OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tìm nhiệt độ sau cùng của nước ?

Một ấm đồng được nung nóng, rồi bỏ vào 50g nước ở nhiệt độ 10oC. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, tấm đồng tỏa ra nhiệt lượng 4200 J. Hỏi nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kgK.

  bởi Lê Nhật Minh 21/01/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (35)

  • Tóm tắt:

    \(Q_1=4200J\)

    \(m_2=50g=0,05kg\)

    \(c_2=4200\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)

    \(t_2=10^oC\)

    \(t=???\)

    Vì nhiệt lượng tấm đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên ta có: \(Q_1=Q_2\)

    \(\Leftrightarrow Q_1=m_2.c_2.\Delta t_2\)

    \(\Leftrightarrow4200=0,05.4200.\left(t-10\right)\)

    \(\Leftrightarrow4200=210\left(t-10\right)\)

    \(\Leftrightarrow4200=210t-2100\)

    \(\Leftrightarrow210t=6300\)

    \(\Leftrightarrow t=30\left(^oC\right)\)

    Nhiệt độ sau cùng của nước là 30oC

      bởi Nguyễn An 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả 1 quả cầu bằng thép có khối lượng 1500g ở 60oC vào 2kg nước ở 20oC. Nhiệt độ khi cân bằng là bn? Biết NDR của thép là 460J/kg.K nước là 4200J/kg.k

      bởi Lê Nhật Minh 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    mthép = 1500 g = 1.5 kg

    1 thép = 60°C

    Cthép = 460 J/kg.k

    mnước = 2 kg

    1 nước = 20°C

    Cnước = 4200 J/kg.k

    _______________________

    2=?

    Giải:

    Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    QTR = QTV

    \(\Leftrightarrow\) mthép . Cthép . ( t°1 thép - t°2 ) = mnước . Cnước . ( t°2 - t°1 nước )

    \(\Leftrightarrow\) 1.5 . 460 . ( 60 - t°2 ) = 2 . 4200 . ( t°2 - 20 )

    \(\Leftrightarrow\) 690 . ( 60 - t°2 ) = 8400 . ( t°2 - 20 )

    \(\Leftrightarrow\) 41 400 - 690 t°2 = 8400 t°2 - 168 000

    \(\Leftrightarrow\) - 690 t°2 - 8400 t°2 = - 168 000 - 41 400

    \(\Leftrightarrow\) - 9 090 t°2 = - 209 400

    \(\Leftrightarrow\)2 \(\approx\) 23.036°C

    Vậy nhiệt độ khi cân bằng là 23.036°C

      bởi Phuong Tranng 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm đất có khối lượng 1000g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ 250C . Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm , biết nhiệt dung riêng của đất và nước lần lượt là c1=800Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K và c2=4200Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K

      bởi Hong Van 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_1=1000\left(g\right)=1\left(kg\right)\\ V_2=1\left(l\right)=>m_2=1\left(kg\right)\\ t_1=25^oC\\ t_2=100^oC\\ c_1=800\dfrac{J}{kg}.K\\ c_2=4200\dfrac{J}{kg}.K\\ ----------------------\\ Q_{đun}=?\left(J\right)\)

    _____________________________________________________

    Giaỉ:

    Ta có: \(Q_{đun}=m_1.c_1.\left(t_2-t_1\right)+m_2.c_2.\left(t_2-t_1\right)\\ =1.800.\left(100-25\right)+1.4200.\left(100-25\right)\\ =375000\left(J\right)\)

      bởi Nguyễn Hoàng Phúc 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một miếng chì nặng 50g đồng 100g cùng được đun nóng 100*C rồi thả vào bình nước 20*C nhiệt độ cuối cùng của nước là 60*C.tính khối lượng của nước coi như chỉ có miếng đồng chì và nước tỏa nhiệt cho nhau

      bởi Mai Anh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • TT:m1= 50g= 0,05kg ; m2= 100g= 0,1kg

    to1=100oC ; to2=20oC ; to= 60oC

    c1=130 J/kgK;c2=380 J/kgK;c3=4200J/kgK

    => m3=? kg

    GIAI

    nhiet luong chi toa ra:\(Q_1=m_1.c_1\left(t^o_1-t^o\right)=260J\)

    nhiet luong dong toa ra:

    \(Q_2=m_2.c_2\left(t^o_1-t^o\right)=1520J\)

    nhiet luong nuoc thu vao:

    \(Q_3=m_3.c_3\left(t^o-t^o_2\right)=168000m_3\)

    nhiet luong mieng dong chi toa ra:

    Q=Q1+Q2 = 260+1520= 1780J

    theo PTCBN: Q = Q3

    \(\Rightarrow1780=168000m_3\)

    \(\Rightarrow m_3\approx0,01kg\)

      bởi Nguyễn thị Phượng 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 nhiệt lượng kế chưa 2l nước ở nhiệt độ 15độ C.hỏi nước nóng lên bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế là 1 quả cân bằng đồng than klg 500g đc đun nóng tới 100 độ C biết : nhiệt dung riêng của đoòng than là 368j/kh.k và của nước là 4186j/kg.k bỏ qua nhiệt lượng tuyền cho nhệt lượng kế vào môi trường bên ngoài Giải Các Bác ơi

      bởi Sasu ka 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có: m1 = 500g = 0,5kg

    m2 = D.V = 1.2 = 2kg

    Nhiệt lượng do 0,5kg đồng than tỏa ra là : Q tỏa = m1.c1.(t1 - t)

    Nhiệt lượng do 2kg nước thu vào: Qthu = m2.c2.(t - t2)

    Nhiệt lượng nước tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào:

    Q tỏa = Qthu

    <=> m1.c1.(t1 - t) = m2.c2.(t - t2)

    <=> 0,5.368.(100 - t) = 2.4186.(t - 15)

    <=> 18400 – 184.t = 8372.t – 125580

    <=> 8556.t = 143980

    <=> t=16,83(*C)

    Vậy nước nóng lên 16,83*C

    Vậy nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 55,880C

      bởi Đăng Minh Hân 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một hợp kim chì và nhôm có khối lượng 200g ở nhiệt độ 1200C .Cung cấp cho hợp kim này nhiệt lượng 6,5kJ thì nhiệt độ cuối cùng của hợp kim là 3600C.Tìm khối lượng của mỗi loại kim loại trong hợp kim

      bởi Duy Quang 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_{hợpkim}=200\left(g\right)=0,2\left(kg\right)\\ t=120^oC\\ Q_{cungcấp}=6,5\left(kJ\right)=6500\left(J\right)\\ t_1=360^oC\\ c_{chì}=130\dfrac{J}{kg}.K\\ c_{nhôm}=880\dfrac{J}{kg}.K\\ ---------------------\\ m_{chì}=?\left(kg\right)\\ m_{nhôm}=?\left(kg\right)\)

    _________________________________________________

    Giaỉ:

    +) \(m_{nhôm}=x\left(kg\right)\\ =>m_{chì}=0,2-x\left(kg\right)\)

    Ta có:

    \(Q_{cungcấp}=m_{nhôm}.c_{nhôm}.\left(t_1-t\right)+m_{chì}.c_{chì}.\left(t_1-t\right)\\ < =>6500=880x\left(360-120\right)+130.\left(0,2-x\right)\left(360-120\right)\\ < =>6500=880x.240+130.\left(0,2-x\right).240\\ < =>6500=211200x+6240-31200x\\ < =>6500-6240=211200x-31200x\\ < =>260=180000x\\ =>x\approx\dfrac{260}{180000}\approx0,00144\left(kg\right)\\ =>m_{nhôm}\approx0,00144\left(kg\right)\\ =>m_{chì}\approx0,2-0,00144\approx0,19856\left(kg\right)\)

      bởi Hồ Kim Quý 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: Trộn 1500g nước ở 150C với 100g nước ở 370C. Tính nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt. (Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường)
    Bài 2: Thả một miếng đồng có khối lượng 0,5kg vào 500gam nước. Miếng đồng nguội từ 1200C xuống còn 600C. Tính nhiệt độ ban đầu của nước ? (Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường) Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K
    Bài 3: Thả 300g đồng ở 1000C vào 250g nước ở 350C. Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K
    Bài 4: Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 0,1kg chứa 0,5kg nước ở 20 . người ta thả vào đó một thỏi đồng có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 200. Xác định nhiệt độ khi có sự can bằng nhiệt ? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
    Bài 5: Người ta thả đồng thời 200g sắt ở 150C và 450g đồng ở 250C vào 150g nước ở 800C. Tính nhiệt độ khi cân bằng? Biết nhiệt dung riêng của nước , sắt lần lượt là 4200J/kg.K, 460J/kg.K

      bởi thúy ngọc 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \ 5 /

    Tóm tắt

    m1 = 200g = 0,2kg ; t1 = 15oC

    c1 = 460J/kg.K

    m2 = 450g = 0,45kg ; t2 = 25oC

    c2 = 380J/kg.K

    m3 = 150g = 0,15kg ; t3 = 80oC

    c3 = 4200J/kg.K

    Phương trình cân bằng nhiệt

    t = ?

    Giải

    Dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ thì ta thấy vật thu nhiệt là sắt và đồng, vật tỏa nhiệt là nước.

    Nhiệt lượng sắt và đồng thu vào khi tăng nhiệt độ từ nhiệt độ ban đầu lên nhiệt độ cân bằng t là:

    \(Q_{\text{thu}}=m_1.c_1\left(t_1-t\right)+m_2.c_2\left(t_2-t\right)\)

    Nhiệt lượng nước tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t3 = 80oC xuống nhiệt độ cân bằng t là:

    \(Q_{\text{tỏa}}=m_3.c_3\left(t-t_3\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{\text{thu }}=Q_{\text{tỏa}}\\ \Rightarrow m_1.c_1\left(t_1-t\right)+m_2.c_2\left(t_2-t\right)=m_3.c_3\left(t-t_3\right)\\ \Rightarrow0,2.460\left(15-t\right)+0,45.380\left(25-t\right)=0,15.4200\left(t-80\right)\\ \Leftrightarrow t\approx62,39\left(^oC\right)\)

    Nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng là 62,39oC.

      bởi Lê Huyền Trâm Trâm 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Muốn có nước ở nhiệt độ t =300C , người ta lấy m1=5kg nước ở nhiệt độ t1=1000C trộn vs nước ở t2=200C .Hãy xác định lượng nước lạnh cần dùng.

      bởi Dương Minh Tuấn 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_1=5\left(kg\right)\\ t_1=100^oC\\ t_2=20^oC\\ c_{nước}=4200\dfrac{J}{kg}.K\\ t=30^o\\ ------------------------\\ m_2=?\left(kg\right)\)

    _____________________________________________________

    Giaỉ:

    Theo PT cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ < =>m_1.c_{nước}.\left(t_1-t\right)=m_2.c_{nước}.\left(t-t_2\right)\\ < =>5.4200.\left(100-30\right)=m_2.4200.\left(30-20\right)\\ < =>5.\left(100-30\right)=m_2.\left(30-20\right)\\ < =>500-150=10m_2\\ =>m_2=\dfrac{500-150}{10}=35\left(kg\right)\)

    => Khối lượng nước lạnh cần dùng là 35 kg.

      bởi Nguyễn Thị Duyên 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ngta thả 3lít nước ở 200C vào 5 lít nước ở 1000C . Sau khi có cân bằng nhiệt,nhiệt độ hỗn hợp là bao nhiêu độ ? Cho biết nhiệt dung riêng của ngước là 4200Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K

      bởi Mai Anh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(V_1=3\left(l\right)=>m_1=3\left(kg\right)\\ V_2=5\left(l\right)=>m_2=5\left(kg\right)\\ t_1=20^oC\\ t_2=100^oC\\ c_{nước}=4200\dfrac{J}{kg}.K\\ --------------------\\ t_3=?\)

    Giaỉ:

    Theo PT cân bằng nhiêt, ta có:

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\\ < =>m_1.\left(t_3-t_1\right).c_{nước}=m_2.\left(t_2-t_3\right).c_{nước}\\ < =>3.\left(t_3-20\right).4200=5.\left(100-t_3\right).4200\\ < =>3t_3-60=500-5t_3\\ < =>3t_3+5t_3=500+60\\ < =>8t_3=560\\ =>t_3=\dfrac{560}{8}=70\left(^oC\right)\)

      bởi Minh Tú Quang 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một nhiệt lượng kế bằng thau có khối lượng 500g chứa 500g nước đá ở 20oC Người ta cho chảy vào bình này một dòng nước ở 80oC có lưu lượng 50g/ph Sau 11 phút 30 giây , nước đá tan hoàn toàn thành nước ở 0oC .Tính nhiệt nóng chảy của nước đá ?Nhiệt dung riêng của thau ,nước đá , nước là 380J/kg.K,1800J/Kg.K,4200J/Kg.K

    Cần gấp!!!!!

      bởi Nguyễn Anh Hưng 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bạn kiểm tra lại cho mình

    1. không có nhiệt nóng chay của nước đá

    2.nước đá làm j ở nhiệt độ 20 oC

    3.nước đá ở nhiệt độ 20 đọ nóng chay xuống 0 độ ak vô lí

      bởi Lương Thị Phương thanh 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm nhôm có khối lượng 300g chứa 2 lít nước ở 20oc .

    a, tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước trên . Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880j/kgk , 4200j/kgk .

    b, Đổ 3 lít nước ở 25oc vào ấm nước trên ( ở câu a) . Tính nhiệt độ của ấm khi có cân bằng nhiệt ( bỏ qua sự mất mát nhiệt qua môi trường ).

    (Câu a mk được Q = 693120j , còn câu b mk được 55oc nhưng hình như câu b sai . Cho nên các bạn giúp mk làm câu b nhé)!haha

      bởi Mai Hoa 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi nhiệt độ của ấm khi cân bằng nhiệt là t

    Do nhiệt lượng tỏa ra của ấm nhôm và 2 lít nước bằng nhiệt lượng của 3lits nước ở 25oc thu vào Ta có pt cân bằng nhiệt là

    Qấm+Qnước 1=Qnước 2

    0,3.880.(100-t)+2.4200.(100-t)=3.4200(t-25)

    26400-264t+840000-8400t=12600t-315000

    1181400=21264t

    Suy ra : t=55,5586

      bởi Miền Nam 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trộn 5000gam nước ở nhiệt độ 20 độ c với 1 kg nước ở nhiệt độ 80 độ c hỏi:

    a, nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là bao nhiêu?

    b,trong thực tế nhiệt độ của hỗn hợp nước là 27 độ c .Hãy giải thích tại sao lại có sự chênh lệch như vậy

      bởi Lê Tường Vy 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, Đổi 5000g=5kg =>m2=5kg

    Ta có công thức: Q tỏa = Q thu

    <=> m1.c.(t1-t) = m2.c.(t-t2)

    <=> m1.((t1-t) = m2.(t-t2)

    <=> 1.(80-t) = 5.(t-20)

    <=> 80-t = 5t-100 <=> 80+100 = 5t+t

    <=> 180 = 6t => t = 180:6 = 30(*C)

    Vậy nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 30*C

    b, Vì trong quá trình truyền nhiệt đã có sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài

      bởi Trần Nguyễn Phương Vy 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có thể làm cho một khối lượng chì bằng bao nhiêu đạt đến nhiệt độ bằng mộtnhiệt lượng đã dùng để làm tan 2kg nước đá từ -15oC ?Biết chì có nhiệt độ nóng chảy là 327oC có nhiệt dung riêng là 130J/kg.k nhiệt độ ban đầu của chì là 20oC

    Cần Gấppppppppppppp

      bởi Hoa Lan 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cc gì vậy

      bởi Trần Mạnh 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong một bình đậy kín có cục nước đá khối lượng 0,1 kg nổi trên mặt nước trong cục đá có một viên chì khối lượng 5g.Hỏi phải tốn một lượng nhiệt bằng bao nhiêu để cục chì bắt đầu chìm xuống nước .Cho khối lượng riêng của chì là 11,3g/cm3 của nước đá bằng 0,9g/cm3 nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 3,4.105 J/Kg Nhiệt độ nước trong bình là 0oC

      bởi truc lam 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để cục chì chìm xuống nước thì trọng lượng của nước đá còn lại và cục chì phải > hoặc = lực đẩy ac-si-met tác dụng lên nó.Tức là khối lượng riêng trung bình của nước đá còn lại và cục chì > hoặc = khối lượng riêng của nước.
    Gọi M là khối lượng còn lại của cục nước đá khi cục chì chìm.Ta có: D" > hoặc = D (1)
    (vs D" là khối lượng riêng trung bình của nước đá còn lại và cục chì,D là khối lượng riêng của nước)
    Từ (1) ta có (M+5)/(M/0,9 + 5/11,3) > hoặc = 1
    Giải bất phương trình trên suy ra M < hoặc = 41g.
    Vậy nhiệt lượng để cục chì bắt đầu chìm xuống nước là:
    Q > hoặc = (0,1 - 0,041) . 3,4 .10^5 = 20060J

      bởi Nguyễn Văn Thắng 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người thả 300(g) chì ở nhiệt độ 100 độ C vào 250(g) nước ở nhiệt độ 58,5 độ C làm cho nước nóng lên tới 60 độ C . Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200j/kg.k và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài . Hãy tính :

    a) Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt .

    b) Nhiệt lượng nước đã thu vào .

    c) Nhiệt dung riêng của chì ?

    Tóm tắt và giải cụ thể nhé !!!leuleu

      bởi sap sua 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • PHẦN TRẢ LỜI NÀY DỄ NHÌN HƠN

    Tóm tắt:

    mchì = 300 g = 0.3 kg

    to1 chì = 100oC

    mnước = 250 g = 0.25 kg

    Cnước = 4200 J/kg.k

    to1 nước = 58.5oC

    to2 nước = 60oC

    _____________________

    a. to2 chì = ?

    b. QTV = ?

    c. Cchì = ?

    Giải:

    a.

    Theo nguyên lý truyền nhiệt, sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ cuối của hai vật bằng nhau, nên:

    to2 nước = to2 chì = 60oC

    b.

    Nhiệt lượng nước đã thu vào:

    ADCT: QTV = mnước . Cnước . ( to2 - to1 nước ) = 0.25 . 4200 . ( 60 - 58.5 ) = 1575 ( J )

    Vậy nhiệt lượng nước đã thu vào là 1575 ( J )

    c.

    Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    QTR = QTV

    \(\Leftrightarrow\)mchì . Cchì . ( to1 chì - to2 ) = mnước . Cnước . ( to2 - to1 nước )

    \(\Leftrightarrow\)0.3 . Cchì . ( 100 - 60 ) = 0.25 . 4200 . ( 60 - 58.5 )

    \(\Leftrightarrow\)0.3 . Cchì . 40 = 1575

    \(\Leftrightarrow\)12 Cchì = 1575

    \(\Leftrightarrow\)Cchì = 131.25 J/kg.k

    Vì có hao phí nhiệt lượng ra môi trường bên ngoài, nên:

    Cchì = 130 J/kg.k

      bởi Việt Hoa Thẩm Phan 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128g chứa 340g nướ ở nhiệt độ 8.4 độ C .Người ta thả vào nhiệt lượng kế một miếng hợp kim khối lượng 192g được làm nóng tới 100 độ C . Nhiệt độ khi cần bằng nhiệt là 21.5 độ C .Biết nhiệt dung rieng của đồng là 380J/Kg.K và nhiệt dung rieng của nước là 4200J/kg.K . Tính nhiệt dung riêng của hợp kim .Hợp kim có phải là hợp kim của đồng và sắt không ? Tại sao?

    m.n giúp mk vs chìu nay mk thi rồi.thank trc ạ

      bởi bich thu 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng kế bằng đồng thu vào là:

    \(Q_1=m_1.c_1.\left(t_3-t_1\right)=0,128.380.\left(21,5-8,4\right)=637,184J\)

    Nhiệt lượng nước thu vào là:

    \(Q_2=m_2.c_2.\left(t_3-t_1\right)=0,34.4200.\left(21,5-8,4\right)=18706,8J\)

    Nhiệt lượng hợp kim:\(Q_3=m_3.c_3.\left(t_2-t_3\right)=0,192.c_3.\left(100-21,5\right)=15,072c_3J\)

    Cân bằng phương trình nhiệt ta có:

    \(Q_1+Q_2=Q_3\)

    \(\Leftrightarrow637,184+18706,8=15,072c_3\)

    \(\Leftrightarrow c_3\approx1283,44\)J/kg.K

    Không thể là sắt hoặc đồng vì cả 2 đều nhở hơn 1283,44J/kg.K

      bởi Ngoác Kế 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một cục nước đá có khối lượng 1,2 kg ở nhiệt độ =120C. Tính nhiệt lượng cần dùng để làm nóng chảy hoàn toàn cục nước đá này. Biết nhiệt dung riêng của nước đá là 1800Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105? (giải rõ hộ mình nha)

      bởi Dương Quá 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m=1,2kg c=1800J/kgK

    t=-120C λ=3,4x105 Q3=?J

    Giải:

    Nhiệt lượng mà nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ -120C-> 00C là:

    Q1=mc(0-t)=1,2x1800x12=25920(J)

    Nhiệt lượng mà nước đá thu vào để thực hiện quá trình nóng chảy hoàn toàn là:

    Q2=mxλ=1,2x3,4x105=408000(J)

    Tổng nhiệt lượng để nước đá từ -120C đến lúc nóng chảy hoàn toàn là:

    Q3=Q1+Q2=408000+25920=433920(J)

      bởi Nguyễn Thị Mai Linh 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một miếng đồng được đun nóng đến nhiệt độ 100'C vào 1 cốc nước ở 20'C. Sau một thời gian nhiệt độ của nước bằng 27'C. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là: 380J/kg.K, 4200J/kg.K

    a) Hỏi nhiệt độ của miếng đồng khi cân bằng là bao nhiêu?

    b) Tính nhiệt lượng do nước tỏa ra ?

    c) Tính khối lượng nước trong cốc?

      bởi sap sua 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    Q1=Q2

    m1.c1.(t1-t2)=m2.c2.(t2-t1)

    .............................

    K bt đề có sai k, nhưng mk thấy thiếu khối lượng.

      bởi Bánh Quy Đắng 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF