Làm sao để không xảy ra tiếng vang trong phòng?
Làm sao để không xảy ra tiếng vang trong phòng?
Giúp mình với mình cần gấp lắm!
Câu trả lời (1)
-
Hiện tượng dội âm
Tai của chúng ta rất nhạy cảm với vị trí phát ra của nguồn âm. Ngay cả khi nhắm mắt, bạn cũng có thể hình dung được vị trí của một người đang nói trong phòng. Điều này có được là do não chúng ta tự động tính toán thời gian của các âm trực tiếp và âm dội đi đến tai để xác định vị trí nguồn âm. Nhưng sẽ rất khó để xác định vị trí với một phòng nghe có qua nhiều âm thanh dội hoặc với một nơi trống trải ngoài trời hầu như không có chỗ dội nào ngoài mặt đất.
Nếu như âm dội quá to hoặc thời gian trễ quá lâu, cái chúng ta nghe thấy sẽ là tiếng vang, không tốt cho âm hình.
Một trong những bí quyết của hệ thống Dolby Digital để tạo hiệu ứng âm thanh vòm đó là tín hiệu truyền đến các loa surround có một độ trễ là 15-20 ms.
Sóng đứng và cộng hưởng phòng:
Sóng đứng được tạo ra khi có hai mặt phẳng song song trong phòng nghe. Ví dụ như hai bức tường hoặc trần và sàn. Sóng đứng làm méo âm trầm và trung trầm từ 300 Hz trở xuống.
Bạn có thể kiểm tra âm trầm trong phòng nghe của bạn bằng cách bật một đĩa nhạc với nhiều âm trầm và di chuyển tới các vị trí khác nhau trong phòng. Bạn sẽ thấy tiếng bass mạnh hơn khi ở những vị trí gần tường hoặc trong góc, nơi sóng đứng thường tụ lại. Do đó cột chân voi hoặc bass trap thường được đặt ở góc phòng để xử lý hiện tượng này.
Xảy ra ở những phòng nghe có những mặt phẳng song song và cứng. Hiệu ứng này tạo những tiếng vang sau khi âm gốc đã tắt.
Hiệu ứng này ảnh hưởng đến độ nhanh và dứt khoát của âm thanh và làm cho dải trung và cao trở nên chói và khó nghe. Nó ảnh hưởng đến tần số 500 Hz trở lên và là một lý do chính làm cho cùng một cặp loa phát ra những âm thanh khác nhau ở những phòng khác nhau.
Để xữ lý âm vang, chúng ta cần đặt các tấm tiêu, tán âm ở các mặt phẳng song song để hạn chê sóng đứng.
Tiêu âm là lựa chọn chủ yếu để xử lý dội âm.
Âm thanh phát ra từ cặp loa, cũng như dội từ tường là và các vật thể trong phòng, thực ra là năng lượng sóng âm. Trong việc xử lý tiêu âm, những vật liệu dày và có cấu trúc tổ ong thường được ưa chuộng. Chúng tiêu âm bằng cách chuyển năng lượng sóng âm thành nhiệt. Điều này xảy ra khi các dao động âm trong không khí chui qua vật liệu tiêu âm, va đập và chuyển hoá thành nhiệt. Mỗi chất liệu của các đồ vật trong phòng nghe có tác dụng tiêu âm khác nhau. Ví dụ như trong bảng sau, có thể thấy thảm và rèm chủ yếu có tác dụng với tần số trên 500 Hz. Trong khi cửa kính lại hấp thụ được âm trầm, do kính sẽ dao động cực nhỏ khi có âm trầm dội tới.
Việc sử dụng quá nhiều tiêu âm sẽ cho kết quả không tốt. Lúc đó âm trung và cao dội vào tường sẽ bị triệt tiêu hết trong khi âm bass dội hầu như vẫn còn. Điều này sẽ làm cho phòng nghe mất cảm giác không gian, bass sẽ bị dày và ù.
Ngược lại, nếu phòng quá ít tiêu âm và không trải thảm, âm thanh sẽ rất mỏng, chói và vang.
Chú ý:
– Trước khi dùng những vật liệu chuyên dụng, hãy cố gắng tận dụng và bố trí những vật liệu thông thường trong phòng cho hiệu quả.
– Nên lắp rèm cho cửa sổ kính lớn.
– Không nên che phủ hết các bề mặt, có những vị trí mà việc xử lý cho hiệu quả rất tốt và ngược lại
– Dưới mỗi tấm thảm ghép có một tấm cao su. Hãy chú ý đến độ dày cũng như chất liệu của tấm cao su này với tác dụng tiêu âm.
Mặc dù tiêu âm là một lựa chọn quan trọng cho xử lý phòng nghe, trong nhiều trường hợp, đây không phải là giải pháp tốt nhất. Trong một căn phòng nhỏ, việc sử dùng tiêu âm quá mức sẽ làm cho âm thanh mất hết sự sống động và lôi cuốn. Không nên xử lý phòng nghe với quá nhiều tiêu âm như các phòng thu hay làm vì ở các phòng thu người ta có thể dùng một số kỹ thuật xử lý âm để thêm vào tiếng vang nhân tạo.
bởi Sleoant Riproer 17/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản