OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải thích các trường hợp bằng nhau của tạm giác vuông

Ai giải thích cho tớ bt

cạnh huyền góc nhọn

cạnh huyền cạnh góc vuông là những trường hợp nào... cho ví dụ.

Giúp tớ đi

  bởi Lan Anh 27/02/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • A B H C D E F

    . Lấy 2 tam giác này làm ví dụ, nếu muốn hiểu thì bạn phải đọc kĩ những điều mình viết ra đây, nếu chưa hiểu thì nhắn tin hỏi mình, mình sẽ trl tất :]

    Ở đây ta có \(\Delta ABC\)\(\Delta DEF\) là hai tam giác vuông:

    - Tam giác ABC có AB là cạnh huyền ; AC là cạnh góc vuông, CB là cạnh góc vuông ( vì CB và AC hợp lại thì ra một góc vuông); góc nhọn, góc vuông thì chắc bạn cũng biết :]

    - Tam giác DEF có DF là cạnh huyền; DE và EF là hai cạnh góc vuông.

    + Nếu hai tam giác này bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền - góc nhọn thì 3 yếu tố sẽ có :cạnh huyền bằng nhau ( AB=DF), góc nhọn bằng nhau ( có thể là góc B = góc F hoặc góc D = góc A), và góc vuông của tam giác vuông (C=E=\(90^0\) ).

    + Nếu hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền - cạnh góc vuông thì có 3 yếu tố: cạnh huyền bằng nhau ( AB = DF) : cạnh góc vuông bằng nhau ( AC= DE hoặc CB = FE); và góc vuông của tam giác vuông ( C= E = \(90^0\)).

    -> Tên gọi các trường hợp này dựa vào các yếu tố bằng nhau, và lưu ý các trường hợp này chỉ có ở tam giác vuông.

    . Bạn nên đọc thêm trong sách và áp dụng vào bài tập sẽ hiểu rõ hơn :)

      bởi Tràà Thanhh 27/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF