Nêu đặc điểm cấu tạo giúp chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
Cau tao trong va ngoai cua chim bo cau thich nghi voi doi song bay luon nhu the nao ???
Câu trả lời (4)
-
- Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
-Chi trước biến thành cánh : quạt gió , cản không khí khi hạ cánh
-Lông ống coa các sọi lông làm thành phiến mỏng: giúp cho cánh chim giang ra tạo diện tích rộng
-Mỏ sừng : làm cho đầu nhẹ
bởi HoàngVũ Quốc Tuấn 16/02/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.bởi Vũ Minh Khang 15/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
- Đặc điểm về đời sống của chim bồ câu là:
+ Sống trên cây và bay giỏ.
+ Ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi.
- Chúng có tập tính là:
+ Làm tổ, ấp trứng, chăm sóc và bảo vệ con.
- Chúng sinh sản là:
+ Thụ tinh trong.
+ Mỗi lứa đẻ chỉ gồm 2 trứng.
+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi bao bọc.
- Các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống của chúng là:
+ Thân: Hình thoi giúp làm giảm sức cản không khí khi bay.
+ Chi trước: Cánh chim giúp cho việc bay trên không.
+ Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi hạ cánh.
+ Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng giúp tạo thành cánh, đuôi chim làm vai trò bánh lái.
+ Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp tạo thành một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
+ Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng làm cho đầu chim nhẹ.
+ Cổ: Dài, đầu khớp với thân giúp phát huy được tác dụng của giác quan( mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.
* Kiểu bay vỗ cánh và bay lượn của chim bồ câu là:
- Giống: Đều bay trên không.
- Khác:
+ Bay vỗ cánh:
. Cánh đập liên tục
. Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh
+ Bay lượn:
. Cánh đập chậm rãi và không liên tục
. Cánh dang rộng và không đập
. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió
bởi Vũ Minh Khang 15/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
- Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước trở thành cánh: để bay.
- Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.
- Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.
- Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.
- Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.
- Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánhbởi Hữu Long Vũ Dương 03/04/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản