OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chứng minh OM là đường trung trực của AB biết MA vuông góc với Ox, MB vuông góc với Oy

Cho góc nhọn xOy có tia phân giác Ot,trên Ot lấy điểm M. Kẻ MA vuông góc với Ox (A thuộc Ox),MB vuông góc với Oy( B thuộc Oy). a,Chứng minh tam giác OMA bằng tam giác OMB b,Chứng minh OM là đường trung trực của AB c,Gọi H là giao điểm của AM với tia Oy ,K là giao điểm của BM với tia Ox. Chứng minh AB//HK
  bởi Nguyễn Anh Hưng 26/03/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • O x y A B K H M t 1 2 I

    a) Xét tam giác OMA và tam giác OMB , có :

    OM : chung

    góc O1 = góc O2 ( gt )

    góc OAM = góc OBM ( = 90o )

    => tam giác OMA = tam giác OMB ( ch - gn )

    Vậy tam giác OMA = tam giác OMB ( ch - gn )

    b) Gọi I là giao điểm của OM và BA

    Xét tam giác OIA và tam giác OIB , có :

    OI : chung

    OA = OB ( tam giác OMA = tam giác OMB )

    góc O1 = góc O2 ( gt )

    => tam giác OIA = tam giác OIB ( c-g-c )

    => IA = IB ( hai cạnh tương ứng )( 1 )

    Ta có : góc OIA + góc OIB = 180o ( kề bù ) mà góc OIA = góc OIB ( tam giác OIA = tam giác OIB ) => góc OIA = góc OIB = 90o( 2 )

    Từ ( 1 ) và ( 2 ) => OM là đường trung trực của AB

    Vậy OM là đường trung trực của AB

    c) Xét tam giác OAH và tam giác OBK , có :

    góc O : chung

    OA = OB ( tam giác OMA = tam giác OMB )

    góc OAH = góc OBK ( = 90o )

    => tam giác OAH = tam giác OBK ( cgv - gnk )

    => OH = OK ( hai cạnh tương ứng ) => tam giác OHK cân tại O ( tính chất tam giác cân )

    Xét tam giác OHK cân tại O => góc OKH = góc OHK ( tính chất tam giác cân )

    => góc O + góc OKH + góc OHK = 180o ( định lý tổng 3 góc trong một tam giác )

    => góc OKH = góc OHK = \(\dfrac{180^o-\widehat{O}}{2}\) ( 1 )

    Vì OA = OB ( chứng minh trên ) => tam giác AOB cân tại O

    Xét tam giác AOB cân tại O => góc OAB = góc OBA ( tính chất tam giác cân )

    => góc O + góc OAB + góc OBA = 180o ( định lý tổng 3 góc trong một tam giác )

    => góc OAB = góc OBA = \(\dfrac{180^o-\widehat{O}}{2}\) ( 2 )

    Từ ( 1 ) và ( 2 ) => góc OAB = góc OKH mà hai góc ở vị trí đồng vị nên AB // HK ( dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song )

    Vậy AB // HK ( đpcm )

      bởi Nguyễn Thảo 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF