OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 22kg củi ?

Bài 1 :Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 22kg củi . Để thu được nhiệt lượng đó thì cần đốt cháy bao nhiêu kg dầu ? Biết năng suất toả nhiệt của dầu và củi là 44 .10^6 và 10^7 J/kg.

Bài 2 : Một chiếc xe máy có công suất 4830W. Khi tiêu thụ 2 lít xăng thì xe đi được 100km .Hỏi vận tốc của xe lúc đó là bao nhiêu ? Biết rằng hiệu suất của động cơ là 50%, khối lượng riêng và năng suất toả nhiệt của xăng là 700kg/m^3 , 46.10^6J/kg .

  bởi Nguyễn Anh Hưng 16/01/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (37)

  • Bài 3 :

    Tự tóm tắt ...

    -----------------------------------------------------------------------------------

    Nhiệt lượng toả ra của củi là :

    \(Q_c=q_c.m_c=10^7.22=10^7.22\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng toả ra của dầu :

    \(Q_d=q_d.m_d=44.10^6.m_d\left(J\right)\)

    Mà ta có :

    \(Q_c=Q_d=>m_d=\dfrac{22.10^7}{44.10^6}=5\left(kg\right)\)

    Vậy để thu được nhiệt lượng đó thì cần đốt cháy 5kg dầu .

      bởi Nguyễn Trọng Tuấn 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. thả 1 cục sắt nặng 6kg ở 420 độ c vào xô chứa 3kg nước ở nhiệt độ 40 độ c . hiện tượng xảy ra như thế nào , giải thích (tìm cân bằng nhiệt)

    2. để có 7,2kg nước ở 60 độ c , lấy nước cân bằng nhiệt ở câu trên pha với nước ở 40 độ thì đủ dùng không ? thừa thiếu bao nhiêu

    ( bỏ qua sự bay hơi , sự trao đổi nhiệt của xô , trao đổi nhiệt với môi trường

      bởi cuc trang 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Tóm tắt

    \(m_1=6kg\)

    \(t_1=420^oC\)

    m\(_2=3kg\)

    t\(_2=40^oC\)

    C\(_1=460J/kg.k\)

    C\(_2=4200J/kg.k\)

    Hiện tượng xảy ra như thế nào? Giải thích?

    t=?

    Giai

    Khi thả cục sắt vào xô nước thì sắt có nhiệt độ cao hơn sẽ truyền nhiệt sang cho nước, còn nước có nhiệt độ thấp hơn sẽ hấp thụ nhiệt.

    Nhiệt độ cân bằng là:

    Ta có: \(Q_{toa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow m_1.C_1.\left(t_1-t\right)=m_2.C_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Leftrightarrow6.460\left(420-t\right)=3.4200.\left(t-40\right)\)

    \(\Leftrightarrow1159200-2760t=12600t-504000\)

    \(\Leftrightarrow15360t=1663200\)

    \(\Leftrightarrow t=108^0C\)

      bởi phạm minh đức 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho một nhiệt lượng kế chứ 2 lít nước ở nhiệt dộ 15 độ C. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cầu bằng đồng thau khối khối lượng 500g được đun nóng 100 độ C.
    Lấy nhiệt dung riêng của đồng là 368J/kg.K, của nước là 4186J/kg.K.
    Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt lượng kế và môi trường bên ngoài.

      bởi Lê Tấn Vũ 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho biết:

    \(m_1=500g=0,5kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(m_2=2kg\)

    \(t_1'=15^oC\)

    \(C_1=368J\)/kg.K

    \(C_2=4186J\)/kg.K

    Tìm: \(t_2=?\)

    Giải:

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    \(m_1C_1\left(t_1-t_2\right)=m_2C_2\left(t_2-t_1'\right)\)

    \(0,5.386\left(100-t_2\right)=2.4186\left(t_2-15\right)\)

    \(19300-193t_2=8372t_2-125580\)

    \(t_2\approx16,9\left(^oC\right)\)

    Đáp số: \(t_2=16,9^oC\)

      bởi Lê Thị Lệ 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi thì ta phải làm như thế nào?

      bởi Sasu ka 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tịnh trông cốc tiếp xúc với nước sôi trước nóng lên nở ra, nhưng lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên do thủy tinh dẫn nhiệt kém vì vậy nó sẽ cản trở sự nở ra của lớp thủy tinh bên trong làm cốc nứt vỡ.

    - Còn khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh trong và ngoài nở ra tương đối đồng đều nên cốc ít nứt vỡ.

    - Để tránh cốc nứt vỡ ta thường tráng đều nước sôi cả trong và ngoài cốc trước khi rót nước sôi vào cốc.



      bởi Người thích Cười 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nam trong 6 phút thực hiện một công cơ học là 9000J. Tính công suất của Nam

      bởi sap sua 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho biết:

    \(t=6phút=360s\)

    \(A=9000J\)

    Tìm: \(P=?\)

    Giải:

    Công suất của Nam thực hiện là:

    \(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{9000}{360}=25\left(W\right)\)

    Đáp số: \(P=25W\)

      bởi Trần Sơn 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài 1:Một học sinh thả 300g chì ở 100'c vào 250g nước ở 52.5'C làm cho nước nóng tới 60'C. a, Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt= ?
    b,tính nhiệt lượng nước thu vào.
    c, tính nhiệt lượng riêng của chì
    d,so sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì trong bảng và giải thích tại sao có sự chenh lệch.Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.k
    Giúp mìh với hicc

      bởi Thụy Mây 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt là \(60^oC\)

    b)Nhiệt lượng nước thu vào là:

    \(Q_1=m_1\cdot c_1\cdot\left(t-t_1\right)=0,25\cdot4200\cdot\left(60-52,5\right)=7875\left(J\right)\)

    c)Nhiệt lượng chì tỏa ra là:

    \(Q_2=m_2\cdot c_2\cdot\left(t_2-t\right)=0,3\cdot c_2\cdot\left(100-60\right)=12c_2\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow12c_2=7875\)

    \(\Rightarrow c_2=656,25\) J/Kg.K

    d) Vì chưa bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài

    P/s: Số ko bit đúng hay sai

      bởi Đoàn Lộc 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một ấm nhôm có thể tích 12 lít chứa 10 lít nước. tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết phải đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 25 độ C?

      bởi Ban Mai 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(\left\{{}\begin{matrix}V_1=12l=0,012m^3\\D_1=2700kg/m^3=\end{matrix}\right.\Leftrightarrow m_1=D_1.V_1=32,4\left(kg\right)\)

    \(\left\{{}\begin{matrix}V_2=10l=0,01m^3\\D_2=1000kg/m^3=\end{matrix}\right.\Leftrightarrow m_2=D_2.V_2=10\left(kg\right)\)

    \(\Delta t^0=t^0_2-t^0_1=100-25=75^0C\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    ___________________________________________

    \(Q=?\)

    Giải:

    Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là:

    \(Q_1=m_1.\Delta t^0.c_1=32,4.75.880=2138400\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:

    \(Q_2=m_2.\Delta t^0.c_2=10.75.4200=3150000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước để nước sôi là:

    \(Q=Q_1+Q_2=2138400+3150000=5288400\left(J\right)\)

    Vậy ...

      bởi Kiều Nhi 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một miếng nhôm có thêr tích là 5m^3, ở nhiệt độ 100 độ C muốn đun nóng miếng nhôm lên 150 độ C thì cần một nhiệt lượng bao nhiêu?

      bởi Nguyễn Trung Thành 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(\left\{{}\begin{matrix}V=5m^3\\D=2700kg/m^3\end{matrix}\right.\Rightarrow m=D.V=13500\left(kg\right)\)

    \(\Delta t^0=t^0_2-t^0_1=150-100=50^0C\)

    \(c=880J/kg.K\)

    ___________________________________________

    \(Q=?\)

    Giải:

    Nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm là:

    \(Q=m.c.\Delta t^0=13500.880.50=594000000\left(J\right)\)

    Vậy ...

      bởi Hoàng Nhật Nhi Nhi 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải bài tập Lý hộ mình với

    1> Để xử lí thóc giống bằng phương pháp " ba sôi hai lạnh " trước khi gieo, người ta ngâm nó vào một cái vại nước chứa 3 phần nước sôi hòa với 2 phần nước lạnh. Hãy xác định nhiệt độ của nước " ba sôi hai lạnh " nếu nhiệt độ của nước lạnh nằm trong khoảng 15 độ C đến 20 độ C .Biết nhiệt độ sôi là 100 độ C
    2> Đổ 738g nước ở nhiệt độ 5 độ C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 100 độ C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17 độ C. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước 4186 J/ kg.K
    3> Trộn nước đang ở nhiệt độ 24 độ C với nước ở nhiệt độ 56 độ C. Biết khối lượng của hai lượng nước bằng nhau. Hãy tính nhiệt độ của nước khi đã ổn định? (40 độ C)
    4> Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 128g chứa 240g nước ở nhiệt độ 8,4 độ C. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một miếng hợp kim khối lượng 192g được làm nóng tới 100 độ C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 21,5 độ C. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/ kg.K; của nước là 4200 J/ kg.K. Tính nhiệt dung riêng của hợp kim. Hợp kim đó có phải là hợp kim của đồng và sắt không? Tại sao?
    GIẢI HỘ MÌNH VÀI CÂU THUI CŨNG ĐƯỢC

      bởi Lê Chí Thiện 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 4.

    Tóm tắt:

    mCu = 128g = 0,128 kg

    mnc = 240g =0,24kg

    mmkl = 192g = 0,192 kg

    t1 = 8,4oC; t2 = 100oC

    t = 21,5oC

    cCu = 380 J/kg.K; cnc = 4200 J/kg.K

    Tính cmkl = ?J/kg.K

    Giải

    Nhiệt lượng của nhiệt lượng kế khi tăng nhiệt độ từ 8,4oC lên 21,5oC là:

    Q1 = (cCu.mCu+mnc.cnc).\(\Delta\)t = (380.0,128+4200.0,24).(21,5-8,4)=13841,984 (J)

    Theo nguyên lí truyền nhiệt: Nhiệt lượng của nhiệt lượng kế thu vào bằng nhiệt lượng của miếng hợp kim tỏa ra:

    Q1 = Qmhk = 13841,984 J

    Nhiệt dung riêng của miếng hợp kim là:

    cmhk = \(\dfrac{Q_{mhk}}{m_{mhk}.\Delta t}\) = \(\dfrac{13841,984}{0,192.\left(100-21,5\right)}\)= 918 J/kg.K

    - Hợp kim đó không phải là hợp kim của đồng và sắt vì tổng nhiệt dung riêng của đồng và sắt không bằng nhiệt dung riêng của miếng kim loại: cCu + cFe = 380 + 460 = 840 J/kg.K; 840 \(\ne\) 918

      bởi Nguyễn Thu Hoài 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh đã làm thí nghiệm như sau: thả 1 miếng chì 300g được lấy từ nước đang sôi ra vào 1 cốc đựng 100g nước ở nhiệt độ 34 độ c thì thấy nước nóng lên tới 40 độ C. biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền qua cốc đựng nước và môi trường xung quanh. Tính nhiệt dung riêng của chì

      bởi Nguyễn Thanh Thảo 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh đã làm thí nghiệm như sau: thả 1 miếng...
      bởi nguyễn thịnh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • người ta pha 1 lượng nước ở 80 đọ C vào bình chứa 9 lít nước đang có nhiệt độ 22 độ C .Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 36 độ C.tính lượng ước đã pha thêm vào bình .Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho bình và môi trường bên ngoài , biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K

      bởi Lê Bảo An 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • m.c.(t1-tb)=m1.c.(tb-t2)
    m.(80-36)=9.( 36-22)
    => m= ~ 2,86 kg
    nhớ 9 lít phải tính ra khối lượng nha bạn
    nhớ like và chọn đáp án đúng

      bởi Trần Huyền My 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một cái nồi bằng nhôm chứa nước ở 240C, nồi và nước có khối lượng tổng cộng là 3kg. Đổ thêm vào đó 1kg nước sôi thì nhiệt độ của nước là 450C.

    A.Tìm khối lượng của nồi?

    B.Phải đổ thêm bao nhiêu nước sôi nữa để nhiệt độ của nước trong nồi khi cân bằng là 600C. Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200 và 880 (J/kg.k). Bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường.

      bởi Mai Vàng 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt:

    khối lượng nồi nước: m' ; t = 24oC ; c' = 880 J/kg.K

    khối lượng nước trong nồi: m'' ; t = 24oC ; c'' = 4200 J/kg.K

    m' + m'' = 3 (kg)

    nước đổ thêm lần 1: m* = 1kg ; t' = 100oC ; c'' ; t* = 45oC

    nước đổ thêm lần 2: m** ; t' = 100oC ; c'' ; t** = 60oC

    BÀI LÀM

    a)

    theo PT cân bằng nhiệt, ta có:

    Q = Q*

    <=> (m'.c' + m''.c'')(t* - t) = m*.c''.(t' - t*)

    <=> m'c' + m''c'' = [ m*c''(t' - t*) ] / (t* - t)

    <=> 880m' + 4200m'' = [ 1.4200.(100 - 45) ] / (45 - 24)

    <=> 880m' + 4200m'' = 11000

    Ta có HPT

    \(\left\{{}\begin{matrix}880m'+4200m''=11000\\m'+m''=3\end{matrix}\right.\)

    giải HPT , ta được

    \(\left\{{}\begin{matrix}m'=\dfrac{40}{83}\approx0,48\\m''=\dfrac{209}{83}\approx2,52\end{matrix}\right.\)

    vậy khối lượng của nồi xấp xỉ bằng 0,48 kg

    b)

    ta có PT cân bằng nhiệt:

    Q = Q**

    <=> ( m'c' + m''c'' )( t** - t* ) = m**c''( t' - t** )

    <=> m** = ( m'c' + m''c'')(t** - t*) / c''( t' - t**)

    <=> m** = ( \(\dfrac{40}{83}\).880 + \(\dfrac{209}{83}\).4200 )( 60 - 45) / 4200.(100 - 60)

    <=> m** = \(\dfrac{55}{56}\)\(\approx0,982\approx1\left(kg\right)\)

    vậy cần cho thêm \(\dfrac{55}{56}\)kg nước sôi

      bởi Vương Quốc Huy 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Vì sao xe ôtô khi vào chỗ xìn lầy người ta thường lấy đất đá bỏ vào chỗ bánh xe? Giải thích vì sao?

    2. Vì sao đi trên nền đá hoa cương khi bị ướt dễ bị trượt ngã?

      bởi minh dương 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Do chỗ bùn lầy trơn nên sinh ra lực ma sát rất nhỏ khiến cho ô tô dễ bị trượt bánh. Vì vậy người ta thường lấy đất đá nhỏ bỏ vào chỗ bùn lầy để tăng lực ma sát.

      bởi Ngọc Minh 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 1.5l nước biết nhiệt độ ban đầu là 20°c và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgk

      bởi minh dương 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(V=1,5l\Rightarrow m=1,5kg\)

    \(\Delta t^0=t^0_c-t^0_1=100-20=80^0C\)

    \(c=4200J/kg.K\)

    _________________________________

    \(Q=?\)

    Giải:

    Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là:

    \(Q=m.\Delta t^0.c=504000\left(J\right)\)

    Vậy ...

      bởi Phương Thu 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ngta thả 1 thỏi kim loại nặng 300g, ở nhiệt độ 100 độ C vào 250g nước ở nhiệt độ 58,5 độ C làm cho nước nóng lên tới 60 độ C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/Kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho môi trường bên ngoài.

    a,hỏi: nhiệt độ thỏi kim loại ngay khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?

    b,tính nhiệt lượng nước thu vào?

    c, tình nhiệt dung riêng thỏi kim loại

      bởi Nguyễn Ngọc Sơn 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • c)Nhiệt lượng của thỏi kim loại toả ra là

    Q1=m1⋅c1⋅Δt1=0,3⋅c1⋅(100−60)=12⋅c1

    Theo pt cân bằng nhiệt ta có

    Q1=Q2

    Hay 1575=12⋅c2

    => c2 = 131,25 J/kg*K

    Vậy nhiệt dung riêng của thỏi kim loai là : 131,25 J/kg*K

      bởi Mạnh Toàn 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có 2 bình cách nhiệt bình 1 chứa 4 kg nước ở 20 độ bình 2 chứa 80 kg nước ở 40 độ .người ta trút một lượng nước ở bình 2 sang bình 1.sau khj ổn định người ta trút một lượng nước từ bình 1 sang bình 2.sau khj trung hoàn nhiệt độ của 2 bình =38độ tính lượng nước trút qua trút lại

      bởi Nguyễn Phương Khanh 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi m là lượng nước trút qua trút lại, khi trút từ bình 1 sang bình 2 thì lúc này bình 1 còn (m1-m) kg nước

    t là nhiệt độ cân bằng lần thứ nhất. ta có :

    nhiệt lượng thu vào của m kg nước từ 20oC đến toC là :
    Q1 = m.c.\(\Delta t\)1 = m.4200.(t-20)

    nhiệt lượng tỏa ra của 80kg nước ở 40oC đến toC là :

    Q2 = m2.c.\(\Delta t\)2 = 80.4200.(40-t)

    áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có :

    Q1 = Q2 => 4200m.(t-20) = 80.4200.(40-t)

    => m.(t-20) = 80 (40-t)

    => m.t -20m = 3200 - 80t

    => m.t + 80t = 3200 + 20m

    => t (m+80) = 3200 + 20m

    => t = \(\dfrac{3200+20m}{80+m}\)

    ta lại có:

    nhiệt lượng tỏa ra của m kg nước từ toC đến 38oC là :

    Q3 = m.c.\(\Delta t\)3 = m.4200.(t-38)

    nhiệt lượng thu vào của (m1 - m) kg nước là :

    Q4 = (m1-m).c.(38-20) = (4-m).4200.18

    áp dụng phuương trình cân bằng nhiệt, ta có :

    Q3 = Q4 => 4200m.(t-38) = 4200.18.(4-m)

    => m.(t-38) = 18.(4-m)

    thay t = \(\dfrac{3200+20m}{80+m}\). ta có:

    m.(\(\dfrac{3200+20m}{80+m}\)-38) = 18.(4-m)

    =>\(\dfrac{3200m+20m^2}{80+m}-38m\) = 72 - 18m

    => \(\dfrac{3200m+20m^2}{80+m}\) -72 = 38m-18m

    => \(\dfrac{3200m+20m^2}{80+m}\) = 20m + 72

    => (20m + 72) (80+m) = \(3200m+20m^2\)

    => 1600m + 20m2 +5760 + 72m = 3200m + 20m2

    => 5760 = 1528m

    => m = 3,77 (kg)

    vậy lượng nước trút qua trút lại là : 3,77 kg

      bởi TôSô Nghị 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Tại sao rót nước sôi vào cốc nước thủy tinh thì cốc dày dễ vở hơn cốc mỏng. Muốn cốc khỏi bị vỡ khi đổ nước sôi vào thì phải làm thế nào?

    2. Về mùa hè người ta thường mặc áo sáng màu. Trong khi đó về mùa đông thì lại thường mặc áo sẫm màu. Tại sao?

    3. Hãy giải thích tại sao, trong ấm đun nước bằng miệng dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm còn trong nhà muốn làm lạnh thì máy điều hòa lại phải đặt ở trên.

    4. Vì sao trong một số nhà máy người ta thường xây những ống khói rất cao.

    5. Vì sao các bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay thường được sơn màu như trắng sáng mà không được sơn các màu khác.

    #Help_me

    #Thanks

      bởi Thanh Truc 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 5 :

    - Các bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay thường được sơn màu như trắng sáng mà không sơn màu khác là vì:
    * Màu trắng được sử dụng là do khả năng hấp thụ nhiệt của nó là rất thấp, trong khi những gam màu tối lại hấp thụ nhiệt rất tốt.
    => Bồn chứa xăng dầu hay cánh máy bay sơn màu nhũ trắng sáng để hấp thụ ít nhiệt từ ánh sáng mặt trời, làm hạn chế sự hấp thụ bức xạ nhiệt có thể làm cho chúng nóng lên .Điều này rất quan trọng vì khi chúng bị nóng lên rất dễ xảy ra hoả hoạn.

      bởi Trần Thị Thúy Hồng 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta vớt 1 cục sắt đang ngâm trong nước sôi rồi thả vào 1 ly nước ở nhiệt độ 20oC . Biết khối lượng của cục sắt bằng 3 lần khối lượng của nước chứa trong ly .Tính nhiệt độ của nước sau khi cân bằng .Bỏ qua sự mất mát nhiệt do ly hấp thụ và tỏa ra môi trường xung quanh.

      bởi Anh Nguyễn 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề thiếu nhiệt dung riêng, mình lấy nhiệt dung riêng trong sách.

    Vì cục sắt ngâm trong nước sôi nên khi vừa lấy ra nhiệt độ của nó là 100oC

    Tóm tắt: \(m_1=3m_2\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(t_2=20^oC\)

    \(c_1=460\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)

    \(c_2=4200\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)

    Gọi nhiệt độ sau cùng của nước là t

    Ta có: \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=3m_1.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Leftrightarrow4200\left(20-t\right)=3.460\left(t-100\right)\)

    \(\Leftrightarrow t=39,78^oC\)

    P/S: Nên ghi từng Q ra rồi mới co PTCBN, đây t ghi gọn lại, làm biếng quá :D, pt tự giải

      bởi Triệu Quang Mạnh Triệu 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1:thả 300 g sắt ở 100C và 400 g đồng ở 250C vào 200g nước ở 20oC. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt.

    Bài 2:Pha rượu ở nhiệt độ t1=200C vào nước ở t2=1000C được 140g hỗn hợp t=37.5oC.Tính khối lượng nươác và rượu đã pha biết nhiệt dung riêng vủa rượu là 2500 J/kgk và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgk

      bởi Long lanh 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1 :

    Tóm tắt :

    \(m_1=300g=0,3kg\)

    \(t_1=10^oC\)

    \(c_1=460J/kg.K\)

    \(m_2=400g=0,4kg\)

    \(t_2=25^oC\)

    \(c_2=380J/kg.K\)

    \(m_3=200g=0,2kg\)

    \(t_3=20^oC\)

    \(c_3=4200J/kg.K\)

    \(t=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng tỏa ra của sắt là :

    \(Q_1=m_1.c_1.\left(t-t_1\right)=0,3.460.\left(t-10\right)\)

    Nhiệt lượng tỏa ra của đồng là :

    \(Q_2=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,4.380.\left(t-25\right)\)

    Nhiệt lượng thu vào của nước là :

    \(Q_3=m_3.c_3.\left(t_3-t\right)=0,2.4200.\left(20-t\right)\)

    Ta có : \(Q_3=Q_1+Q_2\)

    \(\Rightarrow m_3.c_3.\left(t_3-t\right)=m_1.c_1.\left(t-t_1\right)+m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow0,2.4200.\left(20-t\right)=0,3.460.\left(t-10\right)+0,4.380.\left(t-25\right)\)

    \(\Rightarrow840\left(20-t\right)=138.\left(t-10\right)+152\left(t-25\right)\)

    \(\Rightarrow16800-840t=138t-1380+152t-3800\)

    \(\Rightarrow16800+1380+3800=840t+138t+152t\)

    \(\Rightarrow21980=1130t\)

    \(\Rightarrow t\approx19,45^oC\)

    Vậy nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 19,45oC.

      bởi nguyen taan 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF