OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chứng minh tam giác ABK cân tại A biết tam giác ABC vuông tại A có phân giác BD

1.Cho đa thức P(x)=mx-3.Xác định m biết rằng P(-1)=2
2.Tam giác ABC vuông tại A,đường phân giác BD.Kẻ AE vuông góc BD,AE cắt BC ở K
a,Cm:Tam giác ABK cân tại A
b,CM;DK vuông góc BC
c,Kẻ AH vuông góc BC.C/m:Ak là tia p/g củ góc HAC
d,Gọi I là giao điểm của AH và BD.C/m:Ik song song AC.
3.Cho tam giác ABC có AB=3,AC=4,BC=5
a,Tam giác ABC là tam giác gì?
b,Vẽ BD là phân giác góc B.Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho AB=BE.CM:AD=DE
c,CM:Ae vuông góc BD
d,Kéo dài BA cắt ED tại F:CM:AE song song FC.
4.Cho tam giác ABC cân tại A.Kẻ AH vuông góc BC taij H
a,CM:Tam giác ABH=Tam giác ACH
b,Vẽ trung tuyến BM.GỌi G là giao điểm của Ah và BM.CM:G là trọng tâm của tam giác ABC
P/s:Giúp mk với,mai nộp cho cô rồi

  bởi hai trieu 17/04/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Xét \(\Delta ABE\)\(\Delta KBE\) có :

    \(\widehat{ABE}=\widehat{KBE}\) ( BD là đường phân giác )

    BE : cạnh chung

    \(\widehat{AEB}=\widehat{KEB}\left(=90^o\right)\)

    do đó \(\Delta ABE=\Delta KBE\left(cgv-gn\right)\)

    \(\Rightarrow BA=BK\) ( 2 cạnh tương ứng )

    hay \(\Delta ABK\) cân tại B ( dhnb \(\Delta\) cân )

    b) Xét \(\Delta ABD\)\(\Delta KBD\) có :

    \(\widehat{ABD}=\widehat{KBD}\) ( BD là tia phân giác )

    BD : cạnh chung

    BA = BK ( c/m trên )

    do đó \(\Delta ABD=\Delta KBD\left(ch-gn\right)\)

    \(\Rightarrow\widehat{BAD}=\widehat{BKD}\)

    \(\widehat{BAD}=90^o\Rightarrow\widehat{BKD}=90^o\) (1)

    lại có \(\widehat{BKD}+\widehat{CKD}=180^o\) ( 2 góc kề bù )

    nên \(\widehat{CKD}=90^o\) (2)

    Từ (1) và (2) suy ra \(DK\perp BC\)

    c) Có AD = DK ( 2 cạnh tương ứng của \(\Delta ABD=\Delta KBD\) )

    suy ra \(\Delta ADK\) cân tại D ( dhnb \(\Delta\) cân )

    \(\Rightarrow\widehat{KAD}=\widehat{AKD}\) ( t/c \(\Delta\) cân ) (3)

    \(AH\perp BC\left(gt\right)\)

    \(DK\perp BC\) ( c/m trên )

    suy ra AH // DK ( dhnb 2 đường thẳng // )

    \(\Rightarrow\widehat{HAK}=\widehat{AKD}\) ( 2 góc so le trong ) (4)

    Từ (3) và (4) \(\Rightarrow\) \(\widehat{HAK}=\widehat{DAK}\)

    mà AK là tia nằm giữa 2 tia AH và AC

    nên AK là tia phân giác của góc \(\widehat{HAC}\)

    d) Có AH cắt BD tại I (gt)

    \(\Rightarrow\) I thuộc BD
    suy ra I thuộc trung trực của AK
    nên IA = IK (t/c của 1 điểm nằm trên đường trung trực )
    hay \(\Delta\) IAK cân tại I (dhnb \(\Delta\) cân )
    \(\Rightarrow\) \(\widehat{IAK}\) = \(\widehat{IKA}\)
    \(\widehat{IAK}=\widehat{KAD}\) (cmt)
    \(\Rightarrow\widehat{IKA}=\widehat{KAD}\)
    mà 2 góc này nằm ở vị trí so le trong
    \(\Rightarrow\) IK // AC (dhnb 2 đường thẳng //)

      bởi Phan Thanh Sang 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF