OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch

1.Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch

2.Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch

3.Ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào 1 lọ đầy nước đầu chúc xuống dưới

4.So sánh hệ hô hấp tuần hoàn bài tiết của thằn lằn đối và ếch

5.Trình bày đời sống và sinh sản của chim bồ câu

6.Đặc điểm cấu tạo ngoài thích nhi với đời sống bay của chim

7.Trình bày đặc điểm của bộ Dơi bộ Móng Guốc bộ Linh Trưởng

8.Giải thích vai trò của lớp thú? Nêu ví dụ

9.Con thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp vẫn thoát khỏi được nanh vuốt của con vật săn mồi

  bởi Trịnh Lan Trinh 13/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • 1. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch:

    - Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

    + Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

    + Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

    + Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

    - Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

    + Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

    + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

    + Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

    2. Những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện cấu tạo trong của ếch ?

    - Bộ xương khung nâng đỡ cơ thể và là nơi bám của cơ giúp cho sự di chuyển của ếch, trong đó phát triển nhất là cơ đùi và cơ bắp chân giúp ếch nhảy và bơi.
    - Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.
    - Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi.

    3. Ếch có chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước đầu chúc xuống nước ?

    * Ếch không chết ngạt vì dưới da có hệ thống mao mạch dày đặc làm nhiệm vụ trao đổi khí.
    * Kết luận về sự hô hấp của ếch:

    - Ếch là động vật lưỡng cư hô hấp bằng cả da và phổi nhưng hô hấp bằng da là chủ yếu.
    - Da ếch phải ẩm mới trao đổi khi được.

    4. So sánh hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, bài tiết của thằn lằn và ếch ?

    * Thằn lằn :

    - Hệ tuần hoàn : Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

    - Hệ hô hấp : Thở bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn.

    - Hệ bài tiết : Thận ( sau ) có khả năng hấp thụ lại nước.

    * Ếch :

    - Hệ tuần hoàn : Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất )

    Hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

    - Hệ hô hấp : Xuất hiện phổi

    Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng

    Da trần ( trơn, ẩm ướt ) có hệ mao mạch máu để trao đổi khí.

    - Hệ bài tiết : Thận giữa

    Chất thải ra ngoài qua lỗ huyệt.

    5. Trình bày đặc điểm đời sống và sinh sản của chim bồ câu ?

    * Đời sống:

    Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi, màu lam, hiện còn sổng và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á và Bắc Phi.
    Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đối; chim bồ câu là động vật hằng nhiệt.

    * Sinh sản:

    Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra làm thành cơ quan giao phôi tạm thời. Trứng được thụ tinh trong. Mỗi lứa đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc. Sau đó chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố, mẹ mớm nuôi bằng sửa diều (tiết từ diều của chim bố, mẹ).

    6. Đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay của chim ?

    - Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

    - Chi trước trở thành cánh: để bay.

    - Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

    - Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

    - Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

    - Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.

    - Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh

    7. Trình bày đặc điểm của bộ dơi, bộ móng guốc, bộ linh trưởng ?

    * Bộ Dơi:

    - Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi.
    - Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể.

    * Bộ Móng guốc:

    Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc. Thú móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.

    * Bộ Linh trưởng:

    Gồm những thú đi bằng hàn chân, thích nghi với đời sống ờ cây, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm. leo trèo : bàn tay. bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại. Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.

    8. Giải thích vai trò của lớp thú ? Nêu ví dụ ?

    9. Con thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp vẫn thoát khỏi được nanh vuốt của con vật săn mồi ?

    Thỏ khi bị rượt đuổi thường chạy theo hình chữ Z làm kẻ thù bị mất đà nên không thể vồ được nó. Lúc này kẻ thù lao lên một hướng khác nên thỏ có thể nhanh chóng lẩn vào bụi rậm.

      bởi Quỳnh Nga 13/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF