OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày cấu tạo trong của cá chép

các bạn giúp mình nhé

1: trình bày cấu tạo trong của cá chép ?

2: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm ?

3: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác ếch đồng?

4: Trình bày đặc điểm chung của ếch đồng?

5: Hãy phân tích đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?

6: a) Thú có đặc điểm chung như thế nào?

b) Nêu ý nghĩa của hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa?

  bởi Thiên Mai 16/10/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (2)

  • Câu 1: Cấu tạo trong của cá chép:

    - Mang: Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang ngắn vào các xương cung mang, có vai trò trao đổi khí.

    - Tim: Nằm phía trước khoang thân, ứng với vây ngực, co bóp để thu và đẩy máu vào động mạch, giúp cho sự tuần hoàn máu.

    - Thực quản, dạ dày, ruột, gan: Phân hóa rõ rệt thành thực quản, dạ dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hóa thức ăn được tốt.

    - Bóng hơi: Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước.

    - Thận: Hai thận giữa màu tím đỏ, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài

    - Tuyến sinh dục, ống sinh dục: Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn dài, ở cá cá là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.

    - Bộ não: Não nằm trong hộp sọ, nối với tủy sống nằm trong các cung đốt sống. Điều khiển, điều hòa hoạt động của cá.
    Câu 2: Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm ?

    Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :

    - Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
    - Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

    Câu 3: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác ếch đồng ?

    Giống nhau
    Hệ tuần hoàn gồm 2 vòng tuần hoàn.
    Khác nhau
    * Ếch : Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
    * Thằn lằn: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất), xuất hiện vách hụt. nên máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.

    Câu 4: Đặc điểm chung của lưỡng cư:

    - Lưỡng cư là động vật có xương sống
    - Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn
    - Da trần, ẩm ướt
    - Hô hấp bằng phổi và da
    - Di chuyển bằng 4 chi
    - Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha
    - Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
    - Là động vật biến nhiệt

    Câu 5: Đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:

    * Cấu tạo ngoài:

    - Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

    - Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

    - Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

    - Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

    - Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

    - Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

    - Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

    * Cấu tạo trong:

    Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, nên sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.

    Câu 6:

    a) Đặc điểm chung của thú:

    - Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
    - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
    - Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.
    - Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
    - Tim 4 ngăn.
    - Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
    - Là động vật hằng nhiệt.

    b) Ý nghĩa của hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ:

    - Sự phát triển phôi ở thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đé trứng.
    - Phôi được phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
    - Con non được nuôi bằng sữa mẹ (bổ, ổn định và chủ động) nên không lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên và khả năng bắt mồi của con non.

      bởi Nguyễn Đức Bách 16/10/2018
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • Trình bày cơ thể hoạt động của cá chép

     

      bởi Quỳnh Trang 21/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF