OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tìm khoảng cách giữa 2 vật cùng chuyển động đều trên một đường thẳng

Hai vật cùng chuyển động đều trên một đường thẳng.Nếu chúng đi ngược chiều thì sau 10s,khoảng cách giữa chúng giảm đi 20m. nếu chúng đi cùng chiều, sao 10s khoảng cách giữa 2 vật giảm 8m.Tìm khoảng cách giữa mỗi vật

  bởi hà trang 16/01/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (33)

  • gọi x, y ( m/s) là vận tốc của 2 vat ( x>y)

    nếu di nguoc chieu thi sau 10s khoảng cách giam 20m => 10x + 10y = 20 (1)

    nếu di cùng chieu thì ..... giảm 8m

    => 10x - 10y = 8 (2)

    (1,2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}10x+10y=20\\10x-10y=8\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1,4\\y=0,6\end{matrix}\right.\)

      bởi Vương Huy 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai ô tô cùng chuyển động thẳng đều trên một đoạn đường khởi hành đồng thời ở 2 địa điểm cách nhau 20km. Nếu đi ngược chiều thì sau 15 phút chúng gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau 30 phút thì chúng đuổi kịp nhau. Vận tốc của hai xe đó là:

      bởi Phan Quân 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi:

    15' = 0,25h

    30' = 0,5h.

    Gọi t1 là thời gian hai xe gặp nhau khi đi ngược chiều; t2 là thời gian hai xe gặp nhau khi đi cùng chiều.

    Tổng vận tốc của hai xe là:

    \(t_1=\dfrac{S}{v_1+v_2}=\dfrac{20}{v_1+v_2}=0,25\)

    \(\Rightarrow v_1+v_2=80.\)

    Hiệu vận tốc của hai xe là:

    \(t_2=\dfrac{S}{v_1-v_2}=\dfrac{20}{v_1-v_2}=0,5\)

    \(\Rightarrow v_1-v_2=40.\)

    Vận tốc của xe thứ nhất là:

    \(v_1=\dfrac{80+40}{2}=60\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

    Vận tốc củ xe thứ hai là:

    \(v_2=\dfrac{80-40}{2}=20\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

      bởi Trần Phú 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Hai dây dẫn đồng chất, điện trở dây thứ nhất lớn gấp 6 lần điện trở dây thứ 2, tiết diện dây thứ hai lớn gấp 3 lần tiết diện dây thứ nhất.
    a) Chiều dài dây nào lớn hơn và lớn hơn mấy lần ?
    b) Tính chiều dài của mỗi dây. Biết tổng của chúng là 36m.
    2) Cho 2 dây dẫn bằng sắt, có cùng chiều dài. Tiết diện dây thứ nhất 0.25mm2 có điện trở R1, dây dẫn thứ 2 có tiết diện S2 và điện trở R2. Mắc nối tiếp 2 dây đó với nhau vào hai đầu đoạn mạch có HĐT U thì HĐT giữa 2 đầu dây thứ nhất lớn gấp 3 lần HĐT giữa hai đầu dây thứ hai. Tính tiết diện dây thứ hai.
    Giúp mình 2 bài này với. Mình đang cần gấp lắm ạ. Mình cảm ơn.

      bởi na na 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ta có : khi mắc R1 nt R2 thì U1=3U2 (theo bài ra)

    \(\Rightarrow R1=3R2\)

    Điện trở R1 có giá trị là:

    \(R1=f.\dfrac{l}{S1}\)

    Điện trở R2 có giá trị là:

    \(R2=f.\dfrac{l}{S2}\)

    \(\Rightarrow f.\dfrac{l}{S1}=3.f.\dfrac{l}{S2}\)

    \(\Rightarrow \dfrac{1}{S1}=\dfrac{3}{S2} \)

    \(\Rightarrow S2=3.0.25=0.75(mm2)\)

    OK

      bởi Phùng Hương 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho hai bình A và B chứa cùng 1 khối lượng nước M. Nhiệt độ của nước trong bình A là 200C, bình B là 800C.Múc ca nước từ bình B đổ sang bình A thì khi cân bằng nhiệt Bình A có nhiệt độ là 240C.Hỏi sau đó múc 1 ca nước từ bình A đổ sang Bình B thì nhiệt độ của nước trong bình B lúc này là bao nhiêu?(bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường với bình với ca(nói chung chỉ xét trong hệ) và các ca nước có cùng khối lượng

      bởi Hoa Hong 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi m1 là khối lượng nước múc đc của ca nước

    m2 là khối lượng của 2 bình nước

    t là nhiệt độ cân bằng sau khi đổ nước từ A => B ( hay nhiệt độ cần tìm của bình B)

    Nhiệt lượng ca nước từ bình B tỏa ra khi đổ vào A là:

    Q1 = m1 . c . (80-24)

    = 56m1c

    Nhiệt lượng bình A thu vào từ ca nước bình B là:

    Q2 = m2.c.(24-20) = 4m2c

    Áp dụng pt cân bằng nhiệt:

    Q1 = Q2

    => 56.m1.c = 4.m2.c

    =>56m1= 4m2

    => m1/m2 = 4/56 = 1/14 (1)

    Nhiệt lượng bình B tỏa ra khi đổ ca nước từ A sang là:

    Q3= m2. c.(80-t) (2)

    Nhiệt lượng ca nước từ A đổ sang thu vào là :

    Q4= m1.c.(t-24) (3)

    từ (1), (2) và (3) => (80-t)/(t-24) = m1/m2 = 1/14

    => 14(80-t) = 1(t-24)

    => 720 - 14t = t -24

    => 15t = 744

    => t = 49.6 oC

      bởi ho van luyen 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • quãng đường rơi có tỉ lệ thuận với thời gian rơi không ?

      bởi Anh Trần 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có bạn à vì ta có: S= 1/2 g t2

    mà g không đổi => thời gian càng lớn thì quãng đường rơi càng dài

      bởi Võ khắc Quảng 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trên một đường thẳng, có 2 xe A, B chuyển động cùng chiều với vận tốc v1, v2. Tính vận tốc v3 của xe C để:

    a) Xe C luôn luôn ở chính giữa hai xe A và B.

    b) Xe C cách xe A 2 lần khoảng cách đến xe B.

      bởi Chai Chai 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Giả sử 3 xe cùng xuất phát cùng một lúc sau thời gian t xe C ở giữa xe A và xe B , ta có quãng đường 3 xe A , B , C đi lần lượt là :

    S1 = v1 . t

    S2 = v2 . t

    S3 = v3 . t

    Xe C đi hơn xe A một khoảng thời gian là S1' : (v3 - v1).t

    Xe B đi hơn xe C một khoảng là S2' : (v2 - v3) .t

    Hai khảng cách trên bằng nhau => S1' = S2'

    chia 1 và 2 cho nhau ta có : (v3 - v1) = (v2 - v3)

    => v3 = v1 +v2/ 2

      bởi Ngoc Huong Nguyen Tran 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Trên một bóng đèn có ghi 6V, em hiểu như thế nào về con số ghi trên bóng đèn? bóng đèn
    này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế bao nhiêu?
    2. Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ này.

    Bài tập Vật lý
    a. Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13.
    b. Biết các hiệu điện thế U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23.
    c. Biết các hiệu điện thế U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12.

      bởi Anh Nguyễn 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2.

    Đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp: U12 là hiệu điện thế
    giữa hai đầu Đ1; U23 là hiệu điện thế giữa hai đầu Đ2; U13 là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn
    mạch Đ1 nt Đ2
    a. Ta có U13 = U12 + U23 = 2,4 + 2,5 = 4,9V
    b. Ta có U23 = U13 - U12 = 11,2 -5,8 = 5,4 V
    c. Ta có U12 = U13 - U23 = 23,2 -11,5 = 11,7V

      bởi Hứa Thị Thu Thảo 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một cốc hình trụ có đáy dày 1cm và thành mỏng. Nếu thả cốc vào một bình nước lớn thì cốc nổi thẳng đứng và chìm 3cm trong nước. Nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa xác định có độ cao 3cm thì cốc chìm trong nước 5cm. Để mực chất lỏng trong cốc và ngoài cốc bằng nhau thì phải đổ thêm vào cốc lượng chất lỏng nói trên có độ cao..................cm.

      bởi Hương Lan 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • :)) ko cho tlr của nước và chất lỏng đó almf bằng niềm tin ak

      bởi Dương Thùy 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy gỗ chìm một nửa. Biết trọng lương của gỗ là 6000N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là .........N/m3.

      bởi Mai Rừng 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho thể tích miếng gỗ là 2m3 (có thể cho tùy ý) thì:

    Trọng lượng của miếng gỗ đó là:

    \(P=d.V=6000.2=12000\left(N\right)\)

    Thể tích phần gỗ chìm trong nước là:

    \(V_{chìm}=\dfrac{V}{2}=\dfrac{2}{2}=1\left(m^3\right)\)

    Khi miếng gỗ đã nổi lên và dừng lại thì lực đẩy ác-si-met của chất lỏng tác dụng lên miếng gỗ cân bằng với trọng lực của miếng gỗ, hay:

    \(F_A=P=12000\left(N\right)\)

    Mà: \(F_A=d_{lỏng}.V_{chìm}\Leftrightarrow12000=d_{lỏng}.1\)

    Nên: \(d_{lỏng}=\dfrac{F_A}{1}=12000\left(N|m^3\right)\)

    Vậy trọng lượng riêng của chất lỏng là: 12000N/m3

      bởi Nguyễn Phương 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gt chi tiet nha mn

    Một ô tô chuyển động trên nửa đầu đoạn đường với vận tốc 60km/h . Phần còn lại , nó chuyể động với vận tốc 15km/h trong nủa thời gian đầu và 45km/h trong nửa thời gian sau . Tìm vận tốc trung bình của ô tô trên nửa quãng đường ?

      bởi Trieu Tien 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nửa qđ nào (đầu hay sau)

      bởi Thương Hoài 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong một nhiệt lượng kế có chứa 3 chất lỏng khối lượng lần lượt là m1, m2, m3. Các chất lỏng này không tác dụng hoá học với nhau, nhiệt độ ban đầu và nhiệt dung riêng của chất lỏng lần lượt là t1, t2, t3 và c1, c2, c3. Xác định biểu thức của nhiệt độ sau cùng của hỗn hợp và nhiệt lượng cần thiết để làm nóng hỗn hợp tới nhiệt độ t4.

    * Áp dụng bằng số với m1 = 1kg, m2 = 10kg, m3 = 5kg, nhiệt độ ban đầu và nhiệt dung riêng lần lượt là 60C, - 400C, 600C, 2kj/kgK, 4kj/kgK, 2kj/kgK.

      bởi Tra xanh 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Do t1 = t3 < t2 nên chất lỏng thứ 1 và thứ 3 tỏa nhiệt còn chất lỏng thứ 2 thì thu nhiệt. Ta có phương trình cần bằng nhiệt như sau:

    Qthu = Qtỏa

    <=> m2.c2.(t4 - t2) = m3.c3.(t3 - t4) + m1.c1.(t1 - t4)

    Gọi t = t1 = t3 = 60 oC

    => m2.c2.(t4 - t2) = (t - t4).(m3.c3+ m1.c1)

    Thay số ta được: 40000t4 - (-1600000) = 720000 - 12000t4

    <=> 40000t4 + 1600000 = 720000 - 12000t4

    <=> 28000t4 = -880000

    <=> t4 =(xấp xỉ) -31,429 ( oC)

      bởi Cap dung Dung 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Nêu tác dụng của cầu chì

    2. Người ta sữ dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:
    a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu độ?
    b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xãy ra? Vì sao?

      bởi Phan Thiện Hải 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 100o(Nhiệt độ của nước đang sôi).
    b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì ấm điện bị cháy, hỏng.Vì khi cạn hết nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng (ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn.

      bởi vo phuoc nguyen nguyen 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trên ab dài 100km. lúc 6 giờ, An xuất phát tại A đến B với vận tóc là 50km/h. Cùng lúc đó, Trí xuất phát tại B đến A với vận tôc là 10m/s. hai bạn gặp nhau lúc mấy giờ?

      bởi Anh Trần 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải

    Đổi 10 m/s = 36 km/h

    Hai bạn cần số thời gian để gặp nhau là:

    t = \(\dfrac{s}{v_1+v_2}\) = \(\dfrac{100}{50+36}\) = \(\dfrac{50}{43}\left(h\right)\approx1,1\left(h\right)\)=1h6'

    Hai bạn gặp nhau lúc:

    \(t_2=t+t_1=6+1,1=7h6'\)

    Đsố: hai bạn gặp nhau lúc 7h6'.

      bởi Việt Hoa Thẩm Phan 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mọt viên bi sắt có thể tích 5,4 cm3, khối lượng 42g.

    a) Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên bi trên mặt đất .

    b) Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên bi trên mặt trăng .

      bởi Nguyễn Minh Minh 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Khối lượng riêng của viên bi trên mặt đất là :

    42 : 5,4 = 7,8(g/cm3) = 7800(kg/cm3)

    Trọng lượng riêng của viên bi trên mặt đất là :

    10 . 7800 = 78000(N/cm3)

    b) Trên mặt trăng, thể tích và khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của sắt không đổi. Còn trọng lượng giảm đi 6 lần, và bằng:

    78000 : 6 = 13000(N/cm3)

      bởi Phạm Quỳnh 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • giúp mình với !!! mình gấp lắm luôn T.T !!!

    1) Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình chuyển động là: \(x=50+3,8t-0,2t^2\). Trong đó x tính bằng mét, t tính bằng giây.

    a. Hãy cho biết các đặc điểm của chuyển động này (thẳng đều hay nhanh dần đều, chậm dần đều? theo chiều nào? tọa độ ban đầu, vận tốc ban đầu, gia tốc là bao nhiêu?)

    b. Xác định quãng đường vật đi được trong giây thứ 10. Cho rằng trong suốt quá trình chuyển động, vật chỉ chuyển động theo một chiều (không chuyển động quay lại)

    2) Hai địa điểm A, B trên một đường thẳng cách nhau 120m. Một ô tô đang đi qua A với vận tốc 2m/s, chuyển động nhanh dần đều về phía B. Sau 10 giây kể từ khi qua A xe đạt vận tốc 6m/s.

    a. Xác định gia tốc của ô tô, từ đó tính vận tốc và quãng đường ô tô đi được sau 20 giây kể từ lúc qua A?
    b. Cùng lúc ô tô đang đi qua A, có một xe đạp đang chuyển động thẳng đều, cùng chiều, qua B với vận tốc 14,4 km/h. Viết phương trình chuyển động của hai xe trong cùng một hệ qui chiếu, từ đó xác đinh thời điểm và vị trí xe ô tô đuổi kịp xe đạp.

      bởi hi hi 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nếu ai muốn làm quen v/s mình thì comment ở dưới nhé

    banhhahahahehehihahihi

      bởi Nguyễn Dung 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hãy biểu diễn các lực sau đây theo tỉ xích 1cm ứng với 100N

    a. lực kéo tác dụng vào điểm A của vật có phương nằm ngang , chiều từ trái sang phải và có cường độ 500N

    B. trọng lực tác dụng vào trọng âm của 1 vật có khối lượng 30kg

      bởi thanh duy 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, A F

      bởi Đường Lạc 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • các bạn có thể giải bài tập lý(trong vở bài tập): Bài 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC-QUÁN TÍNH và cho biết vì sao các bn lại chọn câu đó nữa

    giúp mk nha, mk cần gấp

    Ngô Thị Thanh Huyền, bn giúp mk vs( bn chỉ cần làm 2/3 bài đó dùm mk là ok rồi :))

      bởi Lê Minh Trí 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 5.7. Trang 17 – Bài tập vật lí 8.


    Đặt một chén nước lên góc một tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch chén. Giải thích cách làm đó.

    Bài giải

    Giật nhanh tờ giấy ra khỏi chén nước. Do quán tính, chén nước chưa kịp thay đổi vận tốc nên chén nước không bị đổ.

    Bài 5.8. Trang 17 – Bài tập vật lí 8.


    Một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì linh dương nhảy tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này.

    Bài giải

    Báo đuổi riết con linh dương. Linh dương nhảy tạt sang bên, do quán tính báo lao về phía trước vồ mồi mà không kịp đổi hướng nên linh dương trốn thoát.

    Bài 5.9. Trang 17 – Bài tập vật lí 8.


    Cặp lực nào trong hình 5.3 là cặp lực cân bằng ?

    Hình 5.3/tr17/SBT vật lí 8.

    A. Trong hình a.

    B. Trong hình a và b.

    C. Trong hình c và d.

    D. Trong hình d.

    Bài giải

    Đáp án đúng : chọn D.

    Bài 5.10. Trang 17 – Bài tập vật lí 8.


    Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật

    A. Đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.

    B. Đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.

    C. Đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

    D. Bị biến dạng.

    Bài giải

    Đáp án đúng : chọn C.

    Bài 5.11. Trang 17 – Bài tập vật lí 8.


    Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào ?

    A. Bánh trước. B. Bánh sau.

    C. Đồng thời cả hai bánh. D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được.

    Bài giải

    Đáp án đúng : chọn B.

    Bài 5.12. Trang 17 – Bài tập vật lí 8.


    Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v dưới tác dụng của hai lực cân bằng

    và theo chiều của lực . Nếu tăng cường độ của lực thì vật sẽ chuyển động với vận tốc

    A. Luôn tăng dần.

    B. Luôn giảm dần.

    C. Tăng dần đến giá trị cực đại rồi giảm dần.

    D. Giảm dần đến giá trị bằng không rồi đổi chiều và tăng dần.

    Bài giải

    Đáp án đúng : chọn D.

    Bài 5.13. Trang 18 – Bài tập vật lí 8.


    Một ôtô khối lượng 2 tấn chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Biết lực cản lên ô tô bằng 0,25 lần trọng lượng của xe.

    a) Kể tên các lực tác dụng lên ôtô.

    b) Biểu diễn các lực trên theo tỉ xích 0,5cm ứng với 5000N.

    Bài giải

    a) Các lực tác dụng lên ôtô : Trọng lực, lực kéo, lực cản và lực đỡ của mặt đường.

    Bài 5.14. Trang 18 – Bài tập vật lí 8.


    Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau :

    a) Vì sao trong một số đồ chơi : Ôtô, xe lửa, máy bay không chạy bằng dây cót hay pin. Trong đó chỉ có một bánh “đà” khối lượng lớn gắn với bánh xe bằng hệ thống bánh răng. Muốn xe chuyển động chỉ cần xiết mạnh bánh xe xuống mặt sàn vài lần làm bánh “đà” quay rồi buông tay. Xe chạy khá lâu và chỉ dừng khi bánh “đà” ngừng quay.

    b) Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khuỵu xuống.

    c) Vì sao khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ôtô đang phóng nhanh phải thắt dây an toàn.

    d) Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng đầu búa bị lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn ?

    Bài giải

    a) Do bánh “đà” có khối lượng lớn nên có quán tính lớn. Do đó Xe chạy khá lâu và chỉ dừng khi bánh “đà” ngừng quay.

    b) Lúc tiếp đất các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa ,chân đều khuỵu xuống là để dừng lại một cách từ từ.

    c) Khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ôtô đang phóng nhanh phải thắt dây an toàn là vì do có quán tính máy bay, ôtô thay đổi hướng hoặc vận tốc đột ngột hành khách khỏi lao ra khỏi ghế.

    d) Khi gõ mạnh đuôi cán xuống đất, lưỡi cuốc, xẻng đầu búa đột ngột bị dừng lại, do quán tính lưỡi cuốc, xẻng đầu búa tiếp tục chuyển động ngập chặt vào cán.

    Bài 5.15. Trang 18 – Bài tập vật lí 8.


    Một cục nước đá nằm yên trên mặt bàn trong toa tàu đang chuyển động thẳng đều. Hành khách ngồi cạnh bàn bỗng thấy cục nước đá trượt đi.

    Hỏi :

    a) Tàu còn chuyển động thẳng đều nữa không ?

    b) Nếu cụ nước đá trượt ngược với chiều chuyển động của tàu thì vận tốc tàu tăng hay giảm ?

    c) Cục đá sẽ chuyển động về phía nào khi vận tốc tàu giảm đột ngột ?

    d) Trong trường hợp nào, cục đá sẽ trượt về bên trái ?

    Bài giải

    a) Không.

    b) Vận tốc của tàu tăng.

    c) Cục đá sẽ trượt về phía trước.

    d) Khi tàu đến đoạn đường rẽ về bên phải.

    Bài 5.16. Đố vui. Trang 18 – Bài tập vật lí 8.


    Trên bụng người lực sĩ đặt một tảng đá rất nặng và một chồng gạch. Dùng búa tạ đập thật mạnh lên chồng gạch. Chồng gạch vỡ tan còn người lực sĩ vẫn bình yên, vô sự. Tại sao ?

    Phải đập tạ thế nào mới không gây nguy hiểm cho người lực sĩ ?

    Hình 5.4/tr18/SBT vật lí 8.

    Bài giải

    Dùng búa tạ đập thật mạnh lên chồng gạch. Chồng gạch vỡ tan, do quán tính tảng đá chưa kịp thay đổi vận tốc nên người lực sĩ vẫn bình yên, vô sự.

    Phải đập tạ thật nhanh, đập xuống vào gạch xong rồi giật búa lại ngay.

    Bài 5.17. Trang 19 – Bài tập vật lí 8.


    Một vật chuyển động khi chịu tác dụng của hai lực là lực kéo và lực cản, có đồ thị vận tốc như hình 5.5. Sự cân bằng lực xảy ra ở giai đoạn nào của chuyển động ?

    A. OA. B. AB.

    C. BC. D. Cả ba giai đoạn.

    Hình 5.5/tr19/SBT vật lí 8.

    Bài giải

    Đáp án đúng : chọn B.

    Bài giải

    Bài 5.18. Trang 19 – Bài tập vật lí 8.


    Trong chuyển động được mô tả trên bài 5.17. Chọn nhận xét đúng về tỉ số giữa lực kéo và lực cản ()

    A. Nhỏ hơn 1 trong giai đoạn AO.

    B. Lớn hơn 1 trong giai đoạn AB.

    C. Lớn hơn 1 trong giai đoạn BC.

    D. Bằng 1 trong giai đoạn AB.

    Hình 5.5/tr19/SBT vật lí 8.

    Bài giải

    Đáp án đúng : chọn D.

      bởi Trần Hoàng Đương 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF