OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu biện pháp phòng tránh lây nhiễm sán lá gan ở người

Nêu biện pháp phòng tránh lây nhiễm sán lá gan ở người

Help me! Mai mik nạp rồi mn giúp với!!!!!!!!!!khocroikhocroikhocroi

  bởi trang lan 08/11/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • 1/ Giữ vệ sinh sạch sẽ ngừa giun sán

    Rửa tay sạch: Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện, rửa ***** cho trẻ, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng, đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy. Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch sẽ để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn. Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun sán.

    2/ Ăn uống đúng cách và hợp vệ sinh

    • – Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm: Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, rửa ráy chân tay. Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy, vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước. Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.
    • – Đi vệ sinh an toàn: Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan nguồn bệnh vào môi trường. Không chỉ trẻ em, mà cả nguồn lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình… Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần thủng ***** để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc…

    Khi nào cho trẻ uống thuốc tẩy giun?

    Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp. Sau đây là một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ:

    • Albendazol: ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lưỡng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi dùng 400mg.( 1V) Còn với giun móc thì uống albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên và uống trong 3 ngày liên tiếp
    • Mebendazol: cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg.
    • Pyratel: Có biệt dược là hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg: tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụnng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều 10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên

    Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé uống nhắc lại sau 6 tháng.

    Tác hại khi bị nhiễm giun sán

    Nhiễm giun sán không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể là:

    • Chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ
    • Các loại giun như giun móc, giun tóc… có khả năng hút máu cơ thể người gây nên tình trạng thiếu máu nhược sắc, mệt mỏi, hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, thiếu máu kéo dài có thể đưa đến suy tim. Lượng máu bị hút mỗi ngày khoảng 0,2ml/con (giun móc) và 0,005ml/con (giun tóc).
    • Ngoài ra chúng còn hấp thụ một phần thức ăn của cơ thể vật chủ và chiếm đoạt chất protein, huyết thanh, acid folic, vitamin B12 rất cần thiết cho cơ thể.
    • Gây dị ứng cho vật chủ
    • Nhiễm giun sán thường gây ra các triệu chứng nguy hiểm như dị ứng da (nổi mề đay, phát ban), dị ứng thức ăn, đặc biệt loại ấu trùng giun xoắn gây dị ứng nặng, sốt cao, phù nề, bạch cầu ái toan tăng cao.
    • Gây tác hại cơ học
    • Loại giun móc, giun tóc thường bám vào niêm mạc ruột để hút máu gây viêm loét ruột. Loại giun đũa gây viêm tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy. Sán lá gan có thể gây tắc ống mật, sán lá phổi làm vỡ thành mạch máu ở phổi gây ho ra máu.
    • Gây độc cho cơ thể
    • Giun sán tiết ra các loại chất độc hoặc thải ra những sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể vật chủ với các biểu hiện bệnh lý như buồn nôn, ăn mất ngon, đau bụng, đi ngoài phân lỏng… làm cơ thể xanh xao, gầy còm, bụng chướng.
    • Mở đường cho vi khuẩn xâm nhập
    • Ấu trùng giun đũa, giun tóc chu du trong cơ thể mang theo vi khuẩn, virus từ ruột đến các cơ quan khác gây viêm nhiễm. Ngoài ra, giun móc, giun mỏ khi chui qua da gây nên viêm da, sán dây làm cho độ toan của dịch vị dạ dày giảm, vi khuẩn dễ có điều kiện phát triển khi xâm nhập qua đường tiêu hóa.
      bởi lê hoàng yến 08/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF