OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Mùa hè , em sờ vào yên xe đạp thấy nóng hay lạnh ?

mùa hè , em sờ vào yên xe đạp thấy nóng hay lạnh ? vì sao ?(áp dụng kiến thức truyền nhiệt của vật lí 8)

CẦN GẤP ! HEOOOOOOOOOO MEEEEEEEEEE

  bởi Lan Anh 20/01/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (37)

  • bạn nói thiếu rồi kìa nói thế các bạn dễ hiểu sai nhé nếu xe đạp bỏ trong nhà thì đâu có nóng mà lại rất lạnh

    thôi thì trong trường hợp xe để ở ngoài nắng vậy

    do yên xe đạp hấp thụ nhiệt tốt cho nên sờ vào yên xe mùa hè thấy nóng nhể có sai bình luận ạ

      bởi Nguyễn Ngọc Công 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 chiếc vòng hợp kim vàng và bạc khi cân trong không khí có trọng lượng bằng 3N, khi cân trong nước có trọng lượng 2,74N. Xác định khối lượng phần bạc và vàng trong vòng biết:

      bởi Nguyễn Thị Trang 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •   bởi Đặng Ánh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thanh AB có thể quay quanh bản lề gắn trên tường thẳng đứng tại đầu B ( hvẽ ). Biết AB = BC và trọng lượng của thanh AB là P = 100 N :

    1) Khi thanh nằm ngang, tính sức căng dây T xuất hiện trên dây AC để thanh cân bằng ( hình 1 ) ?

    2) Khi thanh AB được treo như hình 2, biết tam giác ABC đều. Tính lực căng dây T’ của AC lúc này ?

      bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1; Vì ∆ABC vuông cân tại B nên

    BH=AB*Sin(45)

    Theo quy tắc cân bằng đòn bẩy:

    P*OB=T*BH

    =>T=(OB/BH)*P=P/(√2)=50√2(N)

    Nhiệt học lớp 8

    2;∆CAN=∆CBH(ch.gn)

    =>AN=BH

    Vì O là trung điểm AB=>DI//AN

    <=> OI là đường trung bình ∆BAn

    <=> OI=1/2 *AN=1/2 *BH

    xét trục quay tại B

    => P*OI=T*BH

    =>P*1/2 BH=T*BH

    =>T=P/2=50(N)

    Nhiệt học lớp 8

      bởi Lolyta's Anh's 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có hai ống hình trụ, ống thứ nhất đựng nước đá đã đông đặc đến độ cao 40cm, ống thứ hai đựng nước lỏng ở 4oC có độ cao 10cm. Rót nước ở ống thứ hai sang nước đá ống thứ nhất. Khi cân bằng nhiệt, mực nước ở ống thứ nhất dâng thêm 0,2cm so với lúc vừa rót. Tính nhiệt độ ban đầu của nước đá?

    Cho biết nhiệt dung riêng của nước lỏng là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước đá là 2000J/kg.K, khối lượng riêng của nước lỏng là 1000kg/m3, khối lượng riêng của nước đá là 900kg/m3. Nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và ống đựng.

      bởi Lan Anh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    h1 = 40cm = 0,4m ; t1 ; c1 = 2000J/kg.K ; D1 = 900kg/m3

    h2 = 10cm = 0,1m ; t2 = 4oC ; c2 = 4200J/kg.K ; D2 = 1000kg/m3

    \(\Delta h=0,2cm=0,002m\); \(\lambda\) = 3,4.105J/kg

    ________________________________________________________

    t1 = ?

    Giải

    Do khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng nên khi đổ nước lỏng vào nước đá mà độ cao mực nước khi cân bằng nhiệt cao hơn lúc mới đổ thì có nghĩa là một phần nước lỏng đã bị động đặc lại vì khối lượng nước vẫn giữ nguyên mà khối lượng riêng của nước giảm thì thể tích nước tăng.

    Gọi tiết diện ống 1 là S, chiều cao phần nước lỏng sẽ bị đông đặc là h, sau khi đông đặc thì phần nước này chuyển thành nước đá và có chiều cao \(h+\Delta h\)

    Do khối lượng phần nước đá sau khi đông đặc bằng với khối lượng phần nước lỏng trước khi đông đặc nên:

    \(S\left(h+\Delta h\right).D_1=S.h.D_2\\ \Rightarrow\left(h+\Delta h\right).D_1=h.D_2\\ \Rightarrow h=\dfrac{D_1.\Delta h}{D_2-D_1}=\dfrac{900.0,002}{1000-900}=0,018\left(m\right)\)

    Do khi đổ nước lỏng vào ống 1, một phần nước lỏng đã bị đông đặc và nước lỏng chưa bị đông đặc hết nên nhiệt độ cân bằng của hai nước là 0oC.

    Nhiệt lượng nước lỏng cần tỏa ra để hạ nhiệt độ xuống 0oC là:

    \(Q_1=S.h_2.D_2.c_2.\left(t_2-0\right)\)

    Lúc này nước lỏng đã ở 0oC và có một phần nước đông thành đá, nhiệt lượng phần nước lỏng cao h cần tỏa ra để đông đặc thành nước đá ở 0oC là:

    \(Q_2=S.D_2.h.\lambda\)

    Nhiệt lượng nước đá trong ống cần thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 lên 0oC là:

    \(Q_3=S.h_1.D_1.c_1\left(0-t_1\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng nước lỏng tỏa ra để hạ nhiệt độ xuống 0oC và đông đặc bằng nhiệt lượng nước đá thu vào.

    \(\Rightarrow Q_1+Q_2=Q_3\\ \Rightarrow S.h_2.D_2.c_2\left(t_2-0\right)+S.h.D_2.\lambda=S.h_1.D_2.c_1\left(0-t_1\right)\\ \Rightarrow h_2.D_2.c_2.\left(t_2-0\right)+h.D_2.\lambda=h_1.D_1.c_1.\left(0-t_1\right)\\ \Rightarrow t_1=\dfrac{h_2.D_2.c_2\left(t_2-0\right)+h.D_2.\lambda}{-h_1.D_1.c_1}\\ \Rightarrow t_1=\dfrac{0,1.1000.4200.\left(4-0\right)+0,018.1000.3,4.10^5}{-0,4.900.2000}\approx-10,833\left(^oC\right)\)

    Vậy nhiệt độ ban đầu của nước đá là -10,833oC

      bởi Phạm Thị Phương anh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bản chất truyền nhiệt

      bởi Mai Vàng 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bản chất cua su dan nhiet la su truyen dong nang cua cac hat vat chat khi chung va cham vao nhau

      bởi Nguyễn Ngọc 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổ 1,5 kg nước sôi vào một nồi bằng đồng đang ở 20 độ C. Nhiệt độ khi cân bằng là 70 độ C.
    a, tính nhiệt lượng của nước tỏa ra
    b, coi như không mất nhiệt ra ngoài. tính khối lượng của nồi bằng đồng ? biết nhiệt dung riêng của nước C1 = 4200J/kg độ c, của đồng C2 = 380 J/kg độ c

      bởi Spider man 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • b)

    Nhiệt lượng nồi đồng thu vào để tăng nhiệt độ từ 20độC lên 70độC là:

    Q = m.c.(t2-t1)=m.380.(70-20)

    Áp dụng Phương trình cân bằng nhiệt :

    Q tỏa = Q thu

    18900 = m.380.50

    18900 = m.19000

    mà m = Q : 19000

    => m = 18900 : 19000 = 0,9 kg

      bởi Hồng Nhung 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • năng lượng mặt trời truyền năng lượng xuống trái đất bằng bằng cách nào ?

      bởi Nguyễn Anh Hưng 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt năng của mặt trời được truyền xuống trái đất bằng các tia bức xạ nhiệt có thể truyền trong không gian, các tia nhiệt này là trái đất và các vật thể nóng lên và tăng nhiệt năng, vậy mặt trời đã truyền nhiệt năng cho trái đất.

      bởi Nguyễn Quý 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giúp mình nha mai kiểm tra rồi

    Muốn có 500g nước ở nhiệt độ t=80 độ C để pha thuốc rửa ảnh, người ta đã lấy nước cất ở nhiệt độ t1=60 độ C, trộn với nước cất ở nhiệt độ t2=4 độ C. Hỏi đã phải dùng bao nhiêu gam nước nóng và nước lạnh (Bỏ qua sự truyền nhiệt với vỏ bình và môi trường)

      bởi hồng trang 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đề bn sai rồi nhé, mình sửa cho, nếu ko phải thì chỉ cần thay số vào nhé

    Muốn có 500g nước ở nhiệt độ t=60 độ C để pha thuốc rửa ảnh, người ta đã lấy nước cất ở nhiệt độ t1=80 độ C, trộn với nước cất ở nhiệt độ t2=4 độ C. Hỏi đã phải dùng bao nhiêu gam nước nóng và nước lạnh (Bỏ qua sự truyền nhiệt với vỏ bình và môi trường)

    Tóm tắt:

    \(m=500\left(g\right)\\ t=80^0C\\ t_1=60^0C\\ t_2=4^0C\\ m_1=?\\ m_2=?\)

    ta có: \(m_1+m_2=m\Rightarrow m_2=m-m_1=500-m_1\left(g\right)\)

    theo đề bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_1=Q_2\\ \Leftrightarrow m_1\cdot c\cdot\Delta t_1=m_2\cdot c\cdot\Delta t_2\\ \Rightarrow m_1\cdot\left(t_1-t\right)=m_2\cdot\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow m_1\cdot\left(80-60\right)=\left(0,5-m_1\right)\left(60-4\right)\\ \Rightarrow20m_1=28-56m_1\Rightarrow20m_1+56m_1=28\\ \Rightarrow76m_1=28\Rightarrow m_1=\dfrac{28}{76}\approx0,368\left(kg\right)\approx368\left(g\right)\)

    Vậy số gam nước nóng là 368(g) nên số gam nước lạnh là 500-368=132(g)

      bởi Thảo Yếnn 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tiến hành thí nghiệm ở nhà: bỏ 1 ít muối vào 1 cốc nước. Sau 1 thời gian quan sát muối có tan ko và nc có vị gì? giải thích

      bởi Nguyễn Ngọc Sơn 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bỏ 1 ít muối vào một cốc nước, sau 1 thời gian muối sẽ tan và nước có vị mặn vì phân tử nước và phân tử muối có khoảng cách và không ngừng chuyển động hỗn độn về mọi phía nên các phân tử muối chuyễn động và xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại nên nước có vị mặn và các phân tử muối di chuyển nên sẽ tan ra.

      bởi Trần Ngọc Uyển Nhi 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao trời nắng mái tôn nóng hơn mái tranh còn trời lạnh mái tôn lạnh hơn mái tranh?

      bởi Bo Bo 12/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Về mùa hè không khí ngoài trời nóng hơn không khí trong nhà. Mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh nên dẫn nhiệt từ ngoài trời vào trong nhà nhanh hơn. Do đó không khí trong nhà mái tôn nóng hơn.

    Về mùa đông không khí trong nhà ấm hơn không khí ngoài trời. Mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh nên dẫn nhiệt từ ngoài trời vào trong nhà nhanh hơn. Do đó không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn.

      bởi Phan Thị Hải Hòa 12/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trình bày khái niệm sức khỏe và yếu tố của sức khỏe ?Viết công thức tính chỉ số BMI

      bởi Bo Bo 17/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sức khoẻ không chỉ là tình trạng không bệnh, tật của cơ thể, mà còn là trạng thái tinh thần bình an, tâm lý thoải mái với tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống

    1- Yếu tố sinh học: là những yếu tố thuộc cơ thể con người có liên quan đến SK thể chất và tâm thần: - di truyền - phái tính - tiến trình trưởng thành và lão hoá Cơ thể người là một cấu trúc phức tạp: bộ xương, hệ thần kinh, cơ, tim mạch, nội tiết, tiêu hoá v.v. Những yếu tố ảnh hưởng đến SK liên quan đến sinh học con người rất nhiều, thay đổi, và trầm trọng, những gì không ổn có thể xảy ra là vô số, có thể đưa đến mọi loại bệnh tật tử vong: - bệnh mãn tính: viêm khớp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, ung thư; - những bệnh khác: rối loạn di truyền, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần. Những vấn đề SK nguồn gốc từ sinh học người gây ra những đau khổ không thể kể hết, tại các nước phát triển, việc chữa trị những bệnh này tiêu tốn nhiều tỉ đô la.
    2- Môi trường: là những yếu tố bên ngoài cơ thể, mà con người khó kiểm soát hay thậm chí không kiểm soát được. Cá nhân con người không thể tự mình bảo đảm:
    Môi trường tự nhiên:
    - ô nhiễm không khí, nước, tiếng động;
    - khí hậu, TD khí hậu nhiệt đới thuận tiện cho sự phát triển trung gian truyền bệnh như ruồi muỗi, làm lan truyền bệnh truyền nhiễm; Môi trường xã hội bao gồm:
    - Nơi chúng ta làm việc, học tập;
    - Khu dân cư nơi mình sinh sống, với những điều kiện an ninh, tiện nghi, công trình vệ sinh, giải trí khác nhau; TD khu ổ chuột, các chung cư cao tầng.
    - Nhóm người mà ta phụ thuộc vào, TD Các nhóm người khác nhau trong xã hội, có lối sống, tập quán khác nhau (TD xì ke, dân tộc ít người, người nhập cư… ) cũng hình thành những môi trường xã hội chuyên biệt; Môi trường xã hội có thể ảnh hưởng đến bệnh tật và tử vong bên cạnh các yếu tố nguy cơ cá nhân khác. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em nghèo cao hơn trẻ em gia đình thu nhập cao, vì trẻ em nghèo dùng thực phẩm rẻ, nhiều chất đường hơn; người gốc Phi có tỷ suất ung thư sớm hơn, người gốc Phi và Nam Mỹ có tỷ lệ đái tháo đường cao hơn… Như vậy Môi trường xã hội ảnh hưởng đến vừa SK thể chất vừa SK tâm thần.
    3- Lối sống: là những gì ảnh hưởng đến SK do mỗi người quyết định, mà con người có thể ít nhiều kiểm soát được: rượu, thuốc lá, ít vận động, dinh dưỡng không đúng, tình dục không an toàn v.v. Những thói quen có hại cho SK là những nguy cơ do chính cá nhân tạo ra. Những nguy cơ này có thể dẫn đến bệnh tật, như nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh. Lối sống chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: trình độ học vấn, phong tục tập quán, gia đình, tôn giáo, phát triển kinh tế, đô thị hoá.
    4
    - Tổ chức y tế: số lượng, chất lượng, nguồn lực, cách tổ chức của ngành y tế trong việc cung ứng những chăm sóc SK. Nó bao gồm: - khám chữa bệnh
    - điều dưỡng - bệnh viện
    - chăm sóc tại nhà - dược phẩm
    - dịch vụ y tế công cộng và SK cộng đồng
    - cấp cứu
    - chăm sóc răng miệng
    công thức tính chỉ số BMI
    câng nặng(kg)/(chiều cao(m)*chiều cao(m))
      bởi trần bảo chi chi 17/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    Một ấm nhôm có khối lượng 360g chứa 1,2l nước. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 240C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/Kg.K, của nước là 4200J/Kg.K. Hãy tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm

    Câu 2:

    Trộn nước đang ở nhiệt độ 240C với nước đang ở nhiệt độ 560C. Biết khối lượng của 2 lượng nước bằng nhau. Hãy tính nhiệt độ của nước khi đã ổn định

    Câu 3:

    Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 1200C vào một chậu nước ở nhiệt độ 250C . Khi cân bằng nhiệt thì nhệt độ của quả cầu thép là 27,50C . Biết nhiệt dung riêng của thép là 460J/Kg.K và nước là 4200J/kg.K. Tính:

    a. Nhiệt độ quả cầu thép tỏa ra

    b. Tính thể tích nước trong chậu

    Câu 4:

    Người ta thả một miếng đồng ở nhiệt độ 1300C vào 2,5l nước ở 200C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 300C. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 368J/kg.K. Tính

    a. Nhiệt độ nước thu vào

    b. Khối lượng đồng

      bởi thuy tien 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 3:

    Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 1200C vào một chậu nước ở nhiệt độ 250C . Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của quả cầu thép là 27,50C . Biết nhiệt dung riêng của thép là 460J/Kg.K và nước là 4200J/kg.K. Tính:

    a. Nhiệt độ quả cầu thép tỏa ra

    b. Tính thể tích nước trong chậu

    GIẢI:

    a) Do nhiệt độ của quả cầu thép lớn hơn nhiệt độ nước nên quả cầu thép sẽ truyền nhiệt lượng cho nước.

    Gọi t1 là nhiệt độ ban đầu của quả cầu thép, t2 là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt.

    Nhiệt độ quả cầu thép tỏa ra:

    \(Q_1=m_1.c_{thép}\left(t_1-t_2\right)=0,5.460\left(120-27,5\right)=21275\left(J\right)\)

    b) Gọi Q2 là nhiệt độ nước thu vào đến khi có cân bằng nhiệt, theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    \(Q_1=Q_2\\ \Rightarrow21275=m_2.c_{nước}\left(t_2-t_3\right)\\ =4200.27,5.m_2-4200.25.m_2=10500m_2\\ \Rightarrow m_2=\dfrac{21275}{10500}\approx2,026\left(kg\right)\)

    Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, thể tích lượng nước trong chậu là:

    \(V=\dfrac{m_2}{D}=\dfrac{2,026}{1000}=0,002026\left(m^3\right)=2026cm^3\)

    Thể tích nước trong chậu là 2026cm3.

      bởi Điệp Hồng 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 cái nồi nhôm chứa nước ở 25oC cả nước và nồi có khối lượng 3kg. Đổ thêm vào nồi 1l nước sôi thì có sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ trong nồi lúc này là 45oC. Hỏi phải đổ vào nước bao nhiêu lít nước sôi nữa để khi có
    sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong nồi lad 60. Nhiệt dung riêng của nước và nhôm là 42000J/kgoK và 900J/kgoK.

      bởi Thu Hang 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi đổ thêm 1 lít nc sôi: PTCBN

    Qtỏa=Qthu

    \(\Rightarrow\) mc(t2-t) = (mncn + mnhcnh)(t1-t)

    thay số 1.4200.(100-45)=(mn.4200+(3-mn).900)(45-25)

    \(\Leftrightarrow\) mn=\(\dfrac{59}{22}\) (kg)

    gọi x (kg) là KL nc sôi cần đổ vào. PTCBN:

    Qtỏa'=Qthu'

    \(\Rightarrow\) m'c'(t3-t') = ((mn+m)cn + mnhcnh)(t'-t)

    thay số m'.4200.(100-60)=((\(\dfrac{59}{22}\)+1).4200+(3-\(\dfrac{59}{22}\)).900)(60-45)

    \(\Leftrightarrow\) m'\(\approx\)1,4 (kg)

      bởi nguyễn việt hùng 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ngta đun nước trong nồi, ngọn lửa của nhiệt tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi . Hãy cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của :

    Ngọn lửa với đáy nồi

    Đáy nồi với lớp nước tiếp xúc tại đáy nồi

      bởi hai trieu 07/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ngta đun nước trong nồi, ngọn lửa của nhiệt tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi . Hãy cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của :

    Ngọn lửa với đáy nồi:bức xạ nhiệt

    Đáy nồi với lớp nước tiếp xúc tại đáy nồi:đối lưu

    nước bên trong nồi với nhau: đối lưu

    thành nồi với không khí xung quanh:bức xạ nhiệt

      bởi Nguyễn Hồng Nhung 07/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nếu ta trộn 2kg nước vào 2kg rượu được hỗn hợp là 4 kg đúng hay sai, vì sao

      bởi Phan Thị Trinh 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sai vì các phân tử nước và rươu có khoảng cách các phân tử rươu đã xen lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên khi đổ 2kg nước vào 2 kg rươu thể tích sẽ ko còn là 4 kg nữa

      bởi Lê Nguyễn Hà My 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả 1 miếng nhôm ở 100 độ C vào 1,5g nước ở nhiệt độ 20 độ C, nhiệt độ cân băng là 30 độ C. tính
    a, nhiệt lượng nước thu vào
    b, tính khối lượng nhôm

      bởi Nguyễn Phương Khanh 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(t_1^o=100^oC\)

    \(m_2=1,5g=0,0015kg\)

    \(t^o_2=20^oC\)

    \(t^o=30^oC\)

    a) Q thu = ?

    b) \(m_1=?\)

    Giải :

    a) Nhiệt lượng nước thu vào ddeer tăng từ 20oC lên đến 30oC là :

    Q = \(m_2c_{nc}\cdot\left(t-t_2\right)=0,0015\cdot4200\cdot\left(30-20\right)=63\left(J\right)\)

    b) Theo ptcb nhiệt ta có : Q tỏa = Q thu

    \(\Leftrightarrow m_1c_{Al}\cdot\left(t_1-t\right)=m_2c_{nc}\cdot\left(t-t_2\right)\)

    \(\Leftrightarrow m_1\cdot880\cdot\left(100-30\right)=63\)

    \(\Rightarrow m_1=\dfrac{9}{8800}\left(kg\right)\)

      bởi Nguyễn Thị Út 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 2kg nhiệt độ 600oC vào một hỗn hợp nước & nước đá ở 0oC có khối lượng tổng cộng là 2kg.

    Tính khối lượng nước đá trong hỗn hợp . Biết nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 50oC. Cho NDR của thép, nước là 460J/kg.K và 4200J/kg.K nhiệt nóng chảy của nước là \(\lambda\) = 3,4.105J/kg

    Thực tế thì trong quá trình trên có một lớp nước tiếp xúc trực tiếp với quả cầu bị hóa hơi, do vậy nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp thực tế là 48 độ. Tìm khối lượng nước đá bị hóa hơi. Nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,3.106J/kg

      bởi Đặng Ngọc Trâm 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1 = 2kg ; t1 = 600oC

    c1 = 460J/kg.K

    m2 = mn + mđ = 2kg

    c2 = 4200J/kg.K ; t2 = 0oC

    \(\lambda\) = 3,4.105J/kg ; L = 2,3.106J/kg

    Nhiệt học lớp 8

    a) t = 50oC ; mđ = ?

    b) t' = 48oC ; mh = ?

    Nhiệt học lớp 8

    Giải

    a) Nhiệt lượng quả cầu thép tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 600oC xuống t = 50oC là:

    \(Q_{tỏa1}=m_1.c_1\left(t_1-t\right)\)

    Nhiệt lượng mđ(kg) nước đá cần thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở t2 = 0oC là:

    \(Q_{thu1}=m_đ.\lambda\)

    Nhiệt lượng m2(kg) nước đã nóng chảy thu vào khi tăng nhiệt độ từ t2 = 0oC lên t = 50oC là:

    \(Q_{thu2}=m_2.c_2\left(t-t_2\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{tỏa1}=Q_{thu1}+Q_{thu2}\\ \Rightarrow m_1.c_1\left(t_1-t\right)=m_đ.\lambda+m_2.c_2\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow m_đ=\dfrac{m_1.c_1\left(t_1-t\right)-m_2.c_2\left(t-t_2\right)}{\lambda}\\ \Rightarrow m_đ=\dfrac{2.460\left(600-50\right)-2.4200.50}{3,4.10^5}\approx0,2529\left(kg\right)=252,9\left(g\right)\)

    Khối lượng nước đá trong hỗn hợp là 252,9g

    b) Nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp chỉ là 48oC thay vì bằng 50oC như trường hợp trước do đó nhiệt lượng quả cầu tỏa ra để làm nước tăng nhiệt độ thêm 2oC đã được mh(kg) nước thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở 100oC.

    Nhiệt lượng m2(kg) nước tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ từ t = 50oC xuống t' = 48oC là:

    \(Q_{tỏa2}=m_2.c_2\left(t-t'\right)\)

    Nhiệt lượng mh(kg) nước thu vào để tăng nhiệt độ lên t'' = 100oC là:

    \(Q_{thu3}=m_h.c_2\left(t''-t'\right)\)

    Nhiệt lượng mh(kg) nước cần thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở t'' = 100oC là:

    \(Q_{thu4}=m_h.L\)

    Theo phượng trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{tỏa2}=Q_{thu3}+Q_{thu4}\\ \Rightarrow m_2.c_2\left(t-t'\right)=m_h.c_2\left(t''-t'\right)+m_h.L\\ \Leftrightarrow m_2.c_2\left(t-t'\right)=m_h\left[c_2\left(t''-t'\right)+L\right]\\ \Leftrightarrow m_h=\dfrac{m_2.c_2\left(t-t'\right)}{c_2\left(t''-t'\right)+L}\\ =\dfrac{2.4200\left(50-48\right)}{4200\left(100-48\right)+2,3.10^6}\approx6,671.10^{-3}\left(kg\right)=6,671\left(g\right)\)

    Khối lượng nước đã bị hóa hơi là 6,671g

      bởi Lê Trần Thủy 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Nhiệt dung riêng của một chất là gì ? Ta nói : Nhiệt dung riêng của nước là 4200 Jhttps:https:https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.185200_.https:https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.185200_.hoc247.nethttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.185200_.imagehttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.185200_.faqhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.185200_.data2https:https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/710107_.185200_.775362_.Kg.K điều đó có ý nghĩa là gì ?

    Câu 2 : Đổ 200g nước đang sôi vào 300g nước ở trong phòng . Tính nhiệt độ của hỗn hợp

      bởi Cam Ngan 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1°C ( 1K)
    Ví dụ: nói nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng lên thêm 1°C cần truyền cho nước một nhiệt lượng 4 200J
    Câu 2 : Tóm Tắt ( ở đây mik lấy nhiệt độ phòng là 25°C )
    Nước sôi tỏa nhiệt Nước thường thu nhiệt
    m1= 200g = 0.2kg m2 = 300g= 0.3kg
    c1 = 4200J/kg.K c2 = 4200J/kg.K
    t1 = 100°C t2 = 25°C
    ---------------------------------------------------
    t = ? °C
    Giải:
    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có
    Qtỏa ra = Qthu vào
    => Q1 = Q2
    <=> m1.c1.( t1 - t ) = m2.c2.( t - t2)
    0,2 . 4200 ( 100 - t ) = 0.3.4200.(t - 25)
    84 000 - 840t = 1260t - 31 500
    84 000 + 31 500 = 1260t + 840t
    2100t = 115 500
    t = 55 ( °C )
    Vậy nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng là : 55 °C


      bởi Lê Phước Minh Hằng 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) nói 1 cái quạt có công suất 35w có ý nghĩa gì?

    2) một đầu máy xe lửa với lực kép 70000N, tàu chuyển động với vận tốc 36km/h. tính công suấg đầu tàu

    3) khi mở lọ nước hoa trong phòng kín, chỉ 1 lát cả phòng có mùi thơm hay không? vì sao?

    4) vì sao trong phòng kín ta có thể thấy các hạt bụi chuyển động hỗn độn

      bởi truc lam 16/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) có nghĩa là trong thời gian 1s quạt thực hiện 1 công là 35J

    2) P=A/t=F.s/t=F.v(s/t)=70000.36=2520000

    3)có ,vì các phân tử trong hạt phấn hoa len sâu vào các phân tử không khí cho nên ta thấy có mùi thơm

      bởi Trần Thị Gia Phúc 16/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF