OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính số lượng cá thể ở F1 biết trứng có kiểu gen đồng hợp trội không nở được

Bài 1: Ở một loài côn trùng, hình dạng cánh do một gen nằm trên NST thường qui định, cánh chẻ là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh nguyên. Trong loài, các trứng mang KG đồng hợp trội không nở được và bị thoái hóa. Giao phối giữa hai cá thể đều cánh chẻ. Sau đó, cá thể cái đẻ được 7500 trứng. Cho rằng trứng phát triển bình thường và các ấu trùng nở ra có tỉ lệ sống sót 100%. Xác định số lượng cá thể thu được ở thế hệ lai F1?

Bài 2: Cho một cây P giao phấn lần lượt với 3 cây khác nhau thu được các kết quả sau:

- Với cây thứ nhất: thu được F1 có 6,25% cây thấp, quả vàng

- Với cây thứ hai: thu được F1 có 75% cây thân cao, quả đỏ và 25% cây thân cao, quả vàng

- Với cây thứ ba: thu được F1 có 75% cây thân cao, quả đỏ và 25% cây thân thấp, quả đỏ

Cho biết mỗi gen nằm trên 1 NST và qui định một tính trạng. Xác định:

1. KG và KH của P và cây thứ nhất.

2. Tỉ lệ KG được tạo ra từ phép lai giữa P và cây thứ hai.

3. Tỉ lệ KG được tạo ra từ phép lai giữa P với cây thứ ba.

E cảm ơn!

  bởi Vũ Hải Yến 17/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Bài 1: vì các trứng mang KG đồng hợp trội ko nở được nên 2 cá thể lai mang kiểu gen dị hợp Quy ước: A-cánh chẻ ; a-cánh nguyên, cánh chẻ trội hoàn toàn so với cánh nguyên. KG của P là Aa x Aa. Ta có sơ đồ lai sau: P Aa x Aa

    Gp. A , a. A , a. F1. 1AA : 2Aa : 1aa. Cá thể cái đẻ được 7500 trứng, số trứng mang KG AA, Aa, aa lần lượt là: Kiểu gen AA: 7500:4 = 1875 (trứng). Kiểu gen Aa: 7500:2 = 3750 (trứng). Kiểu gen aa: 7500:4 = 1875 (trứng). Nhưng vì số trứng mang KG AA đều bị thoái hoá nên cá thể mang KG này ko tồn tại, do đó số lượng cá thể thu được ở F1 là: 3750+1875=5625 (cá thể). Bài 2: - Ở phép lai cây P với cây thứ nhất thì số cây thấp, quả vàng chiếm 6,25%=1/16 —> Thế hệ bố mẹ dị hợp 2 cặp gen, tính trạng cây thấp, quả vàng là tính trạng lặn so với cây cao, quả đỏ. Quy ước: A- cây cao ; a- cây thấp ; B- quả đỏ ; b- quả vàng. Ta có sơ đồ lai: P. AaBb. x. AaBb. Vậy cây P và cây thứ nhất có kiểu gen là AaBb và đều là cây thân cao, quả đỏ. - Ở phép lai với cây thứ 2, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 3A-B- : 1A-bb —> KG của cây thứ 2 là AABb ( vì cây P mang KG là AaBb). Ta có sơ đồ lai: P. AaBb. x. AABb Gp. AB,Ab,aB,ab. Ab , AB F1: 1AABB: 2AABb: 1AaBB: 2AaBb: 1AAbb: 1Aabb. (75% cây cao, quả đỏ : 25% cây cao, quả vàng) Vậy tỉ lệ KG ở F1 là 1:2:1:2:1:1 - Ở phép lai với cây thứ ba thu được F1 với tỉ lệ KH là 3A-B- : 1aaB- —>KG của cây thứ ba là AaBB (ngược lại như ở trên).Ta có sơ đồ lai: P. AaBb. x. AaBB. Gp. AB, Ab, aB, ab AB, aB F1 1AABB: 1AABb: 2AaBB: 2AaBb: 1aaBB: 1aaBb (75% cây cao, quả đỏ : 25% cây thấp, quả đỏ) Vậy tỉ lệ KG ở F1 là 1:1:2:2:1:1

      bởi Nguyễn Thi Anh 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF