OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

So sánh trùng roi với thực vật

1. Động vật và thực vật có điểm gì giống và khác nhau?

2. Thế giới động vật đa dạng và phong phú thể hiện ở những điểm nào?

3. Dị dưỡng là gì?

4.Con đường truyền bệnh của trùng sốt rét và kiết lị?

5. Tế bào gai của thủy tức có vai trò gì?

6. Loài giun nào kí sinh ở ruột già của người?

7. Vì sao khi mưa nhiều giun đất thường chui lên mặt đất?

8. Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?

9. Trình bày đặc điểm chung của ruột khoang?

10.Trình bày vòng đời của sán lá gan? Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

11. Kể tên một số giun đốt, nêu vai trò của nghành giun đốt?

12. Nếu các biện pháp phòng chống do giun sán gây nên?

 

  bởi Nguyễn Thủy 08/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • 7. Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí.Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun đất hít thở.Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun đất không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở.Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế đó.

    8.* Giống nhau:
    - Tế bào cấu tạo điều có hạt diệp lục.
    - Có khả năng tự dưỡng.
    - Một số trùng roi có cấu tạo ngoài bằng chất xenlulozơ như thực vật.
    * Khác nhau:
    - Trùng roi xanh
    + Cấu tạo đơn bào
    + Vừa có khả năng sống tự dưỡng vừa có khả năng sống tự dưỡng
    + Có thể tồn tại khi thiếu ánh sáng.
    + Di chuyển được
    + Sống ở nước
    - Thực vật:
    + Đại đa số là đa bào
    + Sống tự dưỡng
    + Chết khi thiếu ánh sáng
    + Không di chuyển được
    + Sống ở cạn là chủ yếu, một số sống ở nước

    9. Đặc điểm chung :

    - Cơ thể đối xứng tỏa tròn
    - Ruột dạng túi
    - Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai
    - Sống dị dưỡng
    - Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.
    10 .
    _ Vòng đời của sán lá gan khá phức tạp. Đầu tiên ấu trùng trứng sán lá gan được thải ra ngoài theo đường phân trâu, bò... Khi gặp môi trường nước ấu trùng sẽ nở ra, xâm nhập vào vật chủ trung gian là ốc nước ngọt có tên khoa học là Limnea Truneatula. Sau đó ấu trùng này thoát ra ngoài chuyển thành trạng thái ấu trùng có tên khoa học là Fasciola gigantica. Chúng sẽ bám vào các cây rau (ví dụ rau ngổ, rau cải xoong, rau muống, rau cần,...) Những loại rau này nếu người ăn không rửa sạch, nấu chín thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.
    _ Trâu, bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
    - Trong nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
    - Trâu bò thường uống nước có nhiều kén sán lá gan.
    - Trâu bò gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên có nhiều ấu trùng sán lá gan.
    - Trong cây cỏ thuỷ sinh có nhiều kén sán.
    -Nước ta mưa nhiều tạo điều kiện cho trứng sán nở thành ấu trụng
    -Đồng ruộng nước ta có nhiều loài ốc là vật chủ trung gian thích ứng cho sự phát triển của ấu trùng
    -Trâu bò phần lớn ăn cây cỏ mọc hoang, uống nước ao ruộng chứa rất nhiều sán lá gan
    11 .
    Giun đốt : đỉa , rươi , giun đất , giun đỏ
    Vai trò : làm thức ăn cho ng và động vật . làm cho đất tươi xốp , thoáng khí , màu mỡ .
    12 .

    - Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

    - Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác. Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

    - Không ăn uống chưa nấu chín, ôi thiu, cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch.

    - Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

    Khoảng 20-50% người Việt có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Với tỷ lệ này, Việt Nam hiện là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở châu Á, theo Tổ chức Y tế thế giới. Ước tính hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun. Tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với kiến thức vệ sinh hạn chế nên người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dễ trở thành đối tượng của các bệnh lý nguy hiểm do nhiễm giun lâu dài.

     
      bởi Huyền Trang 08/11/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF