OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính độ cứng của con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ 4cm, chu kì 0,5s ?

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ 4cm, chu kì 0,5s. Khối lượng quả nặng 400g. Lấy g= pi^2 = 10m/s^2. Độ cứng lò xo là

A. 640 N/m

B. 25 N/m

C. 64 N/m

D. 32 N/m

  bởi Lê Nhật Minh 08/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (41)

  • Tần số góc \(\omega=2\pi/T=4\pi(rad/s)\)

    Lại có: \(\omega=\sqrt{\dfrac{k}{m}}\)

    \(\Rightarrow k = m.\omega^2=0,4.(4\pi)^2=64(N/m)\)

    Chọn C.

      bởi Trần Thế 08/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • người ta hỏi tính dộ lớn lực đàn hồi khi vật cách vị trí cân bằng 2 cm thì làm sao ạ...con lắc lò xo theo phương thẳng đứng á

     

     

     

     

      bởi Bin Nguyễn 09/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Con lắc lò xo treo thẳng đứng thì ở VTCB lò xo giãn \(\Delta\ell_0=\dfrac{mg}{k}\)

    Khi vật cách vị trí cân bằng 2cm, thì nó ở li độ \(x=\pm2cm\)

    Như vậy, lực đàn hồi được tính là: \(F_{dh}=k.\Delta\ell=k|\Delta\ell_0+x|=k|\Delta\ell_0\pm 0,02|\)

      bởi Thuy Khue Tran Nguyen 09/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, khi qua VTCB lò xo dãn ra 4cm, chu kỳ dao động là bao nhiêu?

      bởi Mai Đào 10/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ở VTCB lò xo giãn \(\Delta \ell_0\) thì ta có tần số góc \(\omega=\sqrt{\dfrac{g}{\Delta \ell_0}}=\sqrt{\dfrac{10}{0,04}}=5\pi(rad/s)\)

    Chu kì dao động: \(T=\dfrac{2\pi}{\omega}=0,4(s)\)

      bởi Huỳnh Thị Phương Trâm 10/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với năng lượng dao động là 1J và lực đàn hồi cực đại là 10N. I Là đầu cố định của lò xo.khoarng tgian ngắn nhất giữa 2laafn liên tiếp điểm I chịu tác dụng của lực kéo là 5 căn3 (N) là 0,1s .quãng đươg dài nhất vật đi được trong 0,4s là?

      bởi truc lam 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lực đàn hồi là lực lò xo tác dụng vào điểm treo. 
    Fđh = K.x = K.A cos (ωt + φ) 
    Vậy lực tác dụng vào điểm treo cũng biến thiên điều hòa cùng tần số với vật. 
    Cũng giống như biến thiên của vật nặng nên F đàn hồi Max coi như A'. 
    => A' = 10 , x = A'√3/2 
    Vậy khoảng thời gian độ lớn lực kéo tác dụng vào điểm treo đạt giá trị F = 10.√3/3 là T/12 + T/12 = T/6 
    => T/6 = 0,1 s => T = 0,6 s 
    Cơ năng W = Wt max = 1/2 K A² = 1 J (1) 
    Fđhmax = KA = 10 N (2) 
    Lấy 1/2 ta tìm được A = 0,2m = 20 cm 
    sau 0,4 s = 0,6/2 + 0,6/6 = T/2 + T/6 vật đi được quãng đường lớn nhất khi đi qua những chặng đường : 
    -A/2 → 0 → A → O → -A/2 
    Vậy S max = 20+20+20 = 60 cm 

      bởi Tiến Trung 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật I có khối lượng M và lò xo có độ cứng k đang dao động điều hoà quanh vị trí cân bằng với biên độ A=10cm. Khi vật I  qua vị trí cân bằng ta thả nhẹ vật II nhỏ hơn có khối lượng m=M/3 lên vật I. Bỏ qua ma sát với mặt phẳng ngang song song. Bi61t hai vật dính vào nhau. Biên độ dao động của hai vật sau va chạm là:

    A. \(5\sqrt{3}cm\)

    B. \(5\sqrt{2}cm\)

    C. \(2,5\sqrt{3}cm\)

    D. \(2,5\sqrt{2}cm\)

      bởi Mai Thuy 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi vật I qua VTCB thì nó có vận tốc là: \(v=\omega.A\)

    Khi thả nhẹ vật II lên trên vật I thì động lượng được bảo toàn

    \(\Rightarrow M.v = (M+m)v'\Rightarrow v'=\dfrac{3}{4}v\)

    Mà \(v'=\omega'.A'\)

    \(\dfrac{v'}{v}=\dfrac{\omega'}{\omega}.\dfrac{A'}{A}=\sqrt{\dfrac{M}{\dfrac{4}{3}M}}.\dfrac{A'}{A}=\dfrac{3}{4}\)

    \(\Rightarrow \dfrac{A'}{A}=\dfrac{\sqrt 3}{2}\)

    \(\Rightarrow A'=5\sqrt 3cm\)

    Chọn A.

      bởi Đào Hải Anh 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo gồm vật nặng m và lò xo có độ cứng k = 50N/m dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 2cm , tần số góc \(10\sqrt{5}\) rad/s. Cho g = 10m/s. Khoảng thời gian ngắn mà vật đi qua hai vị trí mà lực đàn hồi của lò xo có độ lớn 1,5N là 

     

    A. \(\frac{\pi}{15\sqrt{5}}s\)

    B. \(\frac{\pi}{60\sqrt{5}}s\)

    C. \(\frac{\pi}{30\sqrt{5}}s\)

    D. \(\frac{2\pi}{15\sqrt{5}}s\)

    haha

      bởi Suong dem 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  

    Độ giãn của lò xo tại VTCB: \(\Delta l_0=\frac{9}{\omega^2}=2cm\)

    Lực đàn hồi có độ lớn 1,5 N
    \(F=k.\left(\Delta l\pm x\right)\Leftrightarrow1,5=50.\left(0,02\pm x\right)\)\(\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x=1cm\\x=-1cm\end{array}\right.\)

    Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi qua hai vị trí mà lực đàn hồi F = 1,5 N là : 
    \(t=\frac{T}{12}+\frac{T}{12}=\frac{\pi}{30\sqrt{5}}=s\)

    Đáp án C

      bởi Bằng Lăng Tím 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một vật có m=400g được treo vào một lò xo có kl không đáng kể ,có k=40N/m.đưa vật lên đến vị trí lò xo không bị biến dạng rồi thả nhẹ cho vật dao động.cho g=10cm/s^2.chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng ,chiều dương hướng xuống dưới gốc thời gian khi vật ở vị trí lò xo bị giãn một đoạn 5cm và vật đang đi lên.bỏ qua lực cản.viết ptdđ của vật.

      bởi Phan Thiện Hải 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(\Delta l_0=\frac{mg}{k}=10cm\)

    Đưa vật đến vị trí lò xo không biến dạng thả nhẹ

    \(A=\Delta l_0=10cm\)

    Chọn t = 0,x = 5cm,v < 0 \(\Rightarrow\varphi=shiftcos\left(\frac{s}{A}\right)=\frac{\pi}{3}\)

    Vậy PTDĐ là : \(x=10cos\left(10t+\frac{\pi}{3}\right)cm\)

      bởi Nguyễn Bình 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo nằm ngang có chiếu dài tự nhiên lo=100cm dao động điều hòa trên đoạn thẳng có 

    độ dài lo/10.

    Tại thời điểm ban đầu, lực kéo về min thì gia tốc của con lắc là a1

    khi vật có động năng = 3 lần thế năng lần thứ ba thì gia tốc con lắc là a2

    khi con lắc có gia tốc a3= (a1+a2)/2 thì chiều dài của lò xo lúc đó là

    A. 97,25                       B. 98,75                    C. 101,25                  D. 103,75

      bởi Nguyễn Lệ Diễm 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Độ dài quỹ đạo: 100/10 =10cm.

    Biên độ: A = 10/2 = 5cm.

    Ban đầu, lực kéo về min thì vật ở biên độ dương, ta có: x1 = A = 5cm.

    Khi vật có động năng bằng 3 lần thế năng lần thứ 3 thì: x2 = -A/2 = -2,5cm.

    Do gia tốc tỉ lệ với li độ, nên khi a3= (a1+a2)/2 thì: x3 = (x1+x2)/2 = 1,25cm.

    Chiều dài con lắc lúc đó: l = l0 + x = 101,25cm.

    Chọn C.

      bởi Phương Trần Thị 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật có khối lượng m=1kg. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới sao cho lò xo dãn một đoạn 6cm, rồi buông ra cho vật dao động điều hòa với năng lượng dao động là 0,05J. Lấy g=10m/s2 .Biên độ dao động của vật là bao nhiêu?

      bởi Nguyễn Trung Thành 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi vật ở VTCB ta có: ∆l=(mg)/k=g/ω²=10/ω² => ω²= 10/∆l (1) Năng lượng của con lắc: Nhi Nguyễn (https://hoc24.vn/id/42891) 06/08/2016 lúc 19:10  1 câu trả lời (/hoi-dap/question/72038.html) Được cập nhật Hôm qua lúc 22:24 Vật lý lớp 12 (https://hoc24.vn/vat-ly/hoi-dap/?lop=12) Dao động cơ học (https://hoc24.vn/hoi-dap/dao-dong-co-hoc.4/ ) Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật có khối lượng m=1kg. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới sao cho lò xo dãn một đoạn 6cm, rồi buông ra cho vật dao động điều hòa với năng lượng dao động là 0,05J. Lấy g=10m/s .Biên độ dao động của vật là bao nhiêu? (/hoi-dap/question/72038.html) 2 T(hrầttnp:H//ohàoncg24S.ơvnn/vip/hoangson) 514 người theo dõi Trường THPT Chuyên Đại học Sư Phạm (http://hoc24.vn/school/34666.truongthpt-chuyen-dai-hoc-su-pham.html) 6 867 303GP 1576SP  Theo dõi  Gửi tin nhắn  30/8/2017 Hỏi đáp môn Vật lý | Học trực tuyến https://hoc24.vn/vat-ly/hoi-dap/ 4/14 W = 1/2 m.ω².A² = 0,05 =>ω²A²=0,1 (2) Thay (1) vào (2) ta được: A²/∆l =0,01 =>∆l = A²/0,01 = 100A² Kéo lò xo giãn một đoạn 6 cm =>∆l + A =0,06 =>100A² +A - 0,06 =0 =>A=0,02 m =2cm  Đúng 1   Bình luận

      bởi Dương Minh Chiến 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai con lắc lò xo có cùng khối lượng vật nặng, chiều dài hai dây treo lần lượt là l1=81 cm, l2= 64 cm dao động với bên độ góc nhỏ tại cùng một nơi với cùng một năng lượng dao động.. biên độ góc của con lắc thứ nhất là α1=5°, biên độ góc của con lắc thứ 2 là?

    Xin cảm ơn

      bởi Phan Thiện Hải 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Áp dụng công thức tính năng lượng dao động của con lắc đơn ta có:
    \(W_1 = \dfrac{1}{2}.m_1.g.\ell_1. \alpha_1 ^{2}\)\(W_2 = \dfrac{1}{2}.m_2.g.\ell_2. \alpha_2 ^{2}\)
    Theo giả thiết hai con lắc đơn có cùng năng lượng

    \(\Rightarrow \dfrac{1}{2}.m_1.g.\ell_1. \alpha_1 ^{2}=\dfrac{1}{2}.m_2.g.\ell_2. \alpha_2 ^{2}\)
    Do khối lượng hai con lắc bằng nhau nên:

    \(\ell_1.\alpha_1 ^{2} = \ell_2. \alpha_2 ^{2}\)

    \(\Rightarrow \alpha_2 = \alpha_1 .\sqrt{l1/l2}\).

    Thay số ta tìm được: \(\alpha_2 = 5,625^0\)

      bởi Ta Vuong Thinh 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một hệ được bố trí như sau: lò xo có độ cứng \(k\), đặt thẳng đứng, đầu dưới gắn vào sàn, đầu trên gắn cố định vào vật có khối lượng \(m_1\). Đặt vật có khối lượng \(m_2\)lên trên \(m_1\) (không gắn chặt hai vật với nhau). Cho hệ dao động. Để \(m_2\) luôn nằm trên \(m_1\) thì điều kiện của biên độ dao động là gì?

      bởi Nguyễn Thị Thúy 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Với biên độ thỏa mãn để vật 2 luôn nằm trên vật 1 thì 

     
    \(\omega=\sqrt{\frac{k}{m_1+m_2}}\)
     
    Gia tốc lớn nhất trong quá trì chuyển động là khi các vật ở vị trí biên
     
    \(\left|a\right|=A\omega^2\)
     
    Xét hệ quy chiếu gắn với vật 1 thì vật 2 chịu các lực là trọng lực của nó, lực quán tính, và phản lực từ vật 1
     
    Vật sẽ rời khi phản lực bằng 0, khi đó các vật ở vị trí cao nhất gia tốc a hướng xuống nên lực quán tính hướng lên
     
    \(m_2a=m_2g\)
     
    \(A\omega^2=g\)
     
    \(A=\frac{g}{\omega^2}=\frac{g\left(m_1+m_2\right)}{k}\)
      bởi Nguyễn Cường 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo có độ cứng k=40N/m đầu trên được giữ cố định còn phia dưới gắn vật m. Nâng m lên đến vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 2,5cm. Lấy g=10m/s2.Trong quá trình dao động, trọng lực của m có công suất tức thời cực đại bằng

        A. 0,41W                   B. 0,64W                   C. 0,5W                     D. 0,32W

      bởi Nguyễn Ngọc Sơn 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(\Delta l=A\Rightarrow\omega=\sqrt{\frac{g}{\Delta l}}=20\left(rad/s\right)\)

    Công suất của trọng lực là \(H=Pv\), trong đó \(P\) là trọng lực,\(v\) là vận tốc tức thời tại thời điểm đang xét.
    Theo bài: \(H=H_{max}=mg\omega A=\frac{k}{\omega^2}.g\omega A\) Thay số được : \(H_{max}=0,5W\)

    Đáp án C

      bởi thunga nga 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo được đặt nằm ngay gồm lò xo có độ cứng k=40N/m và vật nặng khối lượng m=400g. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng theo phương ngang một đoạn 4cm rồi truyền cho vận tốc \(4\sqrt{3}\)cm/s dọc theo trục của lò xo hướng về vị trí cân bằng. Bỏ qua mọi ma sát. Xác định tốt độ của vật khi vật qua vị trí cân bằng.

      bởi Nguyễn Thị Lưu 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}=10rad/s\)

    Ta có: \(A^2=x^2+\frac{v^2}{\omega^2}\Rightarrow\omega^2A^2=\omega^2x^2+v^2\)

    \(\Rightarrow v_{max}^2=\omega^2x^2+v^2\Rightarrow v_{max}=0,8m/s=80cm/s\)

    (khi qua VTCB vận tốc của vật là lớn nhất)

      bởi kim tú bình 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Lúc cân bằng lò xo giãn ra 10cm. Lấy g = 10m/s2. Đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng rồi thẳng cho dao động điều hòa, chu kì dao động của vật là
    A. 62,8s 
    B. 1,59s 
    C. 0,628s 
    D. 0,0159s

      bởi Lê Minh 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chu kì dao động \(T=\frac{2\pi}{\omega}=2\pi\sqrt{\frac{m}{k}}\)

    Độ giãn cua lò xo lúc ở VTBC : \(\Delta l_0=\frac{mg}{k}\rightarrow\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{\frac{\Delta l_0}{g}}\)

    Vậy \(T=\frac{2\pi}{\omega}=2\pi\sqrt{\frac{m}{k}}=2\pi\sqrt{\frac{\Delta l_0}{g}}=0,628s\)

    Chọn C

      bởi Dương Minh Châu 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo có độ cứng k = 80 N/m được gắn lần lượt hai vật có khối lượng m1, m

      bởi Nguyễn Thanh Thảo 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • + Ta có:\(\begin{matrix}T_1=2\pi\sqrt{\frac{m_1}{k}}\\T_2=2\pi\sqrt{\frac{m_2}{k}}\end{matrix}\)\(\rightarrow\frac{T_2}{T_1}=\sqrt{\frac{m_2}{m_1}}\)
    + Theo đề bài thời gian con lắc thứ nhất thực hiện 10 dao động bằng thời gian con lắc thứ hai thực hiện 5 dao động: \(\Delta t=10T_1=5T_2\rightarrow\frac{T_2}{T_1}=2\)
    + Từ hai biểu thức trên ta có m2 = 4m1
    + Mặt khác, con lắc gồm hai vật m1 và m2 có chu kì dao động là \(T=2\pi\sqrt{\frac{m_1+m_2}{k}}\rightarrow m_1+m_2=\frac{kT_2}{\left(2\pi\right)^2}=5\)
    Giải hệ phương trình ra ta có: m1 = 1 kg; m2 = 4 kg

    Đáp án B

      bởi Trần Hiếu 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một CLLX gồm lò xo có độ cứng 20 N/m và viên bi có khối lượng 0,2 kg dđđh. Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của viên bi lần lượt là 20 cm/s và \(2\sqrt{3}m/s^2\). Biên độ dao động của viên bi là bn ?

      bởi Nguyễn Xuân Ngạn 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tốc độ góc \(\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{\frac{20}{0,2}}=10\left(rad/s\right)\)

    Lại có \(A=\sqrt{\frac{v^2}{\omega^2}+\frac{a^2}{\omega^4}}=\sqrt{\frac{20^2}{10^2}+\frac{\left(2\sqrt{3}.100\right)^2}{10^4}}=4\left(cm\right)\)

      bởi Ngọc Yến 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng T-1s chon Ox hướng xuống dưới O là vị trí cân bằng. Sau khi hệ bắt đầu chuyển động 2,5s quả cầu ở vị trí x=-2,5cm đi theo chiều âm và giá trị v=10\( \pi\)\(\sqrt{2}\)cm

    1, viết PT dao động điều hòa

    2, M, N lần lượt là vị trí thấp nhất và cao nhất của

    P trung điểm OM, Q là trung điểm của ON tính vận tốc TB quả cầu, qãng đường đi từ S đến Q

    3, Tính Fđh của lò xo lúc hệ bắt đầu dao động và sau khi bắt đầu dao động được 2,5s biết rằng Fđh nhỏ nhất trong quá trình dao động =6N

      bởi Dương Minh Tuấn 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • T=1s nha


     

      bởi lục thị thủy 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1)Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khoảng thời gian giữa hai thời điểm liên tiếp động năng bằng thế năng là 0,2 s. Tính chu kì dao động của con lắc.

    2) 1 vật dao động điều hòa. Hãy xác định tỉ số giữa gia tốc cực đại và gia tốc ở thời điểm động năng bằng n lần thế năng.

    Mong mọi người giúp đỡ =)

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) \(W_đ=W_t\Rightarrow W=W_đ+W_t=2W_t\)

    \(\Rightarrow \dfrac{1}{2}kA^2=2.\dfrac{1}{2}kx^2\)

    \(\Rightarrow x = \pm\dfrac{A}{\sqrt 2}\)

    Như vậy, trong 1 chu kì có 4 lần động năng bằng thế năng được biểu diễn bằng véc tơ quay như sau.

    x A -A O M N P Q

    Đó là các vị trí ứng với véc tơ quay đi qua M, N, P, Q

    Như vậy, thời gian giữa 2 lần liên tiếp động năng bằng thế năng là 1/4T

    \(\Rightarrow \dfrac{T}{4}=0,2\Rightarrow T = 0,8s\)

      bởi Nguyễn Duy Phương 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Con lắc lò xo dđ đh vs pt z=Acos(4pi t- pi/4).  Trong thời gian 0.25s li độ dao động có giá trị bằng A/2 bào thời điểm

    A.1/48s.   B7/48s.    C.5/48s.    D.11/48s

      bởi An Nhiên 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(x=A\cos(4\pi t -\dfrac{\pi}{4})\)

    Khi \(x=A/2\) \(\Rightarrow A\cos(4\pi t -\dfrac{\pi}{4})=\dfrac{A}{2}\)

    \(\Rightarrow \cos(4\pi t -\dfrac{\pi}{4})=\dfrac{1}{2}\)

    Ta tìm thời điểm đầu tiên, nên \(4\pi t -\dfrac{\pi}{4}=\dfrac{\pi}{3}\)

    \(\Rightarrow t = 7/48s\)

    Chọn B

      bởi Tạ Thị Hà 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi một vật khối lượng m được treo vào một lò xo có chiều dài tự nhiên lthì lò xo có độ dài là l. Kéo vật xuống phía dưới một đoạn nhỏ a rồi thả ra cho vật dao động điều hòa. Chu kì dao động của vật là :

    A. T=2​\(\pi\sqrt{\frac{a}{g}}\)                                                 

     B.T=2\(\pi\sqrt{\frac{l-lo}{g}}\)

    C.T=2\(\pi\sqrt{\frac{l-lo}{ag}}\)

    D. T=2\(\pi\sqrt{\frac{l-a}{g}}\)

      bởi bach hao 14/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ở VTCB lò xo bị giãn là: \(\Delta \ell_0-\ell-\ell_0\)

    Mặt khác, khi vật ở VTCB thì: \(F_{dh}=P\)

    \(\Rightarrow k.\Delta \ell_0=mg\)

    \(\Rightarrow \dfrac{k}{m}=\dfrac{g}{\Delta\ell_0}\)

    \(\Rightarrow\omega=\sqrt{ \dfrac{k}{m}}=\sqrt{\dfrac{g}{\Delta\ell_0}}=\sqrt{\dfrac{g}{\ell-\ell_0}}\)

    Vậy chu kì dao động: \(T=\dfrac{2\pi}{\omega}=2\pi.\sqrt{\dfrac{\ell-\ell_0}{g}}\)

    Chọn B.

      bởi Lê thị Liễu 14/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF