Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm khi di chuyển gương ra xa mắt ?
Bản báo cáo thực hành quan sát và vẽ hình vật tạo bởi gương phẳng
Câu trả lời (1)
-
Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Bài C1 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Cho một gương phẳng (hình 6.1) và một bút chì.
a. Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau đây:
- Song song, cùng chiều với vật.
- Cùng phương, ngược chiều với vật.
b. Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.
Lời giải:
Dựa vào tính chất ảnh của vật cho bởi gương phẳng.
a. Để có ảnh song song, cùng chiều với vật: ta đặt vật thẳng đứng và song song với mặt phẳng của gương.
Để ảnh cùng phương, ngược chiều với vật: ta đặt vật nằm ngang có phương vuông góc với mặt phẳng của gương.
Vẽ ảnh của bút chì: (Xác định từng điểm ảnh tạo bởi từng điểm vật tương ứng nối các điểm ảnh ta được ảnh).
Bài C2 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Bố trí thí nghiệm như hình vẽ 6.2. Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.
Lời giải:
PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.Bài C3 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm?
Lời giải:
Khi di chuyển gương ra xa mắt ta sẽ thấy bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm.Bài C4 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy?
Lời giải:
Sau khi vẽ chùm tia tới lần lượt từ N và M đến mép trên và dưới của gương ta vẽ được chùm tia phản xạ của chúng trên gương và nhận thấy rằng:- Chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt (điểm N nằm ngoài bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt không nhìn thấy điểm N.
- Tương tự chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt (M nằm trong bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt nhìn thấy điểm M.
bởi Hoàng Văn Dũng 17/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản