OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lập dàn ý 2 khổ cuối bài Viếng lăng Bác

Click để xem full hình

  bởi Khánh Huyền 06/03/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Viếng lăng bác 3, 4

    Bằng những ngôn từ ẩn dụ đặc sắc, từ ngữ bình dị mà giàu sức gợi, khổ thơ này đã khơi gợi trong lòng người đọc những rung động sâu sắc và đáng quý. Và rồi giây phút mà Viễn Phương mong chờ nhất cũng đẫ đến.  Hòa chung vào dòng ngừoi, nhà thơ bước vào lăng để được gặp Ngừoi. Khi bước vào bên trong lăng, khung cảnh và không khí thành kính, thiêng liêng như ngưng kết cả thời gian, không gian, đưa tác giả trở về hoài niệm xa xăm. Đứng trước linh cửu thiêng liêng của Người, nhà thơ cảm thấy không khỏi ngậm ngùi:

    “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

    Khổ thơ đã diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm của khung cảnh trong lăng. Với sự liên tưởng phong phú, dứoi ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo dịu nhẹ, tác giả đã tưởng tượng đó là ánh sáng của vầng trăng trong trẻo. Ẩn dụ “vầng trăng” làm cho ngừoi đọc nghĩ đến một tâm hồn cao đẹp, nhân cách thanh cao và những vầng thơ tràn ngập ánh trăng của Bác. Xưa tự thuở nào, Bác và trăng luôn là người bạn, người tri kỉ của nhau trong những đêm Bác không ngủ hay những đêm cô đơn lặng lẽ trong ngục tù. “Vầng trăng sáng dịu hiền” là hình ảnh đặc sắc, mang trong mình hàm ý tôn vinh, ca ngợi sự vĩ đại mà bình dị, gần gũi của vị lãnh tụ kính yêu. Đặc biệt, với Viễn Phương, Bác chỉ “ngủ yên” , một giấc ngủ vĩnh hằng, giấc ngủ mà suốt 79 xuân qua Bác chưa hề trọn giấc. Thêm vào đó, hai chữ “bình yên” tạo sự nhẹ nhõm, thanh thản của Ngừoi sau khi đã cống hiến trọn đời cho dân tộc. Giữa Bác và nhà thơ dường như chẳng có sự cách biệt âm dương nào. Giọng thơ trầm lắng, tha thiết cùng với cách nói giảm nói tránh giúp ta cảm nhận được tác giả như đang cố kìm nén sự xúc động của mình.

    Đặc biệt, cụm từ “vẫn biết-mà sao” được dùng như một sự đối lặp. Đó là sự mâu thuẫn của lý trí (qua hai từ “trời xanh”, tác giả muốn nói hình ảnh Bác vẫn còn sống mãi, cũng như lí tưởng cao quý của Người) và tình cảm (đau đớn, xót xa khi nhận thức được thực tại). Dẫu lí trí có mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể át được nỗi đau của con tim, của cảm xúc “nghe nhói” trước sự thật Bác đã đi xa. Có lẽ vì nỗi đau quá lớn ấy khiến nhà thơ không thể dùng hình ảnh ẩn dụ nào để miêu tả mà lại phải diễn tả trực tiếp tậm trạng mới có thể giúp nhà thơ giải bày tình cảm của mình. Từ “nhói” thật sự đã được VP sử dụng rất đắt. Nó vang lên như ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức không thành lời, diễn tả cảm xúc xót xa, tiếc thương vô hạn của nhà thơ và cả dân tộc VN khi nghĩ đến sự thật là Người ko còn nữa. Giọng thơ đến đây cũng lắng đọng trong nỗi niềm đau xót tột cùng. Bác đi xa là một nỗi mất mát lớn mà chẳng gì có thể bù đắp được. Dẫu vậy, Bác sẽ luôn bất tử trong lòng mỗi ngừoi con Việt Nam.

    Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động. Nếu như ở những khổ đầu, tình cảm nhà thơ như dồn nén trong nỗi đau âm thằm lặng lẽ, thì đến đây, tình cảm ấy đã òa vỡ:

    “Mai về miền Nam thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

    Từ ngữ gợi cảm “thương trào nước mắt” nghe sao quá xót xa, gợi lên tâm trạng lưu luyến, vấn vương, bộc lộ cảm xúc vỡ òa, tình cảm đậm sâu tha thiết của nhà thơ khi phải rời xa lăng Bác. Theo đó, điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “con chim … đóa hoa … cây tre”, nhịp thơ nhanh, dồn dập nhấn mạnh khao khát chân thành, ước muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật thiên nhiên quanh lăng để được ở cạnh Ngừoi của tác giả. Viễn Phương muốn làm con chim để dâng tiếng hót hay nhất của mình nơi lăng Bác, muốn làm bông hoa vươn mình dứoi ánh nắng để khoe hương sắc làm đẹp nơi Bác yên nghỉ, muốn làm cây tre để canh cho giấc ngủ bình yên của Ngừoi. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam tiếp tục xây dựng Tổ quốc từ nền móng Bác đã tạo ra đây! Đặc biệt, hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” như để bổ sung trọn vẹn ý nghĩa cho bài thơ, gợi lên phẩm chất của con ngừoi Việt Nam: trung với nước, hiếu với dân, ý chí quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Bác, tiếp nối lí tưởng của Người. cách lặp lại như vậy tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, nhằm tô đậm thêm hình ảnh gây ấn tượng và mạch cảm xúc cũng được trọn vẹn. Đây cũng chính là nét đặc sắc của bài thơ.

     

     

     

      bởi Lê Thái Uyên 12/04/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF