biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3, trọng lượng riêng của nước là 10 mũ 4 N/m3.a, hỏi quả cầu đặc hay rỗng?b, thả vào nước nó nổi hay chìm?mình đag gấp ạ, cảm ơn
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
một thùng cao 120cm đựng đầy nước. Tính áp suất của nước ở đáy thùng và những điểm cách đáy thùng 40cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m^3
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
một khối gỗ hình lập phương có cạnh là 10cm nổi một nửa trong bình đựng nước. Hãy tính lực đẩy Ácsimet tác dụng lên khối gỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3?
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
một vật có khối lượng 0,96kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 4*6*8cm. tính áp suất lớn nhất, nhỏ nhất tác dụng lên mặt sàn
30/12/2022 | 1 Trả lời
-
Cho một quả cầu đặc nặng 0.1kg và có thể tích là 0.01m3
a) Tính trọng lượng của quả cầu và thể tích phần chìm trong nước của quả cầu trêb khi nó được thả vào nước ở trạng thái cân bằng. Biết trọng lượng riêng của nước bằng 10000N/m3
b) Tính lực nhấn tối thiểu lên quả cầu để nó chìm hoàn toàn trong nước
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
a) thời gian để người đó đi hết đoạn đường thứ nhất
b) vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường
06/01/2023 | 2 Trả lời
-
Một người đi từ nhà đến cơ quan cách nhau 9 km. Sau khi đi được một phần ba quãng đường thì chợt nhớ mình quên một quyển sổ nên quay về lấy và đi ngay đến nơi thì trễ mất 15 phút.
Tính vận tốc của người đó ( Bỏ qua thời gian lên xuống xe khi về nhà).
08/01/2023 | 1 Trả lời
-
Có ba người cùng xuất phát để đi từ vị trí A đến vị trí B cách A 20 km mà chỉ có một chiếc xe đạp chở thêm được một người. Để cả ba người đến vị trí B cùng một lúc thì người đi xe đạp chở một người lên một vị trí M rồi thả để người này đi bộ, sau đó người đi xe đạp quay trở lại để đón người đi bộ trước ở điểm N. Cho biết vận tốc khi đi bộ của hai người như nhau, không đổi và bằng 4 km/h, vận tốc xe đạp là không đổi và bằng 16 km/h, đoạn đường AB thăng và thời gian quay đầu xe là không đáng kể.
a) Hãy xác định vị trí mà người đi xe đạp phải lại và vị trí mà người đi xe đạp đón được người đi bộ trước?
b) Hãy xác định khoảng thời gian mà người đi xe đạp không chở người nào?
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
a. Xe đang chạy trên đường nằm ngang.
b. Xe đang chạy lên dốc nghiêng.
c. Viên bị được thả rơi và đang đi xuống theo phương thẳng đứng.
d. Viên bị nằm yên trên mặt sàn nằm ngang.
14/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thả một vật hình trụ có thể tích 4x10-4 m3 từ độ cao h xuống nước và chìm đến mép trên cùng của hình trụ, tính độ cao h cần phải thả
02/03/2023 | 0 Trả lời
-
Một người phải dùng một lực 80N để kéo một gàu nước từ dưới giếng sâu
9m lên đều, công suất của người đó là 48W. Tính thời gian người đó kéo gàu nước lên?
04/03/2023 | 0 Trả lời
-
a, Tính công thực hiện được khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc.
b, Nếu giữ nguyên lực kéo nhưng xe lên dốc với vận tốc 10m/s thì công thực hiện được là bao nhiêu?
c, Tính công suất của động cơ trong hai trường hợp trên.
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
a)Tính công suất của cần trục đã thực hiện
b)Tính khối lượng của vật
25/03/2023 | 0 Trả lời
-
Cho ví dụ về hoạt động trong cuộc sống không sử dụng công cơ học?
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi lượng nước trên. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm 880J/Kg.K
23/04/2023 | 0 Trả lời
-
a. Tỉ số 2000W có ý nghĩa gì?
b. Xe chở khúc gỗ đó hết quãng đường mất bao nhiêu thời gian?
29/04/2023 | 0 Trả lời
-
a) Tính nhiệt lượng nước nhận thêm vào.
b) Tính độ tăng nhiệt độ của nước.
03/05/2023 | 0 Trả lời
-
a, tính nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra
b, hãy tìm khối lượng nước trong cốc biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.k ,của nước là 4200J/kg.k
05/05/2023 | 0 Trả lời
-
Nếu 1 vật toả nhiệt ra và vật khác nhận được thì vật nhận được nhiệt lượng có ích hay là nhiệt lượng toàn phần?
09/05/2023 | 0 Trả lời
-
a) hỏi nhiệt độ của chì ngay sau khi cân bằng nhiệt
b) tính nhiệt lượng của nước thu vào, biết nhiệt lượng của nước 4200 j/ kg.k
c) tính nhiệt dung riêng của chì
d) người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 38 độ C. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 24 độ C ? biết nhiệt dung diêng của nước là 4200j/ kg.k
12/05/2023 | 0 Trả lời
-
Khi muốn làm lạnh một lon nước ngọt, ta nên đặt cục đá lạnh ở trên hay ở dưới? Vì sao?
12/05/2023 | 1 Trả lời
-
Một quả cầu gang có khối lượng 0,42kg khi thể tích là 80cm3. Quả cầu rông hay đặc biết khối lượng riêng của gang là 7000kg/m3.
13/06/2023 | 0 Trả lời