OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chứng minh AD là trung trực của EF biết tạm giác ABC cân tại A có đường cao AD

Cho tam giác ABC cân tại A,đường cao AD. Từ D kẻ DE vuông góc với AB,DF vuông góc với AC Trên tia đối của tia DE lấy điểm M sao cho DE = DM. Chứng minh:

a, BE=CF

b, AD là trung trực của đoạn thẳng EF

c, Tam giác EFM là tam giác vuông

d, BE//CM

Help me!!!

  bởi hà trang 10/04/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Vì \(\Delta ABC\) cân tại A => \(\widehat{B}=\widehat{C}\)

    mà AD là đường cao

    => AD là đường trung tuyến \(\Delta ABC\)

    => BD = DC

    Xét \(\Delta BED\)\(\Delta CFD\) có:

    \(\widehat{BED}=\widehat{CFD}\left(90^0\right)\)

    BD = DC (cmt)

    \(\widehat{B}=\widehat{C}\left(cmt\right)\)

    Do đó: \(\Delta BED=\Delta CFD\left(ch-gn\right)\)

    => BE = CF (hai cạnh tương ứng)

    b) Vì \(\Delta BED=\Delta CFD\left(cmt\right)\)

    => ED = DF (hai cạnh tương ứng)

    => \(\Delta EDF\) cân tại D

    => D \(\in\) đường trung trực cạnh EF (1)

    Xét \(\Delta AED\)\(\Delta AFD\) có:

    AD (chung)

    \(\widehat{AED}=\widehat{AFD}\left(=90^0\right)\)

    ED = DF (cmt)

    Do đó: \(\Delta AED=\Delta AFD\) (cạnh huyền- cạnh góc vuông)

    => AE = AF(hai cạnh tương ứng)

    => \(\Delta AEF\) cân tại A
    => A \(\in\) đường trung trực cạnh EF (2)

    (1); (2) => AD là đường trung trực cạnh EF

    c) ta có: AD \(\perp\) BC và \(AD\perp EF\)

    => BC // EF

    Gọi giao điểm của FM và DC là H ta có:

    Xét \(\Delta BED\)\(\Delta CMD\) có:

    ED = DM (gt)

    \(\widehat{EDB}=\widehat{CDM}\) (đối đỉnh)

    BD = DC (cmt)

    Do đó: \(\Delta BED=\Delta CMD\) (c-g-c)

    \(\Delta BED=\Delta CFD\)

    => \(\Delta CMD=\Delta CFD\)

    => CF = CM (hai cạnh tương ứng)

    => \(\Delta FCM\) cân tại C

    => C \(\in\)đường trung trực cạnh FM (1)

    DE = DF (cmt)

    mà DE = DM

    => DF = DM

    => \(\Delta FDM\) cân tại D

    => D \(\in\) đường trung trực cạnh FM (2)

    (1); (2) => DC là đường trung trực cạnh FM

    => DH \(\perp\) FM

    mà BC // EF

    => EF \(\perp\) FH

    => \(\widehat{EFM}=90^0\) hay \(\Delta EFM\) vuông tại F

    d) Vì \(\Delta BED=\Delta CMD\)

    => \(\widehat{BED}=\widehat{CMD}=90^0\)(hai góc tương ứng)

    => BE//CM(so le trong)

      bởi Bế Văn Cường 10/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF