OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu đặc điểm cấu tạo trong của thỏ

Câu 1: Ếch có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống vừa ở cạn, vừa ở nước nư thế nào?

Câu 2: Đặc điểm cấu tạo trong của thỏ hoàn thiện hơn so với các động vật có xương sống đã học ở điểm nào? Nêu tác dụng của các cơ hoành?

Câu 3: Nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc? Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ?

Câu 4: Nêu các hình thức sinh sản ở động vật.

Câu 5: Nêu vai trò của lớp thú? Nêu các biện pháp bảo vệ thú?

Câu 6: Vì sao nói thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất?

Câu 7: Nhau thai có vai trò gì?

  bởi Tay Thu 08/11/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Câu 1:

    - Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

    + Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

    + Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

    + Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

    - Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

    + Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

    + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

    + Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

    Câu 2:

    - Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
    - Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
    - Tim 4 ngân, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
    - Thân sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

    Câu 3:

    - Thú Móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.

    - Thú Móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).

    Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ:

    Câu 4:

    Có hai hình thức sinh sản ở ĐV, là sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính. Trong đó:
    - Sinh sản hữu tính là sự kết hợp và tham gia giữa đực và cái, giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng), tế bào sinh dục cái (trứng) kết hợp thành, trứng đã thụ tinh phát triển thành phôi. Thừa kế những đặc điểm của cả 2 cá thể bố và mẹ. Đặc điểm của sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.
    - Sinh sản vô tính là không có sự kết hợp và tham gia giữa đực và cái (mà do mọc chồi hoặc phân đôi cơ thể), chỉ có 1 cá thể tham gia.

    Câu 5:

    _ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
    + Bảo vệ các động vật hoang dã
    + Xây dựng khu bảo tồn động vật
    + Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế.

      bởi M Thanh Tâm 08/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF