OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính lực F để sau khi chuyển động 2s vật đi được quãng đường 5m ?

Giải giùm em. em xin cảm ơn trước

Một vật có khối lượng  m =10 kg được kéo trượt trên một mặt sàn nằm ngang bởi một lực \(\mathop F\limits^ \to  \) hợp với phương nằm ngang một góc \(\alpha  = {30^0}\) .Cho biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là k = 0,1 .

  1. Biết độ lớn của F =20N .tính quãng đường vật đi được  trong 4s
  2. Tính lực  F để sau  khi chuyển động 2s vật đi được quãng đường 5m .Lấy g = 10m/s.
  bởi Nguyễn Thủy 18/09/2017
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (5)

  • + Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang co ma sát .

    Các lực tác dụng lên vật gồm có : trọng lực \(\mathop P\limits^ \to  \) , phản lực đàn hồi của sàn  \(\mathop N\limits^ \to  \) ,lực ma sát  \(\mathop {{F_{ms}}}\limits^ \to  \), và lực \(\mathop F\limits^ \to  \) tác dụng lên vật 

    + Chọn hệ tọa độ xOy gắn với vật chuyển động : truc Ox theo phương chuyển động ,Oy theo phương thẳng đứng hướng lên trên (như hình )

    Viết phương trình định luật II Niutơn cho chuyển đọng của vật m.chiếu phương trình vừa lập được lên hệ tọa đọ xOy đã chọn.

    Từ đó có thể xác định được gia tốc của vật m.

    ⇒ Từ đó tính quãng đường mà vật đi được theo công thức s =\(\frac{1}{2}a{t^2}\).

    + Tương tự như vậy có thể áp dụng tính ra kết quả phần b. khi vật chuyển đọng trên mặt bàn nằm ngang.

      bởi bach dang 18/09/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các lực tác dụng lên vật m :

    trọng lực \(\mathop P\limits^ \to  \) , phản lực đàn hồi của sàn  \(\mathop N\limits^ \to  \) ,lực ma sát  \(\mathop {{F_{ms}}}\limits^ \to  \), và lực \(\mathop F\limits^ \to  \) tác dụng lên vật 

    (hình vẽ )

         Trong đó : \(\mathop F\limits^ \to  \) = \(\mathop {{F_1}}\limits^ \to  \)+ \(\mathop {{F_2}}\limits^ \to  \) với  \(\mathop {{F_1}}\limits^ \to  \) song song với mặt phẳng ngang (theo phương chuyển động ), \(\mathop {{F_2}}\limits^ \to  \) theo phương vuông góc với mặt phẳng ngang (theo phuơng phản lực  \(\mathop N\limits^ \to  \) )

     Áp dụng định luật II Niutơn ta có : \(\mathop P\limits^ \to  \) +\(\mathop N\limits^ \to  \) + \(\mathop F\limits^ \to  \)+ \(\mathop {{F_{ms}}}\limits^ \to  \)=  \(m\mathop a\limits^ \to  \) (1)

           Chiếu phương trình  (1) lên 2 trục Ox và Oy ta có :

    \(\mathop {{F_1}}\limits^ \to  \) -   \(\mathop {{F_{ms}}}\limits^ \to  \) =ma           (2)

    -P +N +F2 =0 hay N=P -Fsin\(\alpha \) (3)

    từ (2) và (3) ta có   : a = \(\frac{{Fc{\rm{os}}\alpha  - k(mg - F\sin \alpha )}}{m}\) (4)

     thay số ta được a = 0.832 m/s

     Quãng đường mà vật đi được trong 4s là : s =\(\frac{1}{2}a{t^2}\) = 6,56 m

    Theo đầu bài ta có a= \(\frac{{2s}}{{{t^2}}}\) =2,5 m

       Từ  (4) ta có F = \(\frac{{ma + kmg}}{{c{\rm{os}}\alpha  + k\sin \alpha }}\) =38,04 N

      bởi Nguyễn Vân 20/09/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hình vẽ thì bạn tự vẽ ra nhé

    Lực F sẽ được phân tích thành 2 lực:

    F1 là lực làm cho vật di chuyển về phía trươc

    F2 nén vật xuống đất

    ta có: F1=F.cos30=20.cos30=10\(\sqrt{3}\) (N)

    F2=F1sin30=20sin30=10(N)

    Ta có: F ma sát (Fms)=\(\mu (F1+P)\)=0,1.(10+10.10)=11(N)

    Hợp lực: Fhl=Fk(kéo)-Fms(ma sát)+P+N(lực nâng)=F1-Fms=10\(\sqrt{3}\)-11=6,32(N)

    =>a=Fhl/m=6,32/10=0,632(m/S^2)

    S(4s)=1/2.a.t^2=1/2.0,632.4^2=5,056(m)

    b.s(5m)=1/2.a'.t(2s)^2=>a=2s(5m)/t(2s)=2.5/2=5(m/s^2)

    Lực F1 mới:F1'=ma'=10.5=50(N)

    Ta có: cos30=F1'/F'=>F'=F1'/cos30=50/cos30=57,735(N)

    Đây là theo mình thôi nhé, nếu sai thì mình chịuwink

     

      bởi Nhật Khang Nguyễn 29/10/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • à mình nhầm nhé mình sai hình vẽ

      bởi Nhật Khang Nguyễn 29/10/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF