OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hãy phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác

phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật khổ thơ cuối bài thơ viếng lăng bác

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đay 

Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này

giúp mik đi mừ mn mai mik thi òi~~~

  bởi NM Tuấn 25/03/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động. Nếu như ở những khổ đầu, tình cảm nhà thơ như dồn nén trong nỗi đau âm thằm lặng lẽ, thì đến đây, tình cảm ấy đã òa vỡ:

    “Mai về miền Nam thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

    Từ ngữ gợi cảm “thương trào nước mắt” nghe sao quá xót xa, gợi lên tâm trạng lưu luyến, vấn vương, bộc lộ cảm xúc vỡ òa, tình cảm đậm sâu tha thiết của nhà thơ khi phải rời xa lăng Bác. Theo đó, điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “con chim … đóa hoa … cây tre”, nhịp thơ nhanh, dồn dập nhấn mạnh khao khát chân thành, ước muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật thiên nhiên quanh lăng để được ở cạnh Ngừoi của tác giả. Viễn Phương muốn làm con chim để dâng tiếng hót hay nhất của mình nơi lăng Bác, muốn làm bông hoa vươn mình dứoi ánh nắng để khoe hương sắc làm đẹp nơi Bác yên nghỉ, muốn làm cây tre để canh cho giấc ngủ bình yên của Ngừoi. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam tiếp tục xây dựng Tổ quốc từ nền móng Bác đã tạo ra đây! Đặc biệt, hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” như để bổ sung trọn vẹn ý nghĩa cho bài thơ, gợi lên phẩm chất của con ngừoi Việt Nam: trung với nước, hiếu với dân, ý chí quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Bác, tiếp nối lí tưởng của Người. cách lặp lại như vậy tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, nhằm tô đậm thêm hình ảnh gây ấn tượng và mạch cảm xúc cũng được trọn vẹn. Đây cũng chính là nét đặc sắc của bài thơ.

     

      bởi Lê Thái Uyên 12/04/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF