OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cọ xát 1 đồng xu kim loại trên mặt bàn là thực hiện công hay truyền nhiệt ?

Câu 1: cọ xát 1 đồng xu kim loại trên mặt bàn thấy đồng xu nóng lên. Hỏi nhiệt năng của đồng xu thay đổi ntn? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt

  bởi Bánh Mì 18/01/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (35)

  • - Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm, nhiệt năng của cốc nước lạnh sẽ tăng

    Đây là sự truyền nhiệt

      bởi Trần Xuân Tùng 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu

      bởi Nguyễn Xuân Ngạn 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì các phân tử giữa các chất rắn liên kết chặt chẽ với nhau nên trong chất rắn không xảy ra đối lưu.

      bởi Đặng Yến 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nhiệt năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ như thế nào

      bởi Nguyễn Anh Hưng 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng càng lớn

      bởi Nguyễn Hoàng Mai Phương 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao vào mùa lạnh , khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian , mặt gương sáng trở lại. Mih đag cần gấp mn ơi

      bởi Lan Anh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại.Nước cũng bay hơi ở nhiệt độ thường mà!

    --- học tốt nhé!!!---

      bởi Thùy Linh Nguyễn 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các bao bì thực phẩm, dược phẩm có thể bằng nhựa hoặc kim loại mỏng. Nhựa hay kim loại mỏng ngăn cản sự lưu thông của không khí qua bao bì tốt hơn ? Vì sao ?

      bởi Sasu ka 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Kim loại mỏng. Vì khoảng cách giữa các phân tử nguyên tử của kim loại mỏng nhỏ hơn khoảng cách giữa các nguyên tử phân tử nhựa

      bởi Đức Nghĩa 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Kí hiệu dưới đây đọc sao các bạn?

    Kí hiệu : J/kg.K.

      bởi Nguyễn Trọng Nhân 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Jun/kg.kevin

    Jun trên kilogam nhân kevin

      bởi Lê Phước Minh Hằng 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.hãy trọn vật nào sau đây có thế năng :

    a lò xo bị nén đang đặt trên mặt đất.

    b lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất

    c tàu lửa đang chạy trên đường dây nằm ngang

    2.một viên đạn đang bay có những dạng năng lượng sau đây :

    a thế năng,động năng,nhiệt năng.

    b chỉ có nhiệt năng.

    c chỉ có động năng và thế năng

    d có động năng,nhiệt năng và thế năng.

      bởi Dell dell 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trả lời:

    1. Hãy trọn vật nào sau đây có thế năng :

    a) Lò xo bị nén đang đặt trên mặt đất.

    => Thế năng đàn hồi

    b) Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất

    => Thế năng hấp dẫn

    c) Tàu lửa đang chạy trên đường dây nằm ngang

    => Động năng

    2. Một viên đạn đang bay có những dạng năng lượng sau đây :

    a) Thế năng, động năng, nhiệt năng.

    b) Chỉ có nhiệt năng.

    c) Chỉ có động năng và thế năng

    d) Có động năng, nhiệt năng và thế năng.

      bởi Bùi Thị Hoài Thương 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt dung riêng của một chất có đơn vị là gì và cách đọc?

      bởi Trần Phương Khanh 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt dung riêng của một chất là một đại lượng vật lý có giá trị bằng nhiệt lượng cần truyền cho một đơn vị khối lượng chất đó để làm tăng nhiệt độ lên 1 °C. Trong hệ thống đo lường quốc tế, đơn vị đo của nhiệt dung riêng là Joule trên kilôgam trên Kelvin, J•kg−1•K−1 hay J/(kg•K), hoặc Joule trên mol trên Kelvin.

    Cách đọc nhiệt dung riêng đơn giản : Nhiệt dung riêng là nhiệt lượng cần truyền cho một đơn vị khối lượng một chất để làm thay đổi nhiệt độ của nó đi một độ gọi là nhiệt dung riêng của nó.Calo

      bởi Tâm Anh Trần 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau.

    1. Nhiệt năng sẽ truyền từ vật nào sang vật nào ?

    2. Nhiệt độ của hai vật này sẽ thay đổi như thế nào ?

    3. Nhiệt năng của hai vật này sẽ thay đổi như thế nào ?

    4. Vật nào nhận thêm nhiệt nănh, vật nào mất bất nhiệt năng ?

      bởi Lê Nhật Minh 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Nhiệt năng sẽ truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn

    2) Vật nào có nhiệt độ thấp hơn thì tăng lên, vật nào có nhiệt độ cao hơn thì giảm xuống. Chúng trao đổi nhiệt với nhau cho đến khi hai vật có nhiejt độ bằng nhau.

    3-4) Nhiệt năng của vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ tăng, nhiệt năng của vật có nhiệt độ cao hơn sẽ giảm. Vật có nhiệt độ cao hơn mất đi bao nhiêu nhiệt năng thì vật có nhiệt độ thấp hơn nhận thêm bấy nhiêu nhiệt năng.

      bởi Vũ Đức Trung 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài thuyết trình

    Hãy cùng người thân đưa ra các biện pháp để giảm nồng độ bụi trong môi trường nơi em đang sinh sống

      bởi can chu 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe

    Nói về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại thành phố, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố, Cao Trung Sơn cho biết: Có ba nguồn phát sinh ô nhiễm không khí gồm hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng và dịch vụ, các hoạt động công nghiệp. Hiện, trên địa bàn thành phố có 7,43 triệu xe gắn máy và hơn một triệu xe gắn máy của người dân từ các tỉnh khác đến thành phố làm ăn, sinh sống. Hàng triệu xe gắn máy, nhất là những xe đã quá hạn sử dụng, xe tự chế thải khí độc và gây bụi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí. Bên cạnh đó, các hoạt động phá dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, các thiết bị máy móc phục vụ hoạt động xây dựng, các dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, vui chơi đều là nguồn phát sinh ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Ngoài ra, nguồn thải của các công ty, nhà máy tại 16 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Vòng xoay Hàng Xanh là một trong những nơi đo được hàm lượng bụi, nồng độ các khí độc hại và mức ồn cao trong các vị trí quan trắc chất lượng không khí. Theo quan sát, tại khu vực này, nhà dân thường đóng kín cửa, các cửa hàng dùng vải, túi ni-lông bao bọc các sản phẩm, hàng hóa nhằm tránh bụi, nơi chế biến tại các cửa hàng ăn uống được dời vào bên trong và được che đậy kỹ. Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường thành phố, nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc đo được tại khu vực ngã tư An Sương, Gò Vấp, Cát Lái, Hàng Xanh có giá trị cao nhất trong 20 vị trí quan trắc chất lượng không khí tại thành phố.

    Phó GS, TS Trần Văn Ngọc, Trưởng Khoa Hô hấp (Bệnh viện Chợ Rẫy), Chủ tịch Hội Hô hấp thành phố cho biết: Ô nhiễm môi trường không khí tác động lên hệ hô hấp gây ra một số bệnh như tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm phế quản, ung thư phổi. Tùy vào cơ địa mỗi người và cường độ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí mà các bệnh này xuất hiện sớm hay muộn. Với tình hình ô nhiễm không khí tại thành phố như hiện nay cho thấy, tại Khoa Hô hấp luôn xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân từ 120 đến 130%, phần lớn là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Theo các chuyên gia y tế, khí CO, là một trong những khí độc có trong không khí ô nhiễm, khí không mùi vị, có độc tính cao với sức khỏe con người và cực kỳ nguy hiểm. Nếu hít phải một lượng lớn khí CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ô-xy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh, có thể gây nguy cơ tử vong.

    Kiểm soát phát thải khí thải

    Trước thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố, TS Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu (Viện Môi trường và Tài nguyên thành phố) lo ngại: “Với tình hình như hiện nay, dân số và số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng cùng các hoạt động khác như dịch vụ, xây dựng, công nghiệp cũng gia tăng thì chất lượng không khí sẽ khó cải thiện trừ khi có các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí có hiệu quả lâu dài”. TS Hồ Quốc Bằng đề xuất, thành phố cần xúc tiến giải pháp kiểm soát phát thải khí thải xe gắn máy và cả xe cơ giới hiệu quả; kiểm soát phát thải khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiến tới xây dựng các định mức phát thải khí thải, giấy phép xả thải khí thải tại cơ sở sản xuất có nguồn phát thải lớn. Đồng thời, phải tiến hành một nghiên cứu toàn diện về khả năng tiếp nhận xả thải khí thải từng khu vực của thành phố.

    Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao, UBND thành phố đã khảo sát, nghiên cứu và đưa ra năm nhóm giải pháp chính. Đó là, thành phố đẩy mạnh việc thực hiện các chiến dịch truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp; áp dụng các mô hình sản xuất sạch, sử dụng các nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng, sử dụng nhiên liệu xăng sinh học thay thế nhiên liệu truyền thống. Tăng cường kiểm tra, giám sát chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khu, cụm công nghiệp cũng như các hoạt động xây dựng. Triển khai các biện pháp tổ chức giao thông khoa học nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông, xây dựng và hoàn chỉnh các tuyến đường, trục chính đô thị, các nút giao thông, cầu, hầm vượt sông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Một giải pháp khác mà thành phố đang và tiếp tục thực hiện là tăng cường mở rộng diện tích cây xanh, vườn hoa, công viên, nhất là ở khu vực trung tâm và các khu đô thị, khu dân cư mới.

      bởi Thành Phú 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình đựng đầy nước. Hỏi khi đốt nóng ở miệng bình thì toàn bộ nước trong bình ở giữa hay ở đáy bình thì toàn bộ nước trong bình nóng đều và sôi nhanh? Vì sao?

      bởi bala bala 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đốt nóng ở đáy ống thì tất cả nước trong bình đều nóng lên :
    - Bởi vì lớp nước ở dưới đi lên , còn lớp nước ở trên đi xuống, cứ như thế tất cả nước trong ống đều nóng lên.

      bởi Vũ Thị Như Thảo 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt năng dự trữ trong vật chất kí hiệu là gì?

      bởi Nguyễn Hiền 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài làm:

    Nhiệt năng dự trữ trong vật chất:

    Kí hiệu: dQ.

    Đơn vị: Jun (J).

      bởi Thảo Thảo 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Tại sao khi thả một ít đường vào cốc nước rồi khuấy đều , đường tan trong nước và nước có vị ngọt

    2. Tại sao săm xe đạp bơm căng , mặc dù van đã đóng kín nhưng sau một thời gian , săm vẫn bị xẹp ?

    3. Tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay , dù có buộc chặt vẫn cứ ngày càng xẹp dần ?

    4. Tại sao nước trong ao hồ sông suối lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước ?

    5. Giai thích thí nghiệm sau :

    Khi người ta ép chặt một thỏi vàng vào một thỏi chì . sau một tời gian , ở chỗ tiếp xúc của chúng xuất hiện cả vàng lẫn chì . hãy giải thích hiện tượng này và gọi tên hiện tượng đó .

      bởi Bánh Mì 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3. Vì giữa những phân tử cấu tạo nên quả bóng vẫn còn những khoảng cách đủ cho những phân tử khí thoát ra . Như vậy khí trong quả bóng thoát dần ra bên ngoài .

    1. Khi cho đường vào nước và khuấy lên thì những phân tử đường bị bứt khỏi liên kết, các phân tử đường sẽ len vào khoảng cách giữa các phân tử nước, khi uống dung dịch ấy ta sẽ uống được cả nước và đường nên sẽ có vị ngọt

    2. Vì giữa các phân tử phân tử cao su của xăm xe đạp có khoảng cách và các phân tử không khí trong xăm xe luôn chuyễn động hỗn độn không ngừng nên các phân tử không khí đã chui qua các khoảng cách đó ra ngoài.

    4.Vì các phân tử không khí có thể nằm giữa khoảng cách của các phân tử nước. Đồng thời các phân tử không khí và các phân tử nước luôn chuyển động không ngừng nên dù nhẹ hơn, các phân tử không khí cũng không 'nổi lên' và thoát ra khỏi nước.

    5. Bởi vì các nguyên tử vàng và chì luôn chuyển động không ngừng, nên sau khi ép chặt sắt vào nhau 1 thời gian thì các nguyên tử sẽ bị trộn lẫn vào nhau nên sẽ xuất hiện cả vàng lẫn chỉ ở chỗ tiếp xúc.

      bởi Đẹp Chai Sóc 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 bạn cho rằng dù nóng hay lạnh vật nào cũng có nhiệt năng

      bởi Nguyễn Bảo Trâm 05/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động dù vật nóng hay lạnh nên vật luôn có động năng mà nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật đó => dù nóng hay lạnh vật nào cũng có động năng.

    haha

      bởi Nguyen Hiep 05/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ai rúp mình cái T_T minh cái các bạn phải làm hộ minh cho minh qua khỏ

    T_T Về vật lí bạn sẽ trả lời dúp minh T_T Nhanh nhá minh đag cân ngấp tối lai mai mih phải lộp rồi

    Câu hỏi:Vật lí

    Một ấm nhôm có khối lượng 360g chúa 1,2 lít nước. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 24°©. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J|kg.K,của nước là 4200 J|kg.K.Hãy tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm?

    Xin các bạn hãy cúp minh nhé để ming qua khỏi xin hãy dup minh! Nếu bạn nào biết T_T!! Hãy trả lời câu hỏi xúp minh

      bởi bach dang 12/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nhiệt lượng ấm nhôm thu vào l

    Q1=m1.c1.t1=0.36.880.(100-24)=24076.8(j)

    nhiệt lượng nước thu vào là

    Q2=m2.t2.c2=1.2.4200.(100-14)=38304(J)

    nhiệt lượng thu vào để đun sôi ấm nước là

    Q=Q1+Q2=38340+24076.8=766080(J)

    CHÚ Ý:360g=0.36kg

    1.2lít nước ở nhiệt độ 24 thì nó có khối lượng là 1.2kg

      bởi Hoa thị LÁ Lá 12/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cầm một đồng xu trong tay, một lúc sau đồng xu nóng lên. Đây là hình thức biến đổi nhiệt năng gì?

      bởi hai trieu 19/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • truyền nhiệt

      bởi Nguyễn Hoàng Phúc 20/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hãy nêu rõ hãy nêu rõ sự thay đổi (tăng hay giảm) nhiệt năng của các vật và sự thay đổi nhiệt năng được thực hiện bằng cách nào (thực hiện công hay truyền nhiệt) trong các trường hợp sau:

    A) thả miếng đồng được nung nóng vào cốc nước lạnh

    B) lưỡi bào của người thợ mộc khi đang bào gỗ

    C) chậu nước để ngoài trời nắng

      bởi Vũ Hải Yến 27/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • A) thả miếng đồng được nung nóng vào cốc nước lạnh

    => Thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt.

    - Miếng đồng giảm nhiệt năng.

    B) lưỡi bào của người thợ mộc khi đang bào gỗ

    => Thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công.

    -Miếng gỗ tăng nhiệt năng.

    C) chậu nước để ngoài trời nắng

    => Thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt.

    - Chậu nước tăng nhiệt năng.

      bởi Dương Văn Lộc 28/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có khối lượng m lên độ cao 20m . Ở độ cao này vật có thế năng 600J( thế năng (Wt) động năng (Wđ)
    Câu a xác định trọng lượng tác dụng lên vật
    Câu b cho vật rơi với vận tốc ban đầu bằng 0. Bỏ qua sức cản không khí . Hỏi khi rơi tới độ cao 5m động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu?

      bởi Trịnh Lan Trinh 05/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Thế năng :
    Wt = mg.h = P.h = 600 (J)

    => P = Wt / h

    b) Thế năng ở độ cao h' = 5 (m) là :

    Wt = P.h'

    Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng :
    Wt max = Wt + Wđ = 600(J)

    => Wđ = 600 - P.h' (J)

      bởi Nguyễn Trang 05/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF