OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu ý nghĩa kinh tế của thỏ

cách nuôi, điều kiện sống, tập tính, đặc điểm sinh học và ý nghĩa kinh tế của thỏ

  bởi My Le 25/10/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (3)

  • Ý nghĩa kinh tế của thỏ:

    1. Thỏ là một loại gia súc không tranh ăn lương thực với người và gia súc khác, nó có thể tận dụng được các nguồn sản phẩm phụ nông nghiệp, rau, lá, cỏ tự nhiên, sức lao động phụ trong gia đình, đầu tư ít vốn, quay vòng nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta.

    - Chăn nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẳn có, rẻ tiền để làm, chi phí mua con giống ban đầu so với các gia súc khác ít hơn rất nhiều và chỉ phải bỏ ra một lần đầu là có thể duy trì chăn nuôi liên tục. Vòng đời sản xuất của thỏ ngắn ( nuôi 3,0 – 3,5 tháng là giết thịt; 5,5 – 6,0 tháng bắt đầu sinh sản ) nên thu hồi vốn nhanh, phù hợp với khả năng của nhiều gia đình.

    2. Thỏ đẻ khoẻ, phát triển nhanh, sản phẩm thỏ có giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu. Chăn nuôi thỏ có tác dụng cho việc thực hiện mô hình VAC trong kinh tế gia đình. Thỏ đẻ nhanh, một năm trung bình đẻ 6 -7 lứa, mỗi lứa 6 -7 con. Sau 3 tháng nuôi trọng lượng xuất chuồng 2.5 – 3.0 kg, như vậy một thỏ mẹ nặng 4 -5 kg một năm có thể sản xuất ra 90 – 140 kg thịt thỏ, cao hơn nhiều so với các loại gia súc khác.

    - Lông da thỏ sau khi thuộc xong, may thành mũ áo hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị lớn trong tiêu dùng và xuất khẩu. Ở Pháp 1 năm có 100 triệu tấm da thỏ trao đổi, giá trị thu từ lông da thỏ tăng thêm 30 -35%.

    - Thỏ là một gia súc rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh nên nó được dùng nhiều làm động vật thí nghiệm, động vật kiểm nghiệm thuốc, chế vaccin trong y học và thú y.

    - Phân thỏ tốt hơn các loại phân gia súc khác, có thể sử dụng để bón cây, nuôi cá và nuôi trùn, lấy trùn nuôi gà, vịt, ngan, cá, lươn….

    Như vậy việc nuôi thỏ ở gia đình vừa tận dụng được phế phụ phẩm nông nghiệp, tận dụng được sức lao động phụ, vừa đỡ tốn lương thực, lại cho ra một loại sản phẩm đặc biệt ( thịt, lông, da ) có giá trị tiêu dùng, y học, thú y và xuất khẩu. Ngoài ra sản phẩm phụ của nuôi thỏ góp phần tích cực tạo thế cân bằng cho trồng trọt và chăn nuôi theo công thức VAC trong kinh tế gia đình.

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Những tập tính đặc biệt của thỏ: Thỏ sống bình thường thì đào hang làm nơi trú ẩn và sinh sản, và dễ dàng nhận biết mùi da của chính nó, thỏ sống thành bầy và thông thường số cái nhiều hơn đực, thường thì sự rụng trứng của thỏ cái xảy ra trong lúc phối giống, thỏ cái thường dùng các vật liệu kết hợp với lông ở bụng để làm ổ trước khi đẻ, thỏ ăn và uống bất kỳ thời gian nào trong 24 giờ, chúng không ăn thức ăn dơ bẩn đã rơi xuống đất.

     

    2. Sự đáp ứng cơ thể với khí hậu: Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đối với thỏ. Khi nhiệt độ thấp hơn 10 độ C thỏ cuộn mình để giảm diện tích chống lạnh, nhưng khi nhiệt độ từ 25 - 30 độ C thì chúng sẽ nằm dài soài thân ra để thoát nhiệt. Tuyến mồ hôi ở thỏ thường không hoạt động. Tai được xem là bộ phận tán nhiệt và nhịp thở cũng được tăng cường thoát nhiệt khi nhiệt độ môi 0trường nóng. Nếu nhiệt độ môi trường trên 35 độ C thỏ sẽ bị stress do thân nhiệt tăng cao. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp, trời nóng quá thì thỏ thở nhanh. Nếu nhiệt độ trên 45 độ C thì thỏ có thể chết nhanh. Thỏ rất nhạy cảm với độ ẩm thấp (40 - 50%), nhưng ẩm độ quá cao cũng không thích hợp. Ẩm độ không khí từ 70 - 80% là tương đối thích hợp đối với thỏ. Nếu ẩm độ quá cao và kéo dài thì thỏ dễ bị cảm lạnh và viêm mũi. Thỏ rất thích điều kiện thông thoáng, thông gió. Sự lưu chuyển không khí vào khoảng 0.3m/giây là thích hợp nhất, tuy nhiên nếu gió thổi trực tiếp vào cơ thể thỏ thì có thể bị bệnh viêm mũi và cảm lạnh.

     

    3. Thân nhiệt, nhịp tim và nhịp thở: Thân nhiệt thỏ phụ thuộc và tăng theo môi trường không khí từ 38 - 41 độ C, trung bình là 39 độ C. Nhịp tim của thỏ rất nhanh từ 120 - 160 lần/phút. Thỏ bình thường thở nhẹ nhàng. Nếu thỏ lo sợ vì tiếng động, âm thanh lớn hay bị chọc phá hoặc trời nóng bức, chuồng trại chật hẹp không khí ngột ngạt thì các chỉ tiêu sinh lý đều tăng. Do vậy, sự tăng các chỉ tiêu sinh lý là điều cần tránh bằng cách tạo môi trường sống thích hợp cho thỏ như thông thoáng, mát mẻ và yên tĩnh.

      bởi H Yziang 28/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cách nuôi và ý nghĩa kinh tế của thỏ ngắn gọn

      bởi Nguyễn Như Quỳnh 20/04/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF