OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tìm n thuộc N để A=n^4+n^2+1 là số nguyên tố

1, Tìm \(n\in N\) * để: \(A=2016n+3\)là lập phương của một số tự nhiên.

2, Tìm \(a,b,c\in N\)* sao cho: \(A=\dfrac{\left(ab-1\right)\left(bc-1\right)\left(ac-1\right)}{abc}\in Z\)

3, Tìm \(a,b,c\in Z\) biết:

\(\left|a-b\right|+\left|b-c\right|+\left|a-c\right|=2017^{2018}\)

4, Tìm \(n\in N\) để:

a) \(A=n^4+n^2+1\) là số nguyên tố.

b) \(B=n^4+4^n\) là số nguyên tố.

  bởi Truc Ly 30/03/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Bài 4:

    a)

    Ta có: \(A=n^4+n^2+1=n^4+2n^2+1-n^2\)

    \(=(n^2+1)^2-n^2=(n^2+n+1)(n^2-n+1)\)

    Để A là số nguyên tố thì buộc 1 trong hai thừa số \(n^2+n+1, n^2-n+1\) bằng 1, số còn lại là số nguyên tố.

    Với \(n=0\Rightarrow A=1\not\in\mathbb{P}\). Với \(n\geq 1\) thì \(n^2+n+1> n^2-n+1\)

    Do đó \(n^2-n+1=1\Leftrightarrow n(n-1)=0\Rightarrow n=1\)

    Thử lại thấy A=3 là sô nguyên tố (thỏa mãn)

    b)

    Ta có:

    \(B=n^4+4^n=(n^2+2^n)^2-2^{n+1}n^2\)

    TH1: n chẵn thì B chẵn. n=0 thì B=1 không phải số nguyên tố. \(n\geq 2\Rightarrow B> 2\). Một số chẵn và lớn hơn 2 không thể là số nguyên tố

    TH2: n lẻ thì n+1 chẵn.

    Đặt \(n+1=2k\Rightarrow B=(n^2+2^n-2^{k}n)(n^2+2^n+2^kn)\)

    Để B là sô nguyên tố thì buộc một trong hai thừa số của nó phải bằng 1 và số còn lại là số nguyên tố.

    Thấy rằng \(n^2+2^n-2^kn< n^2+2^n+2^{k}n\) nên

    \(n^2+2^n-2^kn=1\)

    \(\Leftrightarrow (2k-1)^2+2^{2k-1}-2^k(2k-1)-1=0\)

    \(\Leftrightarrow 4k(k-1)+2^{2k-1}-2^k(2k-1)=0\)

    \(\Rightarrow 2^k[2^{k-1}-(2k-1)]=4k(1-k)\leq 0\) (do $k\geq 1$)

    \(\Rightarrow 2^{k-1}\leq 2k-1\)(*)

    + k=1 (thỏa mãn *) thì n=1. Thu được B=5 là số nguyên tố (tm)

    + k=2 (thỏa mãn *) thì n=3. Thu được B=145 không phải số nguyên tố

    + k=3 (thỏa mãn *) thì n=5. Thu được B=1649 không phải số nguyên tố.

    +Xét \(k\geq 4\). Ta sẽ cm với những giá trị lớn hơn 4 thì \(2^{k-1}> 2k-1\), tức là (*) không thỏa mãn.

    Thật vậy. Quy nạp Giả sử khẳng định trên đúng đến \(k=t\) tức là \(2^{t-1}> 2t-1\)

    Ta sẽ cm nó cũng đúng với k=t+1

    Có: \(2^{t+1-1}=2^t>(2t-1)2=4t-2=2t+2t-2>2(t+1)-1\) do t> 4

    Vậy khẳng định đúng với mọi \(k\geq 4\). Vậy với $k\geq 4$ thì (*) không thỏa mãn nên loại

    Vậy n=1

      bởi Nguyễn Thị Ngọc Ý 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF