OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Kể tên và nêu đặc điểm nổi bật nhất của bộ thú

nêu đặc điểm nổi bật nhất của bộ thú kể tên đại diện

  bởi minh dương 22/10/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • 1. Bộ thú huyệt

    - Đại diện: thú mỏ vịt sống ở Châu Đại Dương

    - Đặc điểm: Vừa sống ở nước ngọt, vừa ở cạn

    - Cấu tạo

    + Mỏ giống mỏ vịt, dẹp.

    + Mắt nhỏ

    + Bộ lông rậm mịn, mềm bao phủ cơ thể, không thấm nước, chân có màng bơi: thích nghi với đời sống bơi lội.

    + Đuôi rộng, dẹp để dự trữ mỡ.

    2. Bộ thú túi

    - Đại diện: Kanguru sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương.

    - Đặc điểm:

    + Cao tới 2m. + Mặt dài, răng dẹt và rộng để nhai cỏ

    + Tay ngắn + Túi được bọc lông: nơi ở của kanguru con

    + Có chi sau khỏe: để nhảy nhanh. Nó có thể nhảy với vận tốc 40 – 50km/h

    + Đuôi dài lông dày để giữ thăng bằng

    3. Bộ dơi

    - Nơi sống: trong hang động, kẽ đá, trên cây …

    - Đời sống: bay lượn

    - Đặc điểm

    + Cơ thể thon nhọn: giảm bớt trọng lượng khi bay

    + Chi trước biến đổi thành cánh da.

    + Cánh da là 1 màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, xương bàn và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi.

    + Cánh bay của dơi: có màng cánh rộng, thân ngắn: có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều 1 cách linh hoạt

    + Đuôi ngắn

    + Chân yếu bám chặt vào cành cây. Khi bay chỉ cần rời vật bám, buông mình từ trên cây

    + Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ

    . Bộ cá voi

    - Môi trường sống: sống ở biển

    - Đặc điểm cấu tạo:

    + Thân hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn.

    + Có lớp mỡ dưới da rất dày

    + Cổ không phân biệt với thân.

    + Vây đuôi nằm ngang

    + Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc

    4. Bộ ăn sâu bọ

    - Đặc điểm:

    + Thú nhỏ, có mõm kéo dài thành vòi ngắn

    . + Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm: những răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn.

    + Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

    5. Bộ gặm nhấm

    - Đặc điểm:

    + Bộ thú có số lượng loài lớn nhất.

    + Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất sắc và cách răng hàm 1 khoảng trống gọi là khoảng trống hàm

    - Đại diện + Chuột đồng:

    6. Bộ ăn thịt

    - Đặc điểm: bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:

    + Răng cửa ngắn, sắc để róc xương

    + Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi

    + Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để nghiền mồi

    + Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày bước đi rất êm. + Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất con mồi chạy rất nhanh + Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi. 7. Các bộ móng guốc - Đặc điểm + Có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bao bọc, được gọi là guốc. + Chân thú thuộc bộ móng guốc có đặc điểm thích nghi với lối di chuyển nhanh: .) Thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng. .) Chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp. + Sống ở cạn * Bộ guốc chẵn - Đặc điểm: có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn hoặc thiếu ngón, ngón số 1 bao giờ cũng thiếu. + Móng ở lợn có 2 ngón giữa bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn, không có ngón số 1. + Móng ở bò có 2 ngón giữa bằng nhau, ngón số 2 và 5 thiếu, không có ngón số 1. - Đa số sống đàn. - Có loài ăn tạp (lợn), có lòa ăn thực vật (dê), nhiều loài nhai lại (trâu, bò). - Đại diện: lợn, bò, trâu, hươu, nai … * Bộ guốc lẻ - Đặc điểm: thú có 1 móng chân giữa phát triển hơn cả. + Chân ngựa có 1 ngón + Chân tê giác có 3 ngón - Có những thú ăn thực vật, không nhai lại, không có sừng, sống thành bầy đàn như: ngựa - Có những thú có sừng, sống đơn độc như: tê giác - Đại diện: ngựa, ngựa vằn, tê giác, lừa … * Bộ voi - Đặc điểm: + Có đủ 5 ngón, guốc nhỏ. + Có vòi, sống theo đàn. + Ăn thực vật và không nhai lại. - Đại diện: voi 8 Bộ Linh trưởng - Gồm những thú đi bằng 2 chân, thích nghi với lối sống ở cây. Tứ chi phát triển thích nghi với việc cầm nắm, leo trèo. - Bàn tay, bàn chân 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại.
      bởi Nguyễn Thu Thương 22/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF