OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu sự đa dạng sinh học ở đới lạnh, đới nóng và hoang mạc

câu 4 đa dạng sinh học

đa dạng sinh học ở đới lạnh , đới nóng, hoang mạc

giải thích được đa dạng sinh học ở vùng nhiệt đới gió mùa

bảo vệ đa dạng sinh học

đấu tranh sinh học

  bởi Bin Nguyễn 04/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Đa dạng sinh học ở đới lạnh, đới nóng hoang mạc ?

    Giải thích được đa dạng sinh học ở vùng nhiệt đới gió mùa ?

    Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo điều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng của môi trường.

    Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ?

    * Nguyên nhân chủ yếu:

    - Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
    - Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.

    * Biện pháp :

    - Cấm đốt phá rừng bừa bãi và săn bắt động vật quý hiếm.

    - Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

    - Xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên.

    - Gây nuôi các loài động vật quý hiếm.

    - Tuyên truyền cho mọi người về vai trò và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

    Đấu tranh sinh học ?

    * Khái niệm: Là sử dụng các thiên địch ( sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại ), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại.

    * Mục đích: Hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

    * Các biện pháp đấu tranh sinh học:

    - Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại ( mèo - chuột, vịt - ốc, rắn - chuột, ... )

    - Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hoặc hay trứng của sâu hại ( ong mắt đỏ đẻ trứng kí sinh lên trứng sâu xám, bướm đêm đẻ trứng lên xương rồng, ... )

    - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại ( vi khuẩn Myoma và Calixi gây bệnh cho thỏ , ... )

    - Gây vô sinh diệt động vật gây hại ( tuyệt sản ruồi đực, ... )

    * Ưu điểm :

    - Tiêu diệt các sinh vật gây hại. Tránh ô nhiễm môi trường.
    - Giảm chi phí sản xuất.

    * Hạn chế :

    - Chỉ có hiệu quả ở nơi khí hậu ổn định
    - Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại
    - Khi sinh vật này bị tiêu diệt thì lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển
    - Có loài vừa là thiên địch lại vừa gây hại: chim sẻ

      bởi Biết Tuốt 04/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF