OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chứng minh CD=AC+BD

Cho nửa đườngtròn tâm (O), đường kính AB=2R, M là điểm tùy ý trên nửa đường tròn (M\(\ne\)A;B). Kẻ hai tiếp tuyến Ax , By với nửa đường tròn. Qua M kẻ tiếp tuyến thứ 3 lần lượt cắt Ax, By tại C và D.

a, Chứng minh: CD=AC+BD

b, Chứng minh: AC.BD=\(^{R^2}\)

  bởi Hoa Lan 25/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Lời giải:

    a)

    Ta thấy $CA$ và $CM$ đều là tt của $(O)$

    Theo tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau ta có: \(CA=CM\)

    Tương tự với 2 tiếp tuyến $DM, DB$ ta cũng có \(DM=DB\)

    Do đó:

    \(CA+DB=DM+CM=CD\) (đpcm)

    b) Kéo dài $CO$ cắt $By$ tại $K$

    Xét tam giác $CAO$ và $KBO$ có:
    \(\left\{\begin{matrix} AO=BO=R\\ \widehat{COA}=\widehat{KOB}\\ \widehat{CAO}=\widehat{KBO}=90^0\end{matrix}\right.\Rightarrow \triangle CAO=\triangle KBO(g.c.g)\)

    \(\Rightarrow CA=KB\)

    Do đó: \(CA.BD=BK.BD(1)\)

    Mặt khác: Theo phần a, ta cm được: \(CD=AC+BD\)

    Mà $AC+BD=KB+BD=DK$ nên $CD=DK$

    Do đó tam giác $DCK$ cân tại $D$

    Suy ra đường trung tuyến $DO$ (\(OC=OD\) suy ra từ 2 tam giác bằng nhau ở trên) đồng thời là đường cao $DO$

    \(\Rightarrow DO\perp OK\)

    Tam giác vuông $DOK$ có đường cao $OB$ ứng với cạnh huyền nên theo kết quả của hệ thức lượng thì: \(DB.BK=OB^2=R^2(2)\)

    Từ \((1);(2)\Rightarrow AC.BD=R^2\)

    Ta có đpcm.

      bởi Nguyễn Anh Thư 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF