OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khi đó cân bằng nhiệt, nhiệt độ của cốc là bao nhiêu?

Có một bình cách nhiệt đựng nước nóng ở nhiệt độ to và một cốc chưa đựng gì ở nhiệt độ t=20oC. Rót đầy nước nóng trong bình vào cốc thì nhiệt độ của cốc khi có cân bằng nhiệt là t1=40oC. Sau đó đổ hết nước trong cốc ra và rót đầy nước nóng trong bình vào cốc thì nhiệt độ cốc khi cân bằng nhiệt là t2=50oC. Lại tiếp tục đổ hết nước trong cốc ra và đổ đầy nước nóng trong bình vào cốc. Khi đó cân bằng nhiệt, nhiệt độ của cốc lúc này là bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước và cốc với nhiệt độ của môi trường.

  bởi Trịnh Lan Trinh 21/01/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (37)

  • Gọi nhiệt dung của nước nóng trong bình là:\(q\)

    nhiệt dung của cốc nước là \(q_1\)

    Ta có PTCBN lần 1:
    \(q\left(t_o-t_1\right)=q_1\left(t_1-t\right)\left(1\right)\)

    Ta có PTCBN lần 2:

    \(q\left(t_o-t_2\right)=q_1\left(t_2-t_1\right)\left(2\right)\)

    Lấy \(\dfrac{\left(1\right)}{\left(2\right)}\) ta được:

    \(\dfrac{t_o-t_1}{t_o-t_2}=\dfrac{t_1-t}{t_2-t_1}\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{t_o-40}{t_o-50}=\dfrac{20}{10}\)

    \(\Leftrightarrow t_o=60^oC\)

    Ta có PTCBN lần 3:

    \(q\left(t_o-t_3\right)=q_1\left(t_3-t_2\right)\left(3\right)\)

    Lấy \(\dfrac{\left(1\right)}{\left(3\right)}\) ta được:

    \(t_3=55^oC\)

    Vậy...

      bởi phạm thị thảo 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một viên chì được nung nóng 125 C thả vào 1 chậu nhôm có khối lượng là 200g chứa 1,5 lít nước ở 25 C làm cho chậu nước tăng 40 C. Tính khối lượng viên chì

      bởi hai trieu 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(t_1=125^oC\)

    \(c_1=130J/kg.K\)

    \(m_2=200g=0,2kg\)

    \(c_2=880J/kg.K\)

    \(m_3=1,5kg\)

    \(c_3=4200J/kg.K\)

    \(t_2=25^oC\)

    \(t=40^oC\)

    \(m_1=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng viên chì tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_1.130.\left(125-40\right)\)

    Nhiệt lượng chậu nhôm và nước thu vào là :

    \(Q_{thu}=\left(m_2.c_2+m_3.c_3\right)\left(t-t_2\right)=97140\left(J\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=\left(m_2.c_2+m_3.c_3\right)\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow m_1.130.\left(125-40\right)=97140\)

    \(\Rightarrow m_1\approx8,8kg\)

      bởi Phạm Tuyền 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dùng bếp dầu để đun sôi 2 lít nước ở 20oC đựng trong ấm nhôm có khối lượng 0,5 kg. Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu bị đốt đốt cháy toả ra và nóng ấm và nước đựng trong ấm

    Có tóm tắt giúp mk

      bởi Nguyễn Ngọc Sơn 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • V=2l=>m=2kg ; m2=0,5kg; t1=20 độ c1=4200J/kg.K; c2=880J/kg.k q=44.106J/kg t2=100 độ

    m dầu =?kg

    Nhiệt lượng cần thiết để ấm và nước thu vào để tăng từ 20-100 là

    Q=(mc1+m2c2).(t2-t1)=(2.4200+0,5.880)=(100-20)707200J

    Q tỏa ra là Q tỏa=\(\dfrac{Qthu}{H}=\dfrac{707200}{30\%}=2357333,333J\) (H=\(\dfrac{Qthu}{Qtoa}.100\%\))

    => ta có Q tỏa =md.q=>md=0,0536kg

      bởi Huyền Rinn 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Thả 1 quả cầu nhôm khối lượng 0,25kg được đun nóng tới 100*C vào 1 cốc nước ở 30*C.Sau 1 thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 35*C.cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/Kg.K

    a) nước nhận được nhiệt lượng bằng bao nhiêu

    b) tính khối lượng của nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau

      bởi Mai Trang 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1=0,25kg

    t1=100oC

    t=350C

    t2=30oC

    c1=880J/kg.k

    c2=4200J/kg.k

    m2=?

    a)Vì nhiệt độ của quả cầu nhôm và của nước đều bằng 35oC nên nhiệt độ cân bằng là 35oC

    Nhiệt lượng của quả cầu nhôm toả ra khi nhiệt độ từ 100oC xuống 35oC là:

    Q1=m1.c1.∆t1=0,25.880.(t1-t)=220.(100-35)=220.65=14300J

    Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    Qtoả=Qthu=14300J

    =>Qnước=14300J

    b) Q2 =m2.c2. ∆t2

    <=>14300=m2.c2.(t-t2)

    <=>14300=m2.4200.(35-30)

    =>m2=14300:4200.(35-30)≈17kg

      bởi Trungg Việt 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình nhiệt lượng kế ban đầu không chứa gì có nhiệt độ t0, đổ vào nhiệt lượng kế 1 ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 50C. Lần II, đổ thêm 1 ca nước nóng như trên vào thì thấy nhiệt độ nhiệt lượng kế tăng thêm 30C nữa. Hỏi nếu lần III đổ thêm vào 5 ca nước nóng như trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ nữa?

      bởi An Nhiên 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tham khảo :

    Gọi \(C_n\) là nhiệt dung riêng

    \(m_n\) là khối lượng của nhiệt lượng kế

    c là nhiệt dung riêng

    m là khối lượng của 1 ca nước nóng

    - Vì trong quá trình tính toán không sử dụng đến \(C_n\)\(m_n\) để cho tiện lợi ta gọi tích \(\left(C_n.m_n\right)=q\)

    t là nhiệt độ của nước nóng

    \(t_0\) là nhiệt độ ban đầu của nhiệt lượng kế

    Khi đổ 1 ca nước nóng vào nhiệt lượng kế :

    \(mc\left[t-\left(t_0+5\right)\right]=m_n.c_n.5=q.5\left(1\right)\)

    Khi đổ thêm 1 ca nước nóng nữa :

    \(m_c\left[t-\left(t_0+5+3\right)\right]=\left(q+mc\right)3\left(2\right)\)

    Khi đổ thêm 5 ca nước nóng nữa :

    \(5mc\left[t\left(t_0+5+3+t^o\right)\right]=\left(q+2mc\right)t^o\) (3)

    Thay (1) vào (2) ta được : \(5q-3mc=3q+3mc=>mc=\dfrac{q}{3}\)

    Thay (2) vào (3) ta có : \(15\left(q+mc\right)-5mct^o=\left(q+2mc\right)t^o\) (4)

    Thay \(mc=\dfrac{q}{3}\) vào (4) ta được : \(15\left(q+\dfrac{q}{3}\right)-5\dfrac{q}{3}t^o=\left(q+2\dfrac{q}{3}\right)t^o\)

    Do đó ta có : \(20q=\dfrac{10q}{3}t^o\Rightarrow t^o=6^oC\)

      bởi Trần Nguyễn Thanh Tâm 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 2 bình, mỗi bình đựng 1 chất lỏng nào đó, lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 2 trúc vào bình 1 và ghi lại nhiệt độ cân bằng ở bình 1 sau mỗi lần trúc, thứ tự là 200C, 350C, bỏ sót một lần không ghi rồi 500C. Hãy tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt ở lần bị bỏ sót không ghi đó và nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 trúc vào. Coi nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đều như nhau. (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.).

      bởi Anh Nguyễn 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi khối lượng của mỗi ca chất lỏng múc từ bình 1 là \(m_o\)

    Khối lượng của chất lỏng trong bình 2 ban đầu là m

    Nhiệt dung riêng của chất lỏng là c

    Sau 4 lần đổ nhiệt độ bình 2 tăng lên tăng dần đến \(50^oC\) nên \(t_o>50^oC\)

    Sau lần đổ thức nhất, khối lượng chất lỏng trong bình 2 là :

    \(\left(m+m_o\right)\) có nhiệt độ \(t_1=20^oC\)

    sau khi đổ lần 2, phương trình cân bằng nhiệt là :

    \(c\left(m+m_o\right)\left(t_2-t_1\right)=cm_o\left(t_o-t_2\right)\left(1\right)\)

    Sau khi đổ lần 3, phương trình cân bằng nhiệt là :

    \(c\left(m+m_o\right)\left(t_3-t_1\right)=2cm_o\left(t_o-t_3\right)\left(2\right)\)

    Sau khi đổ lần 4, phương trình cân bằng nhiệt là :

    \(c\left(m+m_o\right)\left(t_4-t_1\right)=3cm_o\left(t_o-t_4\right)\left(3\right)\)

    Từ (1) và (3) ta có : \(\dfrac{t_2-t_1}{t_4-t_1}=\dfrac{t_o-t_2}{3\left(t_o-t_4\right)}=\dfrac{t_o-35}{3\left(t_o-50\right)}\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{t_o-35}{3\left(t_o-50\right)}=1\)

    \(\Leftrightarrow t_o=57,5^oC\)

    Từ (1) và (2) ta có : \(\dfrac{t_2-t_1}{t_3-t_1}=\dfrac{t_o-t_2}{2\left(t_o-t_3\right)}=\dfrac{t_o-35}{2\left(t_o-t_3\right)}\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{35-20}{t_3-20}=\dfrac{57,5-35}{2\left(57,5-t_3\right)}\)

    \(\Leftrightarrow30\left(57,5-t_3\right)=22,5\left(t_3-20\right)\)

    \(\Leftrightarrow t_3\approx41,43^oC\)

      bởi Nguyễn Xuân Đạt 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình nhôm khối lượng m0 = 260g, nhiệt độ ban đầu là t0 = 200C, được bọc kín bằng 1 lớp xốp cách nhiệt. Cần bao nhiêu nước ở nhiệt độ t1 = 500C và bao nhiêu nước ở nhiệt độ t2 = 00C để khi cân bằng nhiệt có 1,5kg nước ở t3 = 100C. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là C0 = 880J/kg.độ; cuả nước là C1 = 4200J/kg.độ.

      bởi Co Nan 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi m1 là khối lượng nước ở t1 = 50oC

    m2 là khối lượng nước ở t2 = 0oC

    Theo đề bài, sau khi cân bằng nhiệt, có 1,5kg nước nên:

    m1 + m2 = 1,5 (kg) (1)

    mặt khác sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ cân bằng là t3 = 10oC

    Ta thấy: t2 < t3 < t0 < t1

    Nên nước ở nhiệt độ t2 thu nhiệt, nước ở nhiệt độ t1 và bình nhôm tỏa nhiệt

    m0 = 260g = 0,26kg

    Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Qta = Qthu

    (=) m0.c0.(t0 - t3) + m1.c1(t1 - t3) = m2.c1(t3 - t2)

    (=) 0,26.880.(20-10) + m1.4200(50-10) = m2.4200(10-0)

    (=) -168000m1 + 42000m2 = 2288 (2)

    Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình

    giải hệ ta được \(\left\{{}\begin{matrix}m_1=0,289kg\\m_2=1,211kg\end{matrix}\right.\)

    Vậy cần 0,289kg nước ở 50oC và 1,211 kg nước ở 0oC

      bởi Hồ Nhật Linh 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trong bình nhiệt lượng kế chứa nước đá có khối lượng m1 = 0,3 kg ở nhiệt độ t1 bằng -20*C. Đưa vào bình 1 lượng hơi nước có khối lượng m2 = 60g ở nhiệt độ t2 = 100*c. Xác định nhiệt độ trong bình nhiệt lượng kế khi xảy ra cân bằng nhiệt . Cho nhiệt dung riêng và nhiệt độ nóng chảy của nước đá lần lượt là C1 bằng 2100J/kgK và nhiệt độ nóng chảy = 340000J/kg, nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4200J/kgK và nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.10^6J/kg. Bỏ qua trao đổi nhiệt với bình nhiệt lượng kế và môi trường

      bởi Aser Aser 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trong bình nhiệt lượng kế chứa nước đá có khối lượng m1 = 0,3 kg ở nhiệt độ t1 bằng -20*C. Đưa vào...
      bởi Trần Thị Thúy Hồng 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình nhiệt lượng kế chứa nước ở nhiệt độ t0= 20,người ta thả vào trong bình này những quả cầu giống nhau đã được đốt nóng lên 100 . Sau khi thả quả cầu thứ nhất thì nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t1=40o ..nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu nếu ta thả tiếp quả câu thứ 2,thứ 3?cần bao nhiêu quả cầu để nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là 90o ?bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường

      bởi Tra xanh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi c là nhiệt dụng riêng của quả cầu

    c0 nhiệt dung riêng của nước

    m , mo lần lượt là khối lượng của quả cầu và của nước

    Ta có pt cân bằng nhiệt lần 1: Qtỏa= Qthu

    => mc (t-t1)=m0co(t1-to)

    => mc (100-40) = moco (40-20)

    =>60mc=20moco

    => 3mc=moco (1)

    Gọi t' là nhiệt độ cân bằng khi thả tiếp quả cầu thứ 2

    Ta có pt cân bằng nhiệt lần 2: Q tỏa=Q thu

    =>mc( t-t')=(mc+moco) (t'-t1)

    => mc (100-t') = (mc + 3mc) (t'- 40)

    => 100mc -mct'= 4mc(t'-40)

    => 100mc -mct' = 4mct' -160mc

    => 100mc+160mc=4mct'+mct'

    => 260mc= 5mct'

    => t'=52 độ

    Gọi t3 là nhiệt độ khi thả tiếp quả cầu thứ 3 vào nước

    Ta có pt cân bằng nhiệt lần 3: Q tỏa= Qthu

    => mc (t-t3)= (2mc+moco) (t3-t')

    Thế số làm tương tự như pt cân bằng nhiệt lần 2

      bởi Nguyễn Thị Yến Linh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có hai vật, vật thứ 1 nóng và vật thứ 2 lạnh có cùng khối lượng m cho tiếp xúc với nhau chúng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt độ của vật nóng giảm đi một lượng denta t. Khi đó nhiệt độ của vật lạnh tăng lên bao nhiêu?biết c1=2 lần c2

      bởi Lê Trung Phuong 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ==" làm ngắn gọn nhé

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow m.c_1\Delta t_1=m.c_2\Delta t_2\)

    \(\Leftrightarrow c_1.\Delta t_1=c_2\Delta t_2\)

    \(\Leftrightarrow\Delta t_2=\dfrac{c_2.\Delta t_2}{2c_2}=\dfrac{\Delta_2}{2}\)

      bởi Nguyễn My 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một nhiệt lượng kế chứa 0,5kg nước ở nhiệt độ 25oC. Người ta thả vào một thỏi sắt được nung nóng ở 140oC. Nhiệt độ khi cân bằng là 40oC. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, của sắt là 460J/kg.K
    a.Tính khối lượng của thỏi sắt?
    b.Thực tế Qhp=20%Qt, nếu với khối lượng nước,sắt và nhiệt độ ban đầu của chúng như trên thì cân bằng nhiệt là bao nhiêu?

      bởi Thanh Nguyên 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề thiếu rồi không có khối lượng nước trong bình à.

      bởi Kiều Hoa 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 32. Bỏ một quả cầu đồng thau có khối lượng 1kg được nung nóng đến 1000C vào trong thùng sắt có khối lượng 500g đựng 2kg nước ở 200C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.

    a. Tìm nhiệt độ cuối cùng của nước. Biết nhiệt dung riêng của đồng thau, sắt, nước lần lượt là. c1=380J/kg.K ; c2=460J/kg.K ; c3=4200J/kg.K.

    eoeogiúp mình một bài nữa nha

    một thỏi kim loại kim loại ó khối lượng 4(kg)và nhieejdooj 30 độ C.Người ta cung cấp cho nó mộ nhiệt lượng 276kJ thì nhiệt độ của nó nâng lên thành 180độ C.Cho biết đó là kim loại gì ?

      bởi Nguyễn Trung Thành 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • làm bài hai trước

    Ta có nhiệt lượng của thanh kim loại bằng 276

    <=> Qkl= mkl * Ckl*( t1-t2)

    <=> 276 = 4* Ckl * ( 180-30)

    <=> 276 = 600* Ckl

    <=> Ckl = 0.46 kj/kg k

    => Kim loại đó là Chromium

    Bài 1:

    Ta có nhiệt lượng của thứ trên đều bằng nhau

    <=> Qđồng = Qnước + Qsắt

    <=> mđông * Cđồng*(t1- t2) =mnước * Cnước*(t2- t3) + msắt * Csắt*(t2- t3)

    <=> 1*380*(100-t2) = 2*4200*( t2-20)+0.5*460*(t2-20)

    <=> 38000-380*t2=8400*t2-168000 +230 *t2 -4600

    <=>38000-380*t2=8630*t2-172600

    <=> 210600=9010*t2

    <=> t2= 23,374

    Vậy nhiệt độ sau khi cân bằng của nước là 23,374

      bởi Một Miếng Cắn 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • CÂU 1: Có 30 lít nước ở nhiệt độ 20 độ C
    a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nước sôi
    b) người ta muốn dùng nước vừa đun sôi trên để tắm, Cần pha thêm bao nhiêu nước ở nhiệt độ 10 độ C để có hỗn hợp nước tắm ở nhiệt độ 35 độ C.
    Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 j/kg.k, khối lượng riêng của nước là 1.000 Kg/m3. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài

      bởi Mai Đào 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    V1 = 30l = 0,03; D = 1000kg/m3

    t1 = 20oC ; c = 4200J/kg.K

    Hỏi đáp Vật lý

    a) t2 = 100oC ; Q = ?

    b) t3 = 10oC ; t = 35oC

    V2 = ?

    Giải

    a) Khối lượng của lượng nước cần đun là:

    \(m_1=V_1.D=0,03.1000=30\left(kg\right)\)

    Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên từ t1 = 20oC là:

    \(Q=m_1.c\left(t_2-t_1\right)=30.4200\left(100-20\right)=10080000\left(J\right)\)

    b) Gọi m2 là khối lượng nước có nhiệt độ t3 = 10oC cần đổ vào lượng nước sôi trên để thu được nước có nhiệt độ t = 35oC.

    Nhiệt lượng nước sôi tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 = 100o xuống t = 35oC là:

    \(Q_{tỏa}=m_1.c\left(t_2-t_3\right)=30.4200\left(100-35\right)=8190000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước ở t3 = 10oC cần thu vào để tăng nhiệt độ lên t = 35oC là:

    \(Q_{thu}=m_2.c\left(t-t_3\right)=m_2.4200\left(35-10\right)=105000m_2\left(J\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\\ \Rightarrow105000m_2=8190000\\ \Rightarrow m_2=78\left(kg\right)\)

    Thể tích nước ở 10oC cần phải đổ vào là:

    \(V_2=\dfrac{m_2}{D}=\dfrac{78}{1000}=0,078\left(m^3\right)=78\left(l\right)\)

      bởi Hoàng Lê 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để xác định nhiệt dung riêng của chì, 1 học sinh thả 300g chì có t = 100 độ C vào 250g nước nóng lên tới 60 độ C.

    a. Tính nhiệt lượng nước thu vào ( nhiệt dung riêng của nước là 4500J/kgK )

    b. Tính nhiệt dung riêng của chì

    c. Trong bảng nhiệt dung riêng của chì là 130 J/kgK . So sánh với kết quả thu được và giải thích tại sao có sự chênh lệch trên

      bởi Bánh Mì 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_1=300g=0,3kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(t_2=58,5^oC\)

    \(m_2=250g=0,25kg\)

    \(c_2=4190\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)

    \(t=60^oC\)

    a) \(Q_2=?\)

    b) \(c_1=?\)

    c) So sánh c1 tìm được và nhiệt dung riêng của chì trong bảng. Giải thích sự chênh lệch

    Bài làm:

    a) Nhiệt lượng nước thu vào là:

    \(Q_2=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,25.4190.\left(60-58,5\right)=1571,25J\)

    b) Vì nhiệt lượng quả đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    <=> \(m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=1571,25\)

    <=> \(0,3.c_1.\left(100-60\right)=1571,25\)

    <=>

    \(c_1=\dfrac{1571,25}{0,3\left(100-60\right)}=130,9735\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)

    c) Nhiệt lượng tính được lớn hơn với nhiệt lượng trong bảng vì đã bỏ qua sự truyền nhiệt cho môi trường bên ngoài.

      bởi Nguyễn Chi 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho mình hỏi câu này với ạ: Đặt một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 2l nước sôi lên trên bàn để nước nguội đi. Sau 1 giờ 30 phút thì ấm có nhiệt độ bằng nhiệt độ trong phòng là 27°C .Hỏi không khí trong phòng đã nhận bao nhiêu nhiệt lượng từ ấm truyền sang ?
    Giúp mik với, ngày kia mik phải nộp rồi. Cảm ơn trx nhá <3\"khocroi\"

      bởi thu trang 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt:

    \(m_{nhôm}=400g=0,4kg\\ V_n=2l=0,002m^3\\ t_2=100'C\\ t_1=27'C\\ \overline{Q_{kk}=?J}\)

    Giải:

    ta có: \(c_{nhôm}=880J|kg.K\\ c_n=4200J|kg.K\)

    Nhiệt lượng ấm nhôm đã truyền ra ngoài là:

    \(Q_{nhôm}=m_{nhôm}.c_{nhôm}.\Delta t=0,4.880.\left(t_2-t_1\right)\\ =0,4.880.\left(100-27\right)=25696J\)

    Khối lượng nước trong ấm là:

    \(m_n=D_n.V_n=1000.0,002=2kg\)

    Nhiệt lượng nước trong ấm truyền ra ngoài là:

    \(Q_n=m_n.c_n.\Delta t=2.4200.\left(t_2-t_1\right)\\ =2.4200.\left(100-27\right)=613200J\)

    Nhiệt lượng ấm đựng nước truyền ra ngoài là:

    \(Q=Q_{nhôm}+Q_n=25696+613200=638896J\)

    Ta có nhiệt lượng không khí trong phòng nhận được đúng bằng nhiệt lượng ấm đựng nước đã tỏa ra:

    \(Q_{kk}=Q=638896J\)

    Vậy không khí trong phòng đã nhận \(638896J\) nhiệt lượng từ ấm truyền sang.

      bởi Đăng Thắng 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một học sinh thả 300g chì ở 100 đô C và 250 g nước ở 58.5 độ C làm cho nước nóng lên tới 60 độ C

    a, Tính nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt

    b, Tính nhiệt lượng nước thu vào

    c, Tính nhiệt dung riêng của chì

    d, So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch . Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 109 J/kg.K

      bởi Nguyễn Thủy 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt là 60^0C.
    b, Nhiệt lượng nước thu vào là:
    Q_1 = m_2.C_2.(60 - 58,5) = 0,25.4190.(60 - 58,5) = 1571,25 (J)
    c, Nhiệt lượng của khối chì tỏa ra là:
    Q_2 = m_1.C_1.(100 - 60) = 0,3.C_1.(100 - 60) = 12.C_1 (J)
    Theo phương trình cân bằng nhiệt
    Q_1 = Q_2
    12.C_1 = 1571,25 C_1 = 130,9375 J/kg.k \approx \ 131J/kg.k
    d, Bạn lấy kết quả mình vừa tìm được để so sánh
    P/s: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k
    Nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.k
     
     
      bởi Trần Linh 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả môt quả cầu nhôm có khối lượng 300g được nung nóng ở 120 độ c và một nhiệ lượng kế chứa 500g nước ở 20 độ c. Xác định nhiệt độ sau cùng của nước trong 2 trường hợp

    a) Bỏ qua sự mất nhiệt (do môi trường xung quanh và nhiệt lượng kế)

    b) Biêt nhiet lượng kế bằng đồng có khối lượng 50g,bỏ qua sự mất nhiệt do môi trường xung quanh

      bởi Trần Hoàng Mai 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt bài làm

    đã cho nhiệt lượng tỏa ra của miếng đồng là

    m1=300g=0,3kg Q1=m.c(t1-t3)=0,3.380(120-50)=798(J)

    c1=380J/kg.K nhiệt lượng thu vào của nước là

    t1=120oC Q2=m.c(t3-t2)=840

    t2= 30oC Q1=Q2

    t3=50oC 798=840

    cần tìm =>m2= 0,095(kg)

    m2=?

      bởi Trần Tý 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ 15o

      bởi Mai Trang 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • m1 = 200g = 0,2kg ; V2 = 1l = 10-3m3 ; t1 = 15oC ; t2 = 100oC ;

    t = 20oC ; c1 = 380J/kg.K ; c2 = 4200J/kg.K ; c3 = 880J/kg.K

    Khi thả thỏi nhôm có nhiệt độ lớn hơn vào nhiệt lượng kế chữa nước có nhiệt độ nhỏ hơn thì thỏi nhôm tỏa nhiệt lượng, nước và nhiệt lượng kế thu nhiệt lượng.

    Nhiệt lượng nhiệt lượng kế thu vào đến khi cân bằng nhiệt độ:

    \(Q_1=m_1.c_1\left(t-t_1\right)=0,2.380.\left(20-15\right)=380\left(J\right)\)

    Khối lượng nươc trong nhiệt lượng kế:

    \(m_2=D_n.V_2=1000.10^{-3}=1\left(kg\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt:

    \(Q_2=m_2.c_2\left(t_1-t\right)=1.4200\left(20-15\right)=21000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng thỏi nhôm tỏa ra cho đến khi cân bằng nhiệt:

    \(Q_3=m_3.c_3\left(t_2-t\right)=m_3.880\left(100-20\right)=88000m_3-17600m_3=70400m_3\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_3=Q_1+Q_2\\ \Rightarrow70400m_3=21000+380\\ \Rightarrow m_3=0,3037\left(kg\right)\)

    Khối lượng thỏi nhôm là 0,3037(kg)

      bởi Hoàng Bắc 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả một miếng đồng có khối lượng m1=1,5kg vào m2=500g nước. Miếng đòng nguội đi từ t1=120 độ xuống t2=50 độ bỏ qua nhiệt trao đổi với môi trường. a) tính nhiệt lượng nước nhận được và nhiệt độ ban đầu t của nước b) sau khi có cân bằng nhiệt; người ta lại bỏ vào nước một thỏi đồng thứ hai nặng m3=1kg ở nhiệt độ t3=50 độ. Tính nhiệt độ cân bằng t4 của hỗn hợp Cho: Nhiệt dung riêng của đồng và nước là c1=380j/kg.k và c2=4200j/kg.k

      bởi Ha Ku 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1 = 1,5kg ; t1 = 120oC ; c1 = 380J/kg.K

    m2 = 500g = 0,5kg ; c2 = 4200J/kg.K

    t2 = 50oC

    Hỏi đáp Vật lý

    a) Qthu = ? ; t = ?

    b) m3 = 1kg ; t3 = 50oC

    t4 = ?

    Giải

    a) Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t2 = 50oC.

    Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 120oC xuống t2 = 50oC là:

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1\left(t_1-t_2\right)=1,5.380\left(120-50\right)=13300\left(J\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào. Do đó nhiệt lượng nước thu vào là:

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}=13300\left(J\right)\)

    Ta có: \(Q_{thu}=m_2.c_2\left(t_2-t\right)\)

    Nhiệt độ ban đầu của nước là:

    \(\Rightarrow t=t_2-\dfrac{Q_{thu}}{m_2.c_2}=50-\dfrac{13300}{0,5.4200}=43,67\left(^oC\right)\)

    b) Lúc này nước và thỏi đồng thứ nhất đang có nhiệt độ t2 = 50oC. Thả thỏi đồng thứ hai cũng có nhiệt độ t3 = 50oC vào thì sẽ không có sự trao đổi nhiệt do nhiệt độ của các vật đã cân bằng, do đó nhiệt độ khi cân bằng của hệ thống là t4 = 50oC. (câu này chắc sai đề)

      bởi chuột hạnh 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF