Mục đích dùng của Nồi cơm điện là gì ?
Tên dụng cụ điện được dùng | Mục đích dùng dụng cụ | Hoạt động của dụng cụ điện này dựa trên tái dụng sau đây của dòng điện |
Bóng đèn tròn | Thắp sáng | |
Nồi cơm điện | ||
Bếp điện có dây mayso | ||
Chuông điện | ||
Thiết bị mạ đồng cho các vật |
Câu trả lời (17)
-
Câu hỏi của Chiến XiNh TrAi - Vật lý lớp 7 | Học trực tuyến
Câu hỏi của Lê Thị Kim Khánh - Vật lý lớp 7 | Học trực tuyến
bởi Lại Thị Dung Dung 27/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
môi trường nào truyền được âm,không truyền được âm?
mình quên mất rồi!
bởi Aser Aser 28/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
- Rắn, lỏng và khí là những môi trường có thể truyền âm
- Chân không là môi trường ko thể truyền được âm
bởi Thạch chí Tâm 28/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
a, còn số ảnh ảo thì mk nghĩ là 3 ảnh
b,
c, còn M nào vậy bn
bởi vo phuoc nguyen nguyen 29/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Hiệu điện thế là gì? (giải thích rõ cho mình hiểu với)
bởi minh dương 30/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Hiệu điện thế hay điện áp là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực. Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), hoặc sự mất đi, sử dụng, hoặc năng lượng lưu trữ (giảm thế). Vôn kế có thể được sử dụng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm trong một hệ thống điện; thường gốc thế điện của một hệ thống điện được chọn là mặt đất. Hiệu điện thế có thể được sinh ra bởi các trường tĩnh điện, dòng điện chạy qua từ trường, các trường từ thay đổi theo thời gian, hoặc sự kết hợp của 3 nguồn trên.
bởi Nguyễn Thanh Rồng 30/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
mọi ng cho mình hỏi:
tại sao bầu trời ko mây có màu xanh, bầu trời về phía mặt trời lại có màu vàng, da cam hoặc đỏ?
bởi Tieu Dong 02/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy được) là một phần của phổ điện từ mà mắt người có thể nhìn thấy được. Ánh sáng từ mặt trời hay bóng đèn điện được gọi là ánh sáng trắng.
Ánh sáng mặt trời có 7 gam màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến. Ngược lại, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất, tần số thấp nhất và sẽ mang ít năng lượng nhất.
Ánh sáng trong không khí
Ánh sáng di chuyển trong không gian theo đường thẳng nếu không có gì làm nó bị nhiễu loạn. Khi ánh sáng di chuyển vào trong bầu khí quyển, nó tiếp tục đi theo đường thẳng cho đến khi gặp phải các hạt bụi nhỏ hoặc các phân tử khícản lại. Kể từ lúc này, những gì xảy ra với ánh sáng phụ thuộc vào bước sóng của nó và kích thước của những vật mà nó chiếu vào.
Những hạt bụi và nước trong không khí có kích thước lớn hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Khi ánh sáng chiếu vào những hạt có kích thước lớn hơn, nó sẽ bị phản xạ lại theo nhiều hướng khác nhau hoặc bị các vật cản hấp thu. Do các màu sắc khác nhau trong ánh sáng đều bị phản xạ lại từ các hạt theo cùng một hướng nên ánh sáng phản xạ từ các hạt cản vẫn là ánh sáng trắng và chứa tất cả các màu ban đầu.
Ngoài bụi và nước, trong khí quyển cũng chứa các phân tử khí. Các phân tử khí này có kích thước nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Nếu ánh sáng trắng chiếu vào các phân tử khí, thì chuyện không đơn giản như khi chiếu vào bụi hay các hạt nước.
Khi ánh sáng chiếu vào phân tử khí, "một phần" của nó có thể bị phân tử khí hấp thụ. Sau đó, các phân tử khí sẽ bức xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác với ban đầu. Sở dĩ có khái niệm "một phần" xuất hiện ở đây là vì sẽ có một số bước sóng trong ánh sáng trắng (tương ứng với các màu sắc) dễ bị hấp thụ, một số bước sóng khác khó bị hấp thụ hơn. Nói cách khác, một số bước sóng ngắn (như màu xanh dương) sẽ bị hấp thụ nhiều hơn so với các bước sóng dài (như màu đỏ).
Quá trình trên được gọi là tán xạ Rayleigh. Hiện tượng được đặt theo tên của người phát hiện ra nó: Lord John Rayleigh, một nhà vật lý học người Anh. Vào năm 1871, Rayleigh đã đưa ra phương trình tính hệ số tán xạ của một vật tỷ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng (ký hiệu là lamda) mũ 4. Nói cách khác, ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng bị tán xạ nhiều hơn và ngược lại.
Đã có thể trả lời câu hỏi ban đầu: Màu xanh của bầu trời là do tán xạ Rayleigh
Do bước sóng của ánh sáng (100~1000 nm) lớn hơn so với kích thước của các phân tử khí (10 nm) nên chúng ta có thể áp dụng công thức tán xạ Rayleigh cho hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển của Trái Đất.
Một nguyên nhân chính là do hoạt động của mắt người trong việc nhìn thấy màu sắc. Mắt người nhạy cảm với ánh sáng có bước sóng từ 380 đến 740 nm. Trên võng mạc bình thường có 10 triệu tế bào que cảm biến ánh sáng và 5 triệu tế bào hình nón phát hiện ra màu sắc. Mỗi tế bào nón có chứa sắc tố giúp phản ứng với từng loại bước sóng khác nhau. Có 3 loại tế bào nón chính tương ứng với các loại bước sóng ngắn, trung bình và dài. Chúng ta cần phải sử dụng cả 3 loại tế bào này để nhìn thấy màu sắc chính xác nhất.
Mỗi tế bào nón có phản ứng với các bước sóng tối đa là: 570 nm đối với bước sóng dài, 543 đối với bước sóng trung bình, và 442 nm đối với bước sóng ngắn. Dù vậy, 3 loại tế bào nón này có thể phản ứng với số bước sóng trên diện rộng và chồng chéo nhau. Điều này có nghĩa là sẽ có trường hợp 2 quang phổ khác nhau có thể gây ra cùng 1 phản ứng trên các tế bào nón.
2 quang phổ khác nhau nhưng cùng tạo 1 phản ứng giống nhau trên tế bào nón được gọi là đồng phân dị vị. Trở lại vấn đề bầu trời, khi bầu trời là một hỗn hợp giữa màu xanh và tím. Các tế bào nón trong mắt người sẽ phản ứng khi nhìn thấy hỗn hợp này thành hỗn hợp của màu xanh và trắng. Và cuối cùng, tín hiệu đưa về hệ thần kinh chỉ là màu xanh. Điều này tương tự như thủ thuật trộn màu đỏ và xanh lá để thành màu vàng vậy.
Dù vậy, một số loài động vật nhìn bầu trời không phải có màu xanh như con người. Ngoài con người và một số loại linh trưởng, hầu hết các loài động vật khác đều có 2 loại tế bào hình nón trong võng mạc. Do đó, các loài động vật này, nhưchim chẳng hạn, sẽ nhìn thấy bầu trời là màu tím.
Tại sao chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu vàng?
Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy mặt trời vào ban ngày có màu vàng. Nếu bạn đi ra không gian hoặc lên trên Mặt Trăng, bạn sẽ nhìn thấy Mặt Trời có màu trắng. Tại sao vậy? Đó đơn giản là do: Trong vũ trụ không có bầu khí quyển để tán xạ ánh sáng mặt trời.
Trên Trái Đất, một vài bước sóng ngắn của ánh sáng mặt trời (xanh dương hoặc tím) đã bị các phân tử khí hấp thụ và loại bỏ ra khỏi chùm ánh sáng chiếu trực tiếp từ mặt trời tới mắt người. Do đó, các màu còn lại cùng nhau xuất hiện chính là màu vàng.
Cuối cùng: Tại sao hoàng hôn có màu đỏ?
Khi mặt trời bắt đầu lặn, ánh sáng cần phải đi một đoạn đường dài hơn qua không khí trước khi đến vị trí mà bạn nhìn thấy. Lúc này, sẽ có càng nhiều ánh sáng bị phản xạ và tán xạ hơn. Càng có ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trời tiếp cận tới vị trí của bạn, thì bạn sẽ nhìn thấy mặt trời càng ít phát sáng hơn. Cũng trong thời điểm này, màu sắc của mặt trời bắt đầu có sự thay đổi, từ màu vàng lúc ban ngày bắt đầu chuyển dần sang cam và sau đó đến đỏ.
Nguyên nhân chính là: Mặc dù lượng ánh sáng xanh vẫn bị tán xạ như lúc ban ngày nhưng bị tán xạ nhiều lần do phải xuyên qua lớp không khí dày mới tới được mắt người. Bên cạnh đó, các bước sóng dài (cam, vàng) trong chùm sáng chiếu trực tiếp đến vị trí của bạn ngày một ít đi. Các bước sóng dài phải vượt qua quãng đường dài hơn so với ban ngày để trực tiếp đến với vị trị của bạn. Chỉ còn lại ánh sáng đỏ ít bị tán xạ được truyền thẳng đến mắt nhiều hơn.
Do đó, bạn sẽ nhìn thấy bầu trời ngày càng đỏ dần lên. Sau khi Mặt Trời đã khuất sau đường chân trời, chúng ta không thấy trực tiếp ánh sáng của Mặt Trời; nhưng nếu có các đám mây trên cao, chúng sẽ phản xạ lại ánh sáng đỏ xuống mặt đất, tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp của hoàng hôn.
Kết
Cuối cùng thì chúng ta đã tìm được câu trả lời cho các câu hỏi ban đầu. Một lần nữa, các hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên lại ẩn chứa bên trong nó nhiều vấn đề như vậy. Thật sự là bất cứ điều gì đều có nguyên nhân của nó. Dĩ nhiên, con người ta vẫn đang ngày đêm nghiên cứu để cố gắng lý giải thêm thật nhiều hiện tượng xung quanh mà trước đây chưa có lời giải đáp. Đó là mong ước của tất cả chúng ta và đặc biệt là các nhà khoa học. Mỗi người đều có nhiều câu hỏi tại sao cho riêng mình.
bởi Đức Mạnh 02/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 1: Hai gương phẳng G1 và G2 có các mặt phản xạ hợp với nhau thành một góc α. Chiếu một chùm tia sáng hẹp SI tới gương G1 chùm này phản xạ theo IJ và phản xạ trên gương G2 theo JR. Góc hợp bởi giữa hai gương bằng bao nhiêu độ để tia SI và tia JR vuông góc với nhau?
Câu 2: Người ta dùng một gương phẳng để chiếu một chùm tia sáng Mặt Trời hẹp xuống đáy của một cái giếng thẳng đứng, biết các tia sáng nghiêng một góc 45 độ so với mặt phẳng nằm ngang. Khi đó, góc hợp bởi giữa mặt phản xạ của gương và phương nằm ngang bằng bao nhiêu?
( Cho mik lời giải chi tiết nha!!!! Thanks!!!!
bởi Nguyễn Thị An 05/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vì cùng là phương nằm ngang nên GH // d
=> góc hợp bởi giữa mặt phản xạ của gương với phương nằm ngang = góc G1+G2
Ta có góc G2 bằng 45 độ (đề bài do các tia sáng MT nghiêng 1 góc 45 độ so vs phương nằm ngang)
do GH //d nên G3+G4 = 90 độ
=.> G2 + G3 + G4= 90 + 45 = 135 độ
Ta có G1=G5 (Do cùng là tia hợp bởi giữa tia tới/ tia phản xạ vs mặt gương)
Mà các góc G1 + G2 + G3 + G4 + G5 = 180 độ
=> góc G1 = góc G5 = (180 - 135) : 2 = 22.5 độ
Vậy các góc G1 + G2 = 22,5 + 45 = 67,5 độ
Mà các góc G1 + G2 = góc hợp bởi giữa mặt phản xạ của gương và phương nằm ngang
=> Góc hợp bởi.... là 67,5 độ
bởi Trương Quang Tín 05/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một người cao 1,7m đứng trên mặt đất đổi diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người đó cách đỉnh đầu 16cm. Hỏi mép dưới của gương cách mặt đất nhiều nhất bao nhiêu cm để mắt người đó ảnh chân mình trong gương?
bởi Hy Vũ 08/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đáp án là 77cm nha bạn.
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/148877.html
Bạn có thể tham khảo cách giải ở đó ! Cách giải của bạn Nguyễn Nhật Minh .
bởi nguyễn thị huế 08/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cho tia tớ SI hợp với mặt gương phẳng nằm ngang một góc bằng 300.
a) Để tia phản xạ có phương thẳng đứng từ dưới lên thì gương phải quay một góc bằng bao nhiêu độ? Trình bày cách vẽ và cách tính
b) Để tia phản xạ có phương thẳng đứng từ trên xuống dưới thì gương phải quay một góc bằng bao nhiêu độ? Trình bày cách vẽ và cách tính.
Giúp mk với mk cần gấp lắm có bạn nào làm cả đầy đủ thì tốt nhé.
bởi Mai Vàng 11/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
a) Bạn tự vẽ hình nhé
a là pháp tuyến của gương nên aIK+KIB=90 độ
Lại có : KIB+bIc=90 độ
=> aIK=bLc=a
Ta có : KIc'=KIS+SIc'=90 độ
=> KIS=90-60=30 độ
=> 2.a=30 độ
=> a = 15 độ
b) cách giải tương tự
Chúc bạn học tốt!!!
bởi Trần Nguyên 11/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
tính khoảng cách từ nơi Thanh đứng trên mặt đất khi nghe thấy tiếng sét trong không khí vs vận tốc là 340m/s vs thời gian la 5s
bởi hồng trang 15/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Gọi s là khoảng cách từ nơi Thanh đứng trên mặt đất đến nơi có tiếng sét tạo ra.
Áp dụng công thức truyền ầm, ta được kết quả như sau:
Khoảng cách từ Thành đến nơi truyền ra tiếng sét đánh là:
\(s=340.t=340.5=1700\left(m\right)\\ Đápsố:1700m\)
bởi Mai Ngọc Thảo 15/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản