Vì sao mắt dơi không tinh nhưng vẫn tránh được vật cản
vì sao mắt dơi ko tinh nhưng vẫn tránh được vật cản
Câu trả lời (1)
-
Dơi có thể tóm trúng một con côn trùng nhỏ xíu trong đêm tối như mực, trong khi thị lực của nó không hơn gì một người mù dở. Nó dùng cách gì để phân biệt phương hướng và đoán đúng vị trí đối tượng?
Hơn 260 năm trước, nhà khoa học Italy Sphanlantrani lần đầu tiên đã nghiên cứu đặc điểm này của dơi.
Ông làm mù một mắt của nó, rồi đặt con vật vào trong một gian phòng kính cao rộng, có đan nhiều sợi thép. Điều khiến người ta ngạc nhiên là con dơi này vẫn có thể nhanh nhẹn lách qua sợi thép, bắt được côn trùng một cách chính xác. Có lẽ là khứu giác của dơi đang phát huy tác dụng, Sphanlantrani nghĩ vậy.
Tiếp theo, ông lại làm hỏng chức năng khứu giác của dơi nhưng dơi vẫn bay được tốt như thường, giống như chẳng có gì thay đổi vậy. Sau đó ông lại dùng sơn bôi đầy lên mình dơi. Kết quả vẫn như cũ. Chẳng lẽ lại là thính giác của chúng đang phát huy tác dụng sao?
Khi Sphanlantrani nút chặt tai của một con dơi rồi thả cho nó bay, cuối cùng ông thấy nó bay kém hẳn. Nó bay tán loạn hết chỗ này đến chỗ khác, va đập khắp nơi, đến cả côn trùng nhỏ cũng không bắt được. Điều này cho thấy âm thanh đã giúp cho dơi phân biệt được phương hướng và tìm được mồi.
Song rốt cuộc đây là loại âm thanh gì, Sphanlantrani vẫn chưa tìm ra. Các nhà khoa học sau này qua nghiên cứu đã vén được bức màn bí mật đó. Hoá ra, cổ họng của dơi có thể phát sóng siêu âm rất mạnh, thoát ra ngoài thông qua miệng và lỗ mũi của nó. Khi gặp phải vật thể, sóng siêu âm liền phản xạ trở lại, tai của dơi nghe được âm thanh phản hồi, nên có thể phán đoán được khoảng cách và kích cỡ to nhỏ của vật thể.
Các nhà khoa học gọi phương thức căn cứ vào âm thanh phản hồi để tìm vật thể là “hồi thanh định vị”. Điều khiến họ kinh ngạc là loài thú nhỏ này trong một giây có thể nhận và phân biệt được 250 cụm âm thanh phản hồi, từ côn trùng, cây cối, mặt đất, chướng ngại vật... Ngoài ra, khả năng chống nhiễu của hệ thống định vị âm thanh phản hồi của nó cũng rất mạnh. Cho dù dơi bị nhiễu nhân tạo, mạnh gấp 100 lần so với sóng siêu âm do con vật phát ra, thì nó vẫn có thể làm việc hiệu quả. Chính nhờ bản lĩnh độc đáo này mà khi bắt côn trùng trong đêm tối, dơi có thể nhanh nhẹn và đạt độ chính xác đáng kinh ngạc như vậy. Loài dơi còn được mệnh danh là radar sống.bởi Trịnh Quỳnh 16/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản